Minh Phương
Thành viên nổi tiếng
Dự kiến từ nay đến tháng 5/2028, việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và trả lương cán bộ, công chức tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ.
Tránh xáo trộn lớn
Trong Tờ trình Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ nhấn mạnh việc sửa đổi các quy định liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm để tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong và sau quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Trên cơ sở đó, cơ quan soạn thảo luật đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức tại Luật Cán bộ, công chức hiện hành. Việc đổi mới quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đổi mới tư duy quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, thay cho ngạch, bậc.
Theo Bộ Nội vụ, hiện nay, thực hiện Luật Cán bộ, công chức hiện hành, 100% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm nhưng vẫn gắn với cơ cấu ngạch công chức và bảng lương hiện hành. Vì vậy, trong thời gian chưa thiết kế bảng lương mới theo vị trí việc làm, việc thực hiện từng bước chuyển đổi sang cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm vẫn áp dụng các ngạch lương hiện hành, nên không tạo ra sự xáo trộn lớn.
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), các bộ, ngành, địa phương sẽ hoàn thiện lại đề án vị trí việc làm cho phù hợp để chuyển dần sang cơ chế quản lý mới theo lộ trình.
Trong thời hạn 3 năm, việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và trả lương cán bộ, công chức tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ.
Rà soát cán bộ, đảm bảo không tăng biên chế
Theo Bộ Nội vụ, trong thời gian tới, đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương sẽ tiếp tục được rà soát, đánh giá và kiện toàn, bảo đảm tinh giản bộ máy gắn với nâng cao chất lượng hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả.
Do vậy, sau khi Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) được ban hành có hiệu lực thi hành, không phát sinh tổ chức hành chính mới, không tăng biên chế; nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công tác triển khai thi hành Luật.
Từng bước thay đổi cơ chế tuyển dụng, trả lương
Sau khi Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Luật, trong đó giao Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết và triển khai Luật trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền đảm bảo đầy đủ, chất lượng, đúng tiến độ.
Trong thời gian đó, Chính phủ sẽ giao các cơ quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ tiến hành rà soát để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản thay thế các quy định hướng dẫn Luật Cán bộ, công chức hiện hành trong thời gian 5 năm.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ thực hiện phổ biến, tuyên truyền nội dung của Luật và các quy định liên quan.
Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).
Tránh xáo trộn lớn
Trong Tờ trình Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ nhấn mạnh việc sửa đổi các quy định liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm để tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong và sau quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Trên cơ sở đó, cơ quan soạn thảo luật đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức tại Luật Cán bộ, công chức hiện hành. Việc đổi mới quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đổi mới tư duy quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, thay cho ngạch, bậc.

Theo Bộ Nội vụ, hiện nay, thực hiện Luật Cán bộ, công chức hiện hành, 100% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm nhưng vẫn gắn với cơ cấu ngạch công chức và bảng lương hiện hành. Vì vậy, trong thời gian chưa thiết kế bảng lương mới theo vị trí việc làm, việc thực hiện từng bước chuyển đổi sang cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm vẫn áp dụng các ngạch lương hiện hành, nên không tạo ra sự xáo trộn lớn.
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), các bộ, ngành, địa phương sẽ hoàn thiện lại đề án vị trí việc làm cho phù hợp để chuyển dần sang cơ chế quản lý mới theo lộ trình.
Trong thời hạn 3 năm, việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và trả lương cán bộ, công chức tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ.
Rà soát cán bộ, đảm bảo không tăng biên chế
Theo Bộ Nội vụ, trong thời gian tới, đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương sẽ tiếp tục được rà soát, đánh giá và kiện toàn, bảo đảm tinh giản bộ máy gắn với nâng cao chất lượng hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả.
Do vậy, sau khi Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) được ban hành có hiệu lực thi hành, không phát sinh tổ chức hành chính mới, không tăng biên chế; nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công tác triển khai thi hành Luật.
Từng bước thay đổi cơ chế tuyển dụng, trả lương
Sau khi Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Luật, trong đó giao Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết và triển khai Luật trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền đảm bảo đầy đủ, chất lượng, đúng tiến độ.
Trong thời gian đó, Chính phủ sẽ giao các cơ quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ tiến hành rà soát để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản thay thế các quy định hướng dẫn Luật Cán bộ, công chức hiện hành trong thời gian 5 năm.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ thực hiện phổ biến, tuyên truyền nội dung của Luật và các quy định liên quan.
Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).
Nguồn: Dân Trí
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: