Gia đình nổi danh đất Hải Dương, ông nội là Nghệ sĩ Nhân dân – trùm chèo, cháu nội là Nghệ sĩ Ưu tú nhiều người yêu mến

H
Mimosa
Phản hồi: 2

Mimosa

Thành viên nổi tiếng
Ở Hải Dương, gia đình Nghệ sĩ Nhân dân Trùm Thịnh nổi danh gần xa vì có nhiều Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú nhất.

Có thể nói ở Việt Nam hiếm có một gia đình nghệ thuật nào có số người tham gia làm nghệ thuật đông và nhiều thành tựu như gia đình Nghệ sĩ Nhân dân Trùm Thịnh (tên thật Nguyễn Văn Thịnh). Cả gia đình đều là những nghệ sĩ tài hoa, tên tuổi.

Trong đó, người mở mang nghiệp nghệ thuật của gia tộc là Nghệ sĩ Nhân dân Trùm Thịnh, thế hệ tiếp nối là Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Minh Lý (con gái), Nghệ sĩ Ưu tú Thanh An (con trai), Nghệ sĩ Ưu tú Văn Bái (con trai).

1748266388291.png

Nghệ sĩ Nhân dân Trùm Thịnh. Ảnh: TL

Hàng chục cháu chắt của Nghệ sĩ Nhân dân Trùm Thịnh đều là những nghệ sĩ có tên tuổi hoạt động ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong số đó, Nghệ sĩ Ưu tú Văn Báu - người đã thủ vai thành công nhân vật Giám đốc Công an Chu Văn Hoà trong bộ phim Chạy án chính là cháu nội của Nghệ sĩ Nhân dân Trùm Thịnh.

Nghệ sĩ Nhân dân Trùm Thịnh tên thật Nguyễn Văn Thịnh (1883 - 1973) là một trong những nghệ sĩ chèo tiêu biểu của Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu Ccèo ở Ninh Giang, Hải Dương. 5 tuổi ông đã bắt đầu tham gia biểu diễn.

Có duyên với chèo nên ông sớm ra nhập rạp hát Sán Nhiên Đài (sau là rạp Kim Lan), một rạp hát khá nổi tiếng thời đó đó. Nhiều bài hát của ông được thu vào đĩa hát của hãng Pathé và Asia. Năm 16 tuổi, ông đoạt giải nhất trong cuộc thi hát chèo ở Làng Bưởi. Bằng tài năng của mình, ông trở thành chủ một phường chèo thuộc chiếng chèo Đông, hoạt động tại Hải Dương. Ông có thể diễn được nhiều loại vai, từ kép chính như: Từ Thức, Tất Chánh, Lưu Bình, Thúc Sinh... đến kép lệch như Tuần Ty, Sở Khanh... và lão như Huyện Tể, ông Mãng, đồ Điếc, hề như thầy đồ, hương Câm... Ngoài giọng hát, ông còn là một tay trống chèo và kéo nhị tài ba.

Những năm 1920, ông về Hà Nội tham gia trào lưu chèo văn minh, chèo cải lương. Sau đó ông cùng một số nghệ sĩ tham gia thành lập gánh hát riêng, trong đó có sự tham gia của Trịnh Thị Lan (tức Cả Tam).

Sau Cách mạng tháng 8, ông cùng con gái là Nguyễn Thị Minh Lý trở lại Ninh Giang, Hải Dương tham gia sinh hoạt văn hóa kháng chiến nơi đây. Năm 1950, ông về Hà Nội, hát ở rạp Lạc Việt cho gánh của bà Hoa Tâm.

Năm 1956, ông được mời về Đoàn chèo Trung ương. Ông là một trong các nghệ nhân tham gia Ban nghiên cứu chèo cùng Cả Tam, Năm Ngũ, Minh Lý, Dịu Hương, Lý Mầm. Ở đây, ông ghi lại nhiều điệu, tích chèo cổ như tích Vu quy - sau này đã trở thành những trích đoạn mẫu mực mà nhiều nghệ sĩ học tập.

Ông được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động (1963) và truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đợt đầu (1984). Tên ông được ghi trong Bách khoa từ điển sân khấu Liên Xô xuất bản năm 1959. Con gái ông, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Minh Lý cũng là nghệ sĩ chèo nổi tiếng.

Nghệ sĩ Ưu tú Văn Báu - diễn viên đóng công an nhiều nhất màn ảnh

Nghệ sĩ Ưu tú Văn Báu là con trai của Nghệ sĩ Ưu tú Văn Bái, cháu nội của Nghệ sĩ Nhân dân Trùm Thịnh. Trong khi bố theo nghệ thuật cải lương, ông nội theo nghệ thuật chèo thì Văn Báu lại theo điện ảnh.

1748266262946.png

Nghệ sĩ Ưu tú Văn Báu ghi dấu ấn với vai chiến sĩ cảnh sát Chu Văn Hòa trong series "Cảnh sát hình sự". Ảnh: TL

Thừa hưởng truyền thống nghệ thuật từ gia đình, năm 17 tuổi, Văn Báu trở thành diễn viên ca múa của Đoàn Nghệ thuật thuộc Tổng cục Hậu cần. Sau này, một bộ phận của đoàn tách ra thành lập Đoàn Văn công Trường Sơn, phục vụ văn nghệ trực tiếp ngoài chiến trường. Những năm tháng sống và biểu diễn cùng bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt đã rèn luyện Văn Báu thành một nghệ sĩ – chiến sĩ.

Sau ngày đất nước thống nhất, Đoàn văn công Trường Sơn được điều chuyển ra Bắc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng sức khỏe, năm 1980, Văn Báu xin chuyển ngành và về làm phát thanh viên cho Đài Phát thanh - Truyền hình TP. Hải Phòng.

Sự nghiệp điện ảnh của Nghệ sĩ Ưu tú Văn Báu đến khá muộn nhưng lại bắt đầu bằng một duyên may. Năm 1992, đạo diễn Nguyễn Văn Thu thực hiện bộ phim tốt nghiệp Câu chuyện người tù. Ông tìm kiếm diễn viên cho vai thiếu úy quản giáo và được người quen giới thiệu Văn Báu. Cơ duyên này đã đưa Nghệ sĩ Ưu tú Văn Báu đến với môn nghệ thuật thứ bảy.

1748266335151.png

Nghệ sĩ Ưu tú Văn Báu có 30 năm gắn bó với nghiệp diễn. Ảnh: TL

Từ một “người tay ngang” bén duyên với điện ảnh, Nghệ sĩ Ưu tú Văn Báu dần khẳng định chỗ đứng của mình trong làng phim Việt. Trong gần 30 năm gắn bó với nghề, ông đã góp mặt trong hàng trăm bộ phim lớn nhỏ với nhiều đề tài khác nhau. Tuy nhiên, những bộ phim về đề tài công an mới thực sự làm nên tên tuổi Văn Báu, giúp ông đến gần hơn với khán giả.

Nghệ sĩ Ưu tú Văn Báu để lại dấu ấn trên màn ảnh với vai chiến sĩ cảnh sát Chu Văn Hòa trong series Cảnh sát hình sự phát sóng năm 1996. Sau này ông tiếp tục nhận vai công an trong các phim: Lời sám hối muộn màng, Làng cát, Trò chơi sinh tử, Bí mật những cuộc đời, Chạy án 1, Chạy án 2, Bí mật tam giác vàng... Ông là một trong những diễn viên đóng công an nhiều nhất trên phim truyền hình Việt và định hình khuôn mẫu của những chiến sĩ công an trên phim.

Sau khi nghỉ hưu năm 1995, Nghệ sĩ Ưu tú Văn Báu vẫn cống hiến với nghề nhưng ông là người kén kịch bản. Khi nhận kịch bản phim, ông thường yêu cầu không vào vai người xấu bởi mong muốn giữ hình tượng cho chính mình.

Cách đây không lâu, Nghệ sĩ Ưu tú Văn Báu trở lại với nhân vật cụ Trí trong bộ phim Những chặng đường bụi bặm. Dù nghệ sĩ đã 73 tuổi và tóc bạc phơ nhưng nhiều khán giả vẫn nhận ra ông chính là diễn viên chuyên trị vai lãnh đạo công an trong các series phim Cảnh sát hình sự, tiêu biểu là Chạy án.

Do tuổi cao nên khoảng gần 10 năm qua Nghệ sĩ Ưu tú Văn Báu ít đóng phim và đã chia tay các vai công an. Ông chỉ nhận những vai diễn nhỏ cho đỡ nhớ nghề.

Nguồn: Dân Việt
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top