Đường dây buôn bán kem đánh răng, dầu gội, nước xả giả mạo các nhãn hiệu

B
Ánh Bình Minh
Phản hồi: 1

Ánh Bình Minh

Thành viên nổi tiếng
Các đối tượng biết hàng hóa kém chất lượng nhưng vẫn mua để tiêu thụ. Địa bàn tiêu thụ chủ yếu ở các huyện miền núi rẻo cao.

Ngày 27/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (Công an Nghệ An) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng về tội "Buôn bán hàng giả".

Các đối tượng là Phạm Thị Sáng (SN 1962, trú tại quận Gia Lâm, TP Hà Nội), Nguyễn Thị Dung (SN 1977), Phạm Thị Phương (SN 1975), Hoàng Văn Thái (SN 1991), cùng trú tại xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An.

1748357467251.png

Các đối tượng tại cơ quan công an.

Trước đó, lực lượng chức năng phát hiện một số cơ sở kinh doanh trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm về buôn bán hàng giả, hàng nhái. Đường dây này do một số đối tượng ngoại tỉnh cấu kết với đối tượng trên địa bàn Nghệ An tiến hành hoạt động buôn bán hàng giả, thu lợi bất chính.

Lực lượng chức năng kiểm tra xe ô tô tải BKS 37C.441.xx do Nhữ Văn H. (SN 1994, trú tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) điều khiển, phát hiện gần 480.000 sản phẩm các loại không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Trong đó, có hơn 400.000 gói dầu gội đầu nhãn hiệu Clear, Xmen, Dove, Sunsilk, Romano, Pamolive, Rejoice, Head & Shoulders; 6.000 gói nước xả vải nhãn hiệu Comfort; gần 1.300 tuýp kem đánh răng nhãn hiệu Sensodyne, Close up và 63.520 chiếc bút viết các loại có tổng trị giá hơn 523 triệu đồng (so với mặt hàng tương đương).

1748357445533.png

Tang vật vụ án.

H. khai số hàng hóa trên được các đối tượng (Dung, Phương, Thái) thuê vận chuyển từ huyện Gia Lâm, Hà Nội về xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu để tiêu thụ. Quá trình vận chuyển không có thủ tục hồ sơ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn theo quy định.

Tình hình buôn lậu, hàng giả diễn biến rất phức tạp, Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo ‘nóng’

Bộ Y tế đề nghị xử lý ở mức cao nhất hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả về y tế

Khám xét chỗ ở của Dung thu giữ 3.356 gói dầu gội giả mạo nhãn hiệu các loại như Sunsilk, Romano, Clear, Head&Shouders, Dove; khám xét nhà Phạm Thị Phương 300 gói nước xả vải giả mạo nhãn hiệu Comfort.

Qua điều tra xác định, Phạm Thị Sáng là đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây này. Số hàng giả được Sáng mua lại của các đối tượng đầu nậu ở các tỉnh phía Bắc đưa về bán lại kiếm lời. Dung, Phương, Thái thường xuyên đặt mua số hàng hóa như dầu gội, kem đánh răng, nước xả vải giả mạo các nhãn hiệu từ Sáng để về tiêu thụ.

Các đối tượng biết số hàng hóa này là sản phẩm kém chất lượng nhưng vẫn mua để về tiêu thụ. Địa bàn tiêu thụ chủ yếu ở các huyện miền núi rẻo cao.

Nguồn: suckhoedoisong
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

, 28/05/2025

Back
Top