Nguyen Duc Thanh Nguyen
Thành viên nổi tiếng
Một đường dây sản xuất và tiêu thụ sách giáo khoa (SGK) giả với quy mô cực lớn, tinh vi và có tổ chức vừa bị đưa ra ánh sáng khiến nhiều người không khỏi rùng mình. Nhắm đến những đầu sách đang bán chạy, nhóm đối tượng đã in lậu hàng triệu bản SGK rồi đưa lên mạng rao bán và len lỏi vào các nhà sách khắp nơi.
Ngày 24-4, TAND TP Đà Nẵng phải tạm hoãn phiên tòa xét xử vụ án này do nhiều người liên quan vắng mặt. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án hé lộ một hệ thống sản xuất và phân phối SGK giả bài bản, hoạt động như một doanh nghiệp “ngầm” trải dài từ TP.HCM đến Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
"Bắt tay" in lậu: Từ thua lỗ đến phi vụ bạc tỉ
Khởi nguồn từ khó khăn tài chính, Nguyễn Trung Luật – giám đốc Công ty Huy Trường Phát – nhận ra “mỏ vàng” từ thị trường SGK. Nhận thấy các loại SGK của NXB Giáo Dục và NXB Đại Học Sư Phạm TP.HCM đang bán rất chạy, Luật bắt tay với Phạm Ngọc Quang – giám đốc Công ty Quang Thắng, đơn vị có sẵn dây chuyền in offset – để in sách giả.
Không ký kết bất kỳ hợp đồng hợp pháp nào với các nhà xuất bản, Luật và Quang xây dựng một “liên minh in lậu” chuyên nghiệp: từ chế bản, in ấn đến đóng gói và phân phối.
Dây chuyền hoàn chỉnh như một nhà máy
Luật đầu tư máy móc, thuê xưởng, tuyển nhân công thời vụ, thậm chí mua cả xe nâng để phục vụ việc sản xuất. Mỗi khi cần in đầu sách nào, Luật thông báo số lượng, cung cấp giấy và giao toàn bộ quy trình in ấn cho Quang – người điều hành hai xưởng in với sự hỗ trợ của các đối tượng Phan Xuân Năng, Trần Huy Cường...
Cường chịu trách nhiệm quét file, tạo bản kẽm; Năng vận hành xưởng in; sau đó sách được đưa về xưởng của Luật để cắt xén, dán tem giả và hoàn thiện như thật.
Tem giả được đặt mua từ nguồn không rõ lai lịch, nhưng tinh vi đến mức khó phân biệt với thật bằng mắt thường.
Mạng lưới tiêu thụ: Bán sỉ, bán lẻ, rao cả trên mạng
Khoảng giữa năm 2022, Luật liên hệ Phạm Thạch Kim Điền – người đóng vai trò đầu mối tiêu thụ – với mức chiết khấu cực sâu, từ 65 - 69% so với giá bìa. Điền tổ chức hệ thống “phân phối” với đội ngũ nhân viên nhận hàng, rao bán trên Internet và thuê xe 16 chỗ vận chuyển sách đi các tỉnh.
Chỉ từ tháng 3 đến tháng 6-2024, Điền đã tiêu thụ tới 1.176.744 cuốn SGK giả, bán lại cho nhiều đầu mối khác với mức chiết khấu thấp hơn để ăn chênh lệch.
Lê Duy Quang là một trong số đó – mua gần 20.000 cuốn từ Điền và từ một nguồn khác, rồi bán lại cho các nhà sách, văn phòng phẩm, thu lợi khoảng 10% trên mỗi cuốn. Quang còn lôi kéo cả em trai – Lê Minh Trí – tham gia vận chuyển và phân phối.
Không chỉ Quang, Nguyễn Văn Ánh và Phạm Tin cũng là những "mắt xích" trong đường dây, trực tiếp tiêu thụ hàng nghìn cuốn SGK giả đến các nhà sách, thu lợi từ vài phần trăm cho đến hàng chục phần trăm mỗi cuốn.
Đây là một vụ án nghiêm trọng, cho thấy sự manh động, liều lĩnh và tinh vi của những kẻ vì lợi nhuận mà coi thường pháp luật, đánh vào ngành giáo dục - lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu học sinh, phụ huynh.

Ngày 24-4, TAND TP Đà Nẵng phải tạm hoãn phiên tòa xét xử vụ án này do nhiều người liên quan vắng mặt. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án hé lộ một hệ thống sản xuất và phân phối SGK giả bài bản, hoạt động như một doanh nghiệp “ngầm” trải dài từ TP.HCM đến Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
"Bắt tay" in lậu: Từ thua lỗ đến phi vụ bạc tỉ
Khởi nguồn từ khó khăn tài chính, Nguyễn Trung Luật – giám đốc Công ty Huy Trường Phát – nhận ra “mỏ vàng” từ thị trường SGK. Nhận thấy các loại SGK của NXB Giáo Dục và NXB Đại Học Sư Phạm TP.HCM đang bán rất chạy, Luật bắt tay với Phạm Ngọc Quang – giám đốc Công ty Quang Thắng, đơn vị có sẵn dây chuyền in offset – để in sách giả.
Không ký kết bất kỳ hợp đồng hợp pháp nào với các nhà xuất bản, Luật và Quang xây dựng một “liên minh in lậu” chuyên nghiệp: từ chế bản, in ấn đến đóng gói và phân phối.
Dây chuyền hoàn chỉnh như một nhà máy
Luật đầu tư máy móc, thuê xưởng, tuyển nhân công thời vụ, thậm chí mua cả xe nâng để phục vụ việc sản xuất. Mỗi khi cần in đầu sách nào, Luật thông báo số lượng, cung cấp giấy và giao toàn bộ quy trình in ấn cho Quang – người điều hành hai xưởng in với sự hỗ trợ của các đối tượng Phan Xuân Năng, Trần Huy Cường...
Cường chịu trách nhiệm quét file, tạo bản kẽm; Năng vận hành xưởng in; sau đó sách được đưa về xưởng của Luật để cắt xén, dán tem giả và hoàn thiện như thật.
Tem giả được đặt mua từ nguồn không rõ lai lịch, nhưng tinh vi đến mức khó phân biệt với thật bằng mắt thường.
Mạng lưới tiêu thụ: Bán sỉ, bán lẻ, rao cả trên mạng
Khoảng giữa năm 2022, Luật liên hệ Phạm Thạch Kim Điền – người đóng vai trò đầu mối tiêu thụ – với mức chiết khấu cực sâu, từ 65 - 69% so với giá bìa. Điền tổ chức hệ thống “phân phối” với đội ngũ nhân viên nhận hàng, rao bán trên Internet và thuê xe 16 chỗ vận chuyển sách đi các tỉnh.
Chỉ từ tháng 3 đến tháng 6-2024, Điền đã tiêu thụ tới 1.176.744 cuốn SGK giả, bán lại cho nhiều đầu mối khác với mức chiết khấu thấp hơn để ăn chênh lệch.

Lê Duy Quang là một trong số đó – mua gần 20.000 cuốn từ Điền và từ một nguồn khác, rồi bán lại cho các nhà sách, văn phòng phẩm, thu lợi khoảng 10% trên mỗi cuốn. Quang còn lôi kéo cả em trai – Lê Minh Trí – tham gia vận chuyển và phân phối.
Không chỉ Quang, Nguyễn Văn Ánh và Phạm Tin cũng là những "mắt xích" trong đường dây, trực tiếp tiêu thụ hàng nghìn cuốn SGK giả đến các nhà sách, thu lợi từ vài phần trăm cho đến hàng chục phần trăm mỗi cuốn.
Đây là một vụ án nghiêm trọng, cho thấy sự manh động, liều lĩnh và tinh vi của những kẻ vì lợi nhuận mà coi thường pháp luật, đánh vào ngành giáo dục - lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu học sinh, phụ huynh.