Dự án xe đạp 3D SuperStrata của Lê Diệp Kiều Trang, cựu CEO Facebook Việt Nam vướng lùm xùm nợ nần

Cindy Nguyễn
Cindy Nguyễn
Phản hồi: 0

Cindy Nguyễn

Thành viên nổi tiếng
Thành viên BQT
Start-up "Tesla của ngành xe đạp" Arevo vướng vào lùm xùm nợ nần và đối mặt với cáo buộc trốn tránh trách nhiệm
View attachment 8825
Công ty TNHH Arevo Hồ Chí Minh, vốn được kỳ vọng sẽ trở thành "Tesla của ngành xe đạp" tại Việt Nam, hiện đang đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng. Doanh nghiệp này đang bị cáo buộc trốn tránh trách nhiệm khi không chịu thanh toán các khoản nợ lên tới hơn 7,6 tỷ đồng cho đối tác là Công ty cổ phần Kỹ nghệ lạnh Á Châu (Arico).
1735021987258.png

Theo thông tin từ Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM, vụ việc đã được đưa ra xét xử tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và phán quyết đã có hiệu lực. Tuy nhiên, Arevo vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán, buộc Arico phải nhờ đến cơ quan pháp luật để giải quyết.

Được biết, Arevo là một startup sản xuất xe đạp bằng sợi carbon với thương hiệu SuperStrata, từng nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng khởi nghiệp và người tiêu dùng. Công ty này đã huy động được một số tiền vốn đáng kể từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có bà Lê Diệp Kiều Trang, cựu CEO Facebook Việt Nam.
View attachment 8826
Tuy nhiên, sau khi ra mắt sản phẩm, Arevo đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía khách hàng. Cụ thể, nhiều người dùng đã phàn nàn về chất lượng sản phẩm kém, giao hàng chậm trễ, và dịch vụ khách hàng không đáp ứng. Bên cạnh đó, công ty cũng đã quyết định ngừng hoạt động tại Khu công nghệ cao TP.HCM vào năm 2023, càng khiến cho tình hình trở nên khó khăn hơn.

Việc Arevo vướng vào lùm xùm nợ nần và đối mặt với những cáo buộc trên đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của công ty, cũng như làm thất vọng những người đã tin tưởng và ủng hộ dự án này. Sự việc cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng quản lý và vận hành của một startup vốn được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá trong ngành công nghiệp xe đạp.
Ông Huỳnh Khôi Bình, đại diện Công ty cổ phần Kỹ nghệ lạnh Á Châu (Arico), đã lên tiếng tố cáo Công ty TNHH Arevo Hồ Chí Minh về hành vi trốn tránh trách nhiệm. Theo ông Bình, Arico đã tin tưởng và hợp tác với Arevo trong việc gia công các chi tiết cho xe đạp, tuy nhiên sau khi hoàn thành công việc, Arevo đã không chịu thanh toán.

"Dù đã có phán quyết của trọng tài và quyết định thi hành án, Arevo vẫn cố tình chây ỳ, không chịu thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình. Thậm chí, đại diện chủ sở hữu của Arevo còn công khai kêu gọi đầu tư cho các dự án mới trong khi nợ nần của công ty vẫn chưa được giải quyết. Đây là hành vi không thể chấp nhận được và cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh", ông Bình khẳng định.
Công ty TNHH Arevo Hồ Chí Minh là doanh nghiệp do là Lê Diệp Kiều Trang sáng lập và là người đại diện chủ sở hữu. Cụ thể, Công ty TNHH Arevo Hồ Chí Minh là công ty TNHH một thành viên do AREVO INC (pháp nhân tại Hoa Kỳ) làm chủ sở hữu (góp 100% vốn điều lệ). Hiện tại, bà Lê Diệp Kiều Trang vẫn là người đại diện phần vốn góp của AREVO INC tại Công ty TNHH Arevo Hồ Chí Minh. Nguồn: Tuổi trẻ
Năm 2020, cùng chồng là Sonny Vũ, Lê Diệp Kiều Trang khởi nghiệp, lập Công ty Arevo Việt Nam. Start up xe đạp được coi là "Tesla ngành xe đạp" này từng gọi vốn thành công hơn 7 triệu USD từ cộng đồng trên Indiegogo và 25 triệu USD từ các nhà đầu tư dù mới thành lập.

Cuối tháng 1/2021, công ty này nhận giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy in 3D bằng sợi carbon tại khu công nghệ cao TPHCM. Khi đó, tổng vốn đầu tư công bố là 19,5 triệu USD. Vợ chồng Lê Diệp Kiều Trang tham vọng biến đây thành cơ sở sản xuất vật liệu composite sợi carbon lớn nhất thế giới.

Ngoài công ty trên, bà cùng chồng còn có dự án sản xuất xe Scotsman scooter hoàn toàn bằng sợi carbon. Bắt đầu từ khoảng tháng 5/2021, vợ chồng bà bắt đầu chiến dịch gọi vốn cho chiếc scooter chạy điện. Theo kế hoạch dự kiến, scooter được bàn giao đến tay các nhà góp vốn từ tháng 12/2021. Tuy nhiên, đến nay, chưa có nhiều người nhận được sản phẩm.

Trước đó, theo kế hoạch dự kiến trên Indiegogo, những sản phẩm đầu tiên sẽ được giao đến những người góp vốn từ cuối năm 2021. Tuy nhiên, tới nay có rất ít người nhận được sản phẩm.

Hé lộ về nền tảng giúp start up xe đạp của Lê Diệp Kiều Trang gọi vốn - 2

Bình luận trên Indiegogo, nền tảng mà dự án Superstrata của vợ chồng Lê Diệp Kiều Trang đã gọi vốn (Ảnh chụp màn hình).

Dự án Scotsman scooter đã thu hút được tổng số tiền gần 565.000 USD (khoảng 13,4 tỷ đồng) từ hơn 300 người dùng ủng hộ dự án. Còn dự án xe đạp Superstrata đã thu hút 4.530 người ủng hộ với tổng số tiền lên đến gần 7,2 triệu USD (khoảng 171 tỷ đồng).

Hiện tại, Indiegogo - nền tảng giúp vợ chồng Lê Diệp Kiều Trang gọi vốn cho start up của mình - đã tạm đình chỉ việc gọi vốn cho dự án này sau khi có nhiều người để lại bình luận phản ánh về việc không nhận được hàng cũng như bất kỳ sự hỗ trợ nào từ công ty hay ông Sonny Vũ.

Không chỉ vậy, trên nền tảng này cũng xuất hiện nhiều bình luận về vấn đề chất lượng sản phẩm, giao hàng chậm trễ, trong đó có những đơn hàng từ năm 2020.

Hồ sơ nền tảng giúp vợ chồng bà Lê Diệp Kiều Trang gọi vốn
Các dự án trên đều được gọi vốn trên trang Indiegogo thông qua hình thức gọi vốn cộng đồng (Crowd funding). Hình thức huy động vốn này đang khá phổ biến trên thế giới. Các start up, doanh nghiệp nhỏ có thể kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng nhằm mở rộng số lượng nhà đầu tư và giúp họ có thể hiện thực hóa ý tưởng của mình.

Chủ dự án thường tặng cho người ủng hộ những món quà tri ân hoặc ưu đãi khi mua sản phẩm. Phần tiền ủng hộ thực chất có thể xem là tiền đặt mua sản phẩm trước khi chúng được phát hành và những khoản tiền đặt mua này sẽ thường thấp hơn giá thị trường.

Hé lộ về nền tảng giúp start up xe đạp của Lê Diệp Kiều Trang gọi vốn - 3

Bà Lê Diệp Kiều Trang là nhân vật nổi tiếng trong giới khởi nghiệp (Ảnh: NV).

Indiegogo là một trong những nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng dành cho những người khởi nghiệp, sáng tạo. Thành lập năm 2008, nền tảng này hỗ trợ các dự án tiếp cận với các nhà đầu tư kêu gọi vốn thông qua sự giúp đỡ từ những cá nhân, cộng đồng.

Đây cũng là trang gây quỹ cộng đồng lớn nhất do không giới hạn lĩnh vực, cho phép kêu gọi vốn ở mọi dự án, ý tưởng với nhiều mục đích khác nhau.

Nền tảng này đang có lượng người sử dụng "khủng" với hơn 15 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng. Không chỉ vậy, Indiegogo đã giúp kêu gọi tài trợ cho hơn 800.000 ý tưởng trên khắp thế giới với tỷ lệ thành gọi vốn thành công lên đến 47%.

Và để gọi vốn thành công trên những nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng, ý tưởng thường phải mang tính đột phá, khác biệt và có sức hút đối với cộng đồng.

Tại Việt Nam, đa phần các chiến dịch gọi vốn cộng đồng đều liên quan tới công nghệ, các sản phẩm tái chế thân thiện môi trường, hoặc xuất bản sách.

Trên Indiegogo thường có 2 hình thức gọi vốn được áp dụng là linh hoạt và cổ định. Với hình thức linh hoạt, chủ dự án vẫn được đóng góp vốn khi không đạt được con số kỳ vọng ban đầu. Còn với hình thức cố định, chủ dự án chỉ nhận được tiền khi chạm mốc mục tiêu đưa ra.

Những người đứng ra kêu gọi vốn sẽ phải mất một phần chi phí cho nền tảng này, thường là 5% tổng số tiền mà nhận được, chưa kể các phí khác.

Tuy nhiên, lợi thế từ việc gọi vốn cộng đồng là không yêu cầu người sáng lập phải bán lại cổ phần của công ty mà đa phần đều được thực hiện dưới hình thức bán trước sản phẩm. Nguồn: Dân trí
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top