Phuong Chi
Thành viên nổi tiếng
Sau khi sáp nhập với một tỉnh thành khác, vùng đất này có còn giữ nguyên nét cổ kính ấy, hay sẽ khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới?
Nằm ven dòng sông Hồng êm ả, Hưng Yên không có núi non trùng điệp hay biển xanh cát trắng, nhưng vẫn giữ cho mình một sức hút riêng nhờ bề dày văn hóa và những công trình tín ngưỡng lâu đời.
Ẩn trong dòng chảy thời gian đầy biến động, cho đến ngày nay, những di tích ấy vẫn đứng vững, trở thành nhân chứng cho lịch sử và tâm linh của người dân nơi đây. Không ồn ào, không phô trương, vẻ đẹp trầm mặc của những ngôi đền, chùa cổ kính đã thu hút du khách đến chiêm bái, tìm về sự an yên giữa cuộc sống bộn bề.
Trong danh sách dự kiến 52 đơn vị cấp tỉnh thuộc diện phải sắp xếp, một số tỉnh thành thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nhận được sự quan tâm lớn với người dân, trong đó có tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh những vấn đề về địa giới hành chính, đây cũng là cơ hội để nhìn lại những giá trị văn hóa, lịch sử đặc trưng của các địa phương trước khi bước vào giai đoạn chuyển đổi mới.
Nằm bên hồ Bán Nguyệt thơ mộng, đền Mẫu không chỉ là một di tích tâm linh quan trọng mà còn là biểu tượng văn hóa của vùng đất từng được mệnh danh là “tiểu Tràng An”. Đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua khi ghé thăm khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, kiến trúc và tín ngưỡng đặc sắc.
Được xây dựng từ thời vua Trần Nhân Tông năm 1279, Đền Mẫu, còn có tên gọi là Hoa Dương Linh Từ, thờ Dương Quý Phi – một nhân vật có công lớn trong việc bảo vệ đất nước và được nhân dân tôn kính. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngôi đền vẫn giữ nguyên được nét cổ kính, linh thiêng, là điểm tựa tinh thần cho người dân địa phương cũng như du khách thập phương.
Kiến trúc của đền mang đậm dấu ấn thời Nguyễn với những đường nét chạm khắc tinh xảo trên gỗ, từng mái ngói, bức phù điêu đều thể hiện sự khéo léo của các nghệ nhân xưa. Đền cũng lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị như bộ long sàng, long kỷ, cỗ kiệu bát cống, thất cống.
Lễ hội đền Mẫu diễn ra từ ngày 10 tháng 3 âm lịch, ngày 12 là ngày rước Mẫu đi quanh phố. Kiệu Mẫu đi đến đâu thì người dân sẽ lập bàn và dâng hoa quả nghênh đón đến đó. Ngày 13 là ngày giỗ Mẫu, ngày 15 là ngày lễ tạ, rước Mẫu từ kiệu vào hậu cung. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử thành phố Hưng Yên)
Bước chân vào đền, du khách như lạc vào một không gian trầm mặc, nơi khói nhang phảng phất hòa quyện cùng không khí thanh tịnh. Trước sân đền là một hình ảnh đặc biệt khiến ai cũng phải dừng lại chiêm ngưỡng – ba thân cây cổ thụ quấn lấy nhau: cây đa, cây xanh và cây si.
Tán cây xòe rộng, rễ đan vào nhau như một biểu tượng thiêng liêng về sự gắn kết bền chặt, trường tồn qua thời gian. Người dân địa phương tin rằng, sự hòa hợp của ba loài cây này mang lại vượng khí, linh khí cho ngôi đền, là điểm tựa tâm linh cho bao thế hệ.
Chùa Chuông được xây dựng theo phong cách “nội công ngoại quốc”, mang nét đặc trưng của kiến trúc chùa cổ Việt Nam. Các hạng mục chính gồm: Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà Mẫu, nhà Tổ, lầu chuông và hai dãy hành lang. Tất cả đều được bố trí cân xứng trên một trục nối liền từ cổng Tam quan đến nhà Tổ, tạo nên sự hài hòa và vững chãi theo thời gian.
Cổng Tam quan được thiết kế chồng diêm hai tầng tám mái, với các họa tiết rồng đắp nổi uyển chuyển. Những bức phù điêu chạm trổ tinh xảo trên nền gạch cổ mang đến vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc. Tiền đường có quy mô 5 gian 2 chái, xây dựng theo lối con chồng đấu sen, một đặc trưng của kiến trúc chùa Việt. Qua Tiền đường là khoảng sân nhỏ, nơi đặt cây hương đá khắc chữ Hán, ghi lại công đức của những người đã đóng góp trùng tu chùa.
Không chỉ mang giá trị tâm linh, đền Đa Hòa còn là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về chốn thanh tịnh, tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt. (Ảnh: Hải Đăng)
Thượng điện cũng có 5 gian 2 chái, bên trong là không gian thờ cúng trang nghiêm với nhiều pho tượng Phật được chế tác công phu, như: Tam Thế Phật, Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Bồ Tát Phổ Hiền, Ngọc Hoàng…. Hai dãy hành lang chạy song song hai bên, đặt nhiều bức tượng lớn, tôn lên vẻ trang nghiêm và linh thiêng cho ngôi chùa.
Đến chùa Chuông, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những nét kiến trúc độc đáo mà còn có cơ hội hòa mình vào không gian tâm linh tĩnh lặng. Mỗi góc chùa, mỗi pho tượng đều mang dấu ấn của thời gian, kể lại những câu chuyện về một thời kỳ hưng thịnh của Phố Hiến xưa. Nhiều du khách ví von chùa Chuông như một phiên bản thu nhỏ của Kinh thành Huế, bởi nét đẹp uy nghi, tĩnh lặng nhưng vẫn toát lên sự trang trọng, cổ kính.
Theo truyền thuyết, Chử Đồng Tử vốn là chàng trai nghèo khó, hiếu thảo. Một ngày nọ, công chúa Tiên Dung du ngoạn trên sông Hồng, ghé thuyền tắm gội đúng nơi Chử Đồng Tử đang ẩn mình dưới lớp cát ven bãi. Duyên trời se kết, nàng công chúa kiêu sa không màng danh phận đã nên duyên cùng chàng trai nghèo, cùng nhau vượt qua gian khổ, tu luyện đắc đạo và bay về trời.
Nằm ven dòng sông Hồng êm ả, Hưng Yên không có núi non trùng điệp hay biển xanh cát trắng, nhưng vẫn giữ cho mình một sức hút riêng nhờ bề dày văn hóa và những công trình tín ngưỡng lâu đời.
Ẩn trong dòng chảy thời gian đầy biến động, cho đến ngày nay, những di tích ấy vẫn đứng vững, trở thành nhân chứng cho lịch sử và tâm linh của người dân nơi đây. Không ồn ào, không phô trương, vẻ đẹp trầm mặc của những ngôi đền, chùa cổ kính đã thu hút du khách đến chiêm bái, tìm về sự an yên giữa cuộc sống bộn bề.
Trong danh sách dự kiến 52 đơn vị cấp tỉnh thuộc diện phải sắp xếp, một số tỉnh thành thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nhận được sự quan tâm lớn với người dân, trong đó có tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh những vấn đề về địa giới hành chính, đây cũng là cơ hội để nhìn lại những giá trị văn hóa, lịch sử đặc trưng của các địa phương trước khi bước vào giai đoạn chuyển đổi mới.
Dự kiến sáp nhập Hưng Yên: Viên ngọc tâm linh bên hồ Bán Nguyệt
Nằm bên hồ Bán Nguyệt thơ mộng, đền Mẫu không chỉ là một di tích tâm linh quan trọng mà còn là biểu tượng văn hóa của vùng đất từng được mệnh danh là “tiểu Tràng An”. Đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua khi ghé thăm khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, kiến trúc và tín ngưỡng đặc sắc.
Được xây dựng từ thời vua Trần Nhân Tông năm 1279, Đền Mẫu, còn có tên gọi là Hoa Dương Linh Từ, thờ Dương Quý Phi – một nhân vật có công lớn trong việc bảo vệ đất nước và được nhân dân tôn kính. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngôi đền vẫn giữ nguyên được nét cổ kính, linh thiêng, là điểm tựa tinh thần cho người dân địa phương cũng như du khách thập phương.
Kiến trúc của đền mang đậm dấu ấn thời Nguyễn với những đường nét chạm khắc tinh xảo trên gỗ, từng mái ngói, bức phù điêu đều thể hiện sự khéo léo của các nghệ nhân xưa. Đền cũng lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị như bộ long sàng, long kỷ, cỗ kiệu bát cống, thất cống.

Lễ hội đền Mẫu diễn ra từ ngày 10 tháng 3 âm lịch, ngày 12 là ngày rước Mẫu đi quanh phố. Kiệu Mẫu đi đến đâu thì người dân sẽ lập bàn và dâng hoa quả nghênh đón đến đó. Ngày 13 là ngày giỗ Mẫu, ngày 15 là ngày lễ tạ, rước Mẫu từ kiệu vào hậu cung. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử thành phố Hưng Yên)
Bước chân vào đền, du khách như lạc vào một không gian trầm mặc, nơi khói nhang phảng phất hòa quyện cùng không khí thanh tịnh. Trước sân đền là một hình ảnh đặc biệt khiến ai cũng phải dừng lại chiêm ngưỡng – ba thân cây cổ thụ quấn lấy nhau: cây đa, cây xanh và cây si.
Tán cây xòe rộng, rễ đan vào nhau như một biểu tượng thiêng liêng về sự gắn kết bền chặt, trường tồn qua thời gian. Người dân địa phương tin rằng, sự hòa hợp của ba loài cây này mang lại vượng khí, linh khí cho ngôi đền, là điểm tựa tâm linh cho bao thế hệ.
Dự kiến sáp nhập Hưng Yên: Ngôi chùa được mệnh danh “Phố Hiến đệ nhất danh lam”
Thuộc địa phận phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự, được xây dựng từ thế kỷ XV dưới thời Lê. Dù trải qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo thời Hậu Lê (thế kỷ 17).Chùa Chuông được xây dựng theo phong cách “nội công ngoại quốc”, mang nét đặc trưng của kiến trúc chùa cổ Việt Nam. Các hạng mục chính gồm: Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà Mẫu, nhà Tổ, lầu chuông và hai dãy hành lang. Tất cả đều được bố trí cân xứng trên một trục nối liền từ cổng Tam quan đến nhà Tổ, tạo nên sự hài hòa và vững chãi theo thời gian.
Cổng Tam quan được thiết kế chồng diêm hai tầng tám mái, với các họa tiết rồng đắp nổi uyển chuyển. Những bức phù điêu chạm trổ tinh xảo trên nền gạch cổ mang đến vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc. Tiền đường có quy mô 5 gian 2 chái, xây dựng theo lối con chồng đấu sen, một đặc trưng của kiến trúc chùa Việt. Qua Tiền đường là khoảng sân nhỏ, nơi đặt cây hương đá khắc chữ Hán, ghi lại công đức của những người đã đóng góp trùng tu chùa.

Không chỉ mang giá trị tâm linh, đền Đa Hòa còn là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về chốn thanh tịnh, tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt. (Ảnh: Hải Đăng)
Thượng điện cũng có 5 gian 2 chái, bên trong là không gian thờ cúng trang nghiêm với nhiều pho tượng Phật được chế tác công phu, như: Tam Thế Phật, Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Bồ Tát Phổ Hiền, Ngọc Hoàng…. Hai dãy hành lang chạy song song hai bên, đặt nhiều bức tượng lớn, tôn lên vẻ trang nghiêm và linh thiêng cho ngôi chùa.
Đến chùa Chuông, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những nét kiến trúc độc đáo mà còn có cơ hội hòa mình vào không gian tâm linh tĩnh lặng. Mỗi góc chùa, mỗi pho tượng đều mang dấu ấn của thời gian, kể lại những câu chuyện về một thời kỳ hưng thịnh của Phố Hiến xưa. Nhiều du khách ví von chùa Chuông như một phiên bản thu nhỏ của Kinh thành Huế, bởi nét đẹp uy nghi, tĩnh lặng nhưng vẫn toát lên sự trang trọng, cổ kính.
Dự kiến sáp nhập Hưng Yên: Chốn “bồng lai tiên cảnh” giữa bãi bồi sông Hồng
Dọc theo dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, đền Đa Hòa (xã Bình Minh, huyện Khoái Châu) hiện lên như một bức tranh phong thủy hữu tình, nơi lưu giữ thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam – chuyện tình Tiên Dung và Chử Đồng Tử. Không chỉ là điểm hành hương linh thiêng, nơi đây còn là điểm dừng chân lý tưởng để du khách tận hưởng vẻ đẹp thanh bình của làng quê ven sông.Theo truyền thuyết, Chử Đồng Tử vốn là chàng trai nghèo khó, hiếu thảo. Một ngày nọ, công chúa Tiên Dung du ngoạn trên sông Hồng, ghé thuyền tắm gội đúng nơi Chử Đồng Tử đang ẩn mình dưới lớp cát ven bãi. Duyên trời se kết, nàng công chúa kiêu sa không màng danh phận đã nên duyên cùng chàng trai nghèo, cùng nhau vượt qua gian khổ, tu luyện đắc đạo và bay về trời.
Nguồn: Dân Việt