Hồng Chương
Thành viên nổi tiếng
Liên quan một dự án ở Quảng Ninh, bị cáo Lê Thanh Vân bị cáo buộc đã nhận tiền của doanh nghiệp. Khai trước toà, ông Vân nói ông nghĩ đó là "cảm ơn".
Chiều 7/1, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân tỉnh Thái Bình đã tiến hành xét hỏi các bị cáo liên quan đến dự án thăm dò khoáng sản đất đá làm vật liệu san lấp mặt bằng tại đồi Bắc Sơn, thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (nay là TP.Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
Ở dự án này, 2 ông Lưu Bình Nhưỡng (cựu Phó Trưởng ban Dân nguyện, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội), Lê Thanh Vân (cựu Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, cựu Đại biểu Quốc hội) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp dự án để hưởng lợi.
Cơ quan truy tố cáo buộc, năm 2020, UBND tỉnh Quảng Ninh có dự án cho phép doanh nghiệp thăm dò khoáng sản đất, đá làm vật liệu san lấp mặt bằng tại đồi Bắc Sơn. Khi biết thông tin trên, anh Nguyễn Đức Sinh (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Trường Sinh, trụ sở tại quận Kiến An, TP.Hải Phòng) cùng một số người làm thủ tục xin cấp phép thực hiện dự án.
Để thuận lợi xin cấp phép, anh Sinh đã góp vốn chung với anh Trần Sỹ Thanh (SN 1967, Cầu Giấy, TP.Hà Nội) và một vài người khác mở chi nhánh của công ty tại tỉnh Quảng Ninh. Chi nhánh cho anh Trần Sỹ Thanh làm Giám đốc.
Tháng 7/2020, Công ty cổ phần Trường Sinh gửi tờ trình đến UBND thị xã Đông Triều xin cấp phép thăm dò, khai thác dự án đồi Bắc Sơn. Quá trình xin cấp phép, công ty đã 3 lần gửi văn bản đề nghị đến UBND tỉnh Quảng Ninh nhưng đến tháng 7/2023 vẫn chưa có kết quả.
Do muốn có được giấy phép đầu tư nên anh Sinh, anh Thanh đã đến gặp ông Nhưỡng nhờ can thiệp, tác động đến lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để được sớm cấp phép.
Ông Nhưỡng thời điểm này là Phó trưởng Ban Dân nguyện, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ông Nhưỡng đồng ý, "giới thiệu anh Thanh, anh Sinh đến gặp, nhờ ông Lê Thanh Vân (thời điểm đó là Đại biểu Quốc hội khoá XV) để cùng can thiệp, gây áp lực".
"Bị can Vân đồng ý, đã gọi điện cho ông Nguyễn Xuân Ký (Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh tại thời điểm đó), bị can Nhưỡng gọi điện cho ông Vũ Văn Diện (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tại thời điểm đó) can thiệp để Công ty cổ phần Trường Sinh được sớm cấp phép khai thác mỏ đất. Để mọi người biết việc đã can thiệp, khi gọi điện thoại cho ông Ký can thiệp, bị can Vân đã bật loa ngoài để bị can Nhưỡng, anh Thanh và anh Sinh cùng nghe" – cơ quan truy tố nêu rõ.
Công ty Trường Sinh sau đó được phê duyệt, cấp phép thăm dò, khai thác mỏ đất. Quá trình thực hiện việc can thiệp này, các bị cáo Nhưỡng, Vân bị cáo buộc trong thời gian từ tháng 7/2023 đến tháng 11/2023 đã nhiều lần nhận tiền của anh Thanh và anh Sinh (ông Nhưỡng nhận 6 lần, với tổng số tiền 210 triệu đồng; ông Vân nhận 2 lần với tổng số 60 triệu đồng).
Tại phiên toà, trả lời thẩm vấn của Hội đồng xét xử, anh Sinh cho biết, khi liên hệ với ông Nhưỡng để trình bày khó khăn thì được hướng dẫn làm đơn. Khi gặp bị cáo Nhưỡng, đơn vị có gửi quà, tổng 6 lần với số tiền 210 triệu đồng.
Anh Sinh thừa nhận 2 lần đưa tiền cho bị cáo Lê Thanh Vân, tổng 60 triệu đồng (lần 1 là 10 triệu đồng để chào hỏi và lần 2 là 50 triệu đồng để cảm ơn sau khi dự án được duyệt).
Với bị cáo Lê Thanh Vân, khai trước toà, bị cáo Vân nói không mâu thuẫn, có mối quan hệ đồng môn và qua công tác với ông Lưu Bình Nhưỡng. Ông Vân 2 lần gặp Sinh và Thanh, nhưng hiện không nhớ mặt hai người này.
Lần đầu gặp mặt 2 anh Sinh, anh Thanh khi ông Vân tình cờ sang phòng làm việc của ông Nhưỡng. Tại lần gặp này, bị cáo Vân được một trong hai người giới thiệu là anh em với một lãnh đạo tại Hà Nội.
Theo bị cáo Vân, ông và vị lãnh đạo được giới thiệu kia có tình cảm cá nhân và thấy doanh nghiệp khó khăn nên gọi điện cho ông Nguyễn Xuân Ký (thời điểm đó là Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh).
Cuộc gọi được ông Vân có bật loa ngoài như cơ quan truy tố nêu, tuy nhiên bị cáo nói không để ý ông Nhưỡng ghi âm cuộc gọi.
Lần gặp thứ 2, đó là khi ông Vân sang phòng làm việc của ông Nhưỡng thì thấy anh Sinh và anh Thanh cũng ở đó. Biết dự án đã được phê duyệt, ông Vân đi về thì 1 người chạy theo dúi phong bì và nghĩ "đó là cảm ơn".
Với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, liên quan số tiền 210 triệu đồng doanh nghiệp đưa cho ông Nhưỡng liên quan dự án này, luật sư đề nghị anh Thanh cung cấp những lần cụ thể đưa tiền cho ông Nhưỡng, bởi trong 6 lần, bị cáo Nhưỡng chỉ nhớ 180 triệu đồng (cáo trạng nêu nhiều hơn 30 triệu đồng).
Anh Thanh đã cung cấp tài liệu ghi cụ thể 6 lần đưa tiền cho ông Nhưỡng diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11/2023. Trả lời về thông tin này, ông Nhưỡng khẳng định "30 triệu đồng không biết ở đâu".
Chiều 7/1, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân tỉnh Thái Bình đã tiến hành xét hỏi các bị cáo liên quan đến dự án thăm dò khoáng sản đất đá làm vật liệu san lấp mặt bằng tại đồi Bắc Sơn, thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (nay là TP.Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
Ở dự án này, 2 ông Lưu Bình Nhưỡng (cựu Phó Trưởng ban Dân nguyện, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội), Lê Thanh Vân (cựu Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, cựu Đại biểu Quốc hội) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp dự án để hưởng lợi.
Cơ quan truy tố cáo buộc, năm 2020, UBND tỉnh Quảng Ninh có dự án cho phép doanh nghiệp thăm dò khoáng sản đất, đá làm vật liệu san lấp mặt bằng tại đồi Bắc Sơn. Khi biết thông tin trên, anh Nguyễn Đức Sinh (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Trường Sinh, trụ sở tại quận Kiến An, TP.Hải Phòng) cùng một số người làm thủ tục xin cấp phép thực hiện dự án.
Bị cáo Lê Thanh Vân nghĩ là "cảm ơn" khi doanh nghiệp chạy theo dúi phong bì cho mình. Ảnh: Truyền hình Thái Bình
Để thuận lợi xin cấp phép, anh Sinh đã góp vốn chung với anh Trần Sỹ Thanh (SN 1967, Cầu Giấy, TP.Hà Nội) và một vài người khác mở chi nhánh của công ty tại tỉnh Quảng Ninh. Chi nhánh cho anh Trần Sỹ Thanh làm Giám đốc.
Tháng 7/2020, Công ty cổ phần Trường Sinh gửi tờ trình đến UBND thị xã Đông Triều xin cấp phép thăm dò, khai thác dự án đồi Bắc Sơn. Quá trình xin cấp phép, công ty đã 3 lần gửi văn bản đề nghị đến UBND tỉnh Quảng Ninh nhưng đến tháng 7/2023 vẫn chưa có kết quả.
Do muốn có được giấy phép đầu tư nên anh Sinh, anh Thanh đã đến gặp ông Nhưỡng nhờ can thiệp, tác động đến lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để được sớm cấp phép.
Ông Nhưỡng thời điểm này là Phó trưởng Ban Dân nguyện, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ông Nhưỡng đồng ý, "giới thiệu anh Thanh, anh Sinh đến gặp, nhờ ông Lê Thanh Vân (thời điểm đó là Đại biểu Quốc hội khoá XV) để cùng can thiệp, gây áp lực".
"Bị can Vân đồng ý, đã gọi điện cho ông Nguyễn Xuân Ký (Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh tại thời điểm đó), bị can Nhưỡng gọi điện cho ông Vũ Văn Diện (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tại thời điểm đó) can thiệp để Công ty cổ phần Trường Sinh được sớm cấp phép khai thác mỏ đất. Để mọi người biết việc đã can thiệp, khi gọi điện thoại cho ông Ký can thiệp, bị can Vân đã bật loa ngoài để bị can Nhưỡng, anh Thanh và anh Sinh cùng nghe" – cơ quan truy tố nêu rõ.
Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng cũng bị cáo buộc nhận tiền của doanh nghiệp liên quan dự án này. Ảnh: NH
Công ty Trường Sinh sau đó được phê duyệt, cấp phép thăm dò, khai thác mỏ đất. Quá trình thực hiện việc can thiệp này, các bị cáo Nhưỡng, Vân bị cáo buộc trong thời gian từ tháng 7/2023 đến tháng 11/2023 đã nhiều lần nhận tiền của anh Thanh và anh Sinh (ông Nhưỡng nhận 6 lần, với tổng số tiền 210 triệu đồng; ông Vân nhận 2 lần với tổng số 60 triệu đồng).
Tại phiên toà, trả lời thẩm vấn của Hội đồng xét xử, anh Sinh cho biết, khi liên hệ với ông Nhưỡng để trình bày khó khăn thì được hướng dẫn làm đơn. Khi gặp bị cáo Nhưỡng, đơn vị có gửi quà, tổng 6 lần với số tiền 210 triệu đồng.
Anh Sinh thừa nhận 2 lần đưa tiền cho bị cáo Lê Thanh Vân, tổng 60 triệu đồng (lần 1 là 10 triệu đồng để chào hỏi và lần 2 là 50 triệu đồng để cảm ơn sau khi dự án được duyệt).
Với bị cáo Lê Thanh Vân, khai trước toà, bị cáo Vân nói không mâu thuẫn, có mối quan hệ đồng môn và qua công tác với ông Lưu Bình Nhưỡng. Ông Vân 2 lần gặp Sinh và Thanh, nhưng hiện không nhớ mặt hai người này.
Lần đầu gặp mặt 2 anh Sinh, anh Thanh khi ông Vân tình cờ sang phòng làm việc của ông Nhưỡng. Tại lần gặp này, bị cáo Vân được một trong hai người giới thiệu là anh em với một lãnh đạo tại Hà Nội.
Theo bị cáo Vân, ông và vị lãnh đạo được giới thiệu kia có tình cảm cá nhân và thấy doanh nghiệp khó khăn nên gọi điện cho ông Nguyễn Xuân Ký (thời điểm đó là Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh).
Cuộc gọi được ông Vân có bật loa ngoài như cơ quan truy tố nêu, tuy nhiên bị cáo nói không để ý ông Nhưỡng ghi âm cuộc gọi.
Lần gặp thứ 2, đó là khi ông Vân sang phòng làm việc của ông Nhưỡng thì thấy anh Sinh và anh Thanh cũng ở đó. Biết dự án đã được phê duyệt, ông Vân đi về thì 1 người chạy theo dúi phong bì và nghĩ "đó là cảm ơn".
Với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, liên quan số tiền 210 triệu đồng doanh nghiệp đưa cho ông Nhưỡng liên quan dự án này, luật sư đề nghị anh Thanh cung cấp những lần cụ thể đưa tiền cho ông Nhưỡng, bởi trong 6 lần, bị cáo Nhưỡng chỉ nhớ 180 triệu đồng (cáo trạng nêu nhiều hơn 30 triệu đồng).
Anh Thanh đã cung cấp tài liệu ghi cụ thể 6 lần đưa tiền cho ông Nhưỡng diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11/2023. Trả lời về thông tin này, ông Nhưỡng khẳng định "30 triệu đồng không biết ở đâu".
Nguồn: Dân Việt