Cindy Nguyễn
Active member
Cho rằng không thể để các công trình lãng phí "trơ gan cùng tuế nguyệt" các đại biểu Quốc hội kiến nghị sớm đưa 2 dự án Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 vào sử dụng thay vì "bỏ không".
Rất sốt ruột trước thực trạng lãng phí hiện nay là điều được Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần nhắc đến trong bài phát biểu về tình hình kinh tế - xã hội tại phiên họp tổ ở Quốc hội, hôm 26/10.
Dẫn chứng điển hình của lãng phí, Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập đến dự án Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam đã được Nhà nước đầu tư hàng chục năm vẫn chưa đưa vào sử dụng.
Nhấn mạnh đây là vấn đề người dân bức xúc, Tổng Bí thư nêu quan điểm vướng chỗ nào gỡ chỗ đó, và phải có người chịu trách nhiệm cho tình trạng lãng phí, bởi đó là tài sản của Nhà nước, là tiền của nhân dân.
Không thể để công trình lãng phí "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) khi phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ngày 4/11, cũng cho biết nhiều cử tri quan tâm và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vướng mắc, tồn đọng của 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 ở Hà Nam, sớm đưa hai bệnh viện này đi vào hoạt động, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Đại biểu Quốc hội Phạm Hùng Thắng (Ảnh: Hồng Phong).
Khẳng định hệ thống quy định đã có, đại biểu Trịnh Xuân An (Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh) cho rằng vấn đề quan trọng hiện nay là thực thi chống lãng phí sao cho hiệu quả.
Mà cách hiệu quả nhất, theo ông An, phải đưa được các công trình, dự án cụ thể đang bị lãng phí, vào sử dụng để tạo ra được nguồn lực và của cải vật chất.
Liên quan 2 dự án điển hình về lãng phí là Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam, ông An cho rằng còn vướng nhiều thứ về cơ chế và quy trình thủ tục. Ông góp ý nếu Nhà nước không làm được có thể tạo cơ chế để tư nhân làm, vận hành, hoặc tính đến cơ chế đặc thù cho liên kết, liên doanh, cho thuê, trước mắt thậm chí có thể cho sử dụng 50% công suất, để tránh lãng phí.
"Những dự án cụ thể này cần sớm có lời giải, không thể để công trình lãng phí "trơ gan cùng tuế nguyệt". Vì còn rất nhiều dự án khác đang trong tình cảnh tương tự nên giải quyết được chỗ này sẽ có phương án cho các dự án khác", ông An góp ý.
Theo ông, để quyết tâm làm được phải có quyết tâm, có chế tài và làm rõ trách nhiệm thay vì chỉ hô hào khẩu hiệu.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho biết 2 dự án này được các cử tri phản ánh liên tục từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, và đại biểu Quốc hội cũng "rất sốt ruột".
"Dự án hơn 10.000 tỷ đồng án ngữ trên mảnh đất màu mỡ hàng chục năm nay, lãng phí kinh khủng", ông Trí nói và đề nghị phải chống lãng phí ngay bằng cách sớm đưa dự án vào vận hành, sử dụng và "không thể để mãi như vậy".
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Ảnh: Hồng Phong).
"Với con mắt của người làm chuyên môn và từng quản lý bệnh viện công, tôi cho rằng cần nhanh chóng có phương án xử lý 2 bệnh viện này. Đầu tiên là lấy toàn bộ tư liệu về mức đầu tư, diện tích, quy trình cấp phép và tỷ lệ phần trăm hạ tầng hư hỏng để có hướng xử lý", ông Trí góp ý.
Vị đại biểu nhắc lại cần đưa 2 dự án này vào sử dụng ngay, có bao nhiêu dùng bấy nhiêu, tránh để hạ tầng và thiết bị máy móc đã mua sắm nhưng không được sử dụng sẽ lạc hậu, xuống cấp.
Ở phương diện khác, ông Trí cho rằng người dân cũng đang rất cần thêm bệnh viện để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị.
Dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 ở Hà Nam (Ảnh: Quân Đỗ).
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (TPHCM) nhận định cách xử lý hiện nay đang "lãng phí thời gian".
"Hai bệnh viện to sừng sững xây xong rồi bỏ phí trong khi nhiều chỗ người dân phải chen chúc, xếp hàng không có chỗ khám chữa bệnh. Đó là thực tế rất vô lý và cần giải quyết ngay", bà Lan nói và đề nghị sớm có phương án đưa 2 bệnh viện này vào sử dụng.
Cần hình thành văn hóa chống lãng phí
Ủng hộ quyết tâm mạnh mẽ về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng đây không phải vấn đề mới, nhưng đã đến lúc "không thể không làm".
Điều này thể hiện sự quyết tâm của Đảng, của người đứng đầu Đảng và của cả hệ thống chính trị trong việc chống lãng phí.
Thực tế, ông An cho biết chúng ta có cả hệ thống quy định khá đầy đủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hàng năm, Quốc hội đều nghe báo cáo về nội dung này. Quốc hội cũng đã tiến hành chuyên đề giám sát và định hình được danh mục rất lớn các dự án lãng phí.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Trịnh Xuân An (Ảnh: Hồng Phong).
Ông đánh giá lâu nay, chúng ta đề cập nhiều đến thông điệp chống lãng phí nhưng khâu thực thi còn kém.
Với sự sốt ruột về lãng phí mà Tổng Bí thư nhiều lần chia sẻ, ông An cho rằng bối cảnh hiện nay lãng phí đang gây bức xúc đến mức không thể không làm và làm phải có chuyển biến.
"Nếu làm không tốt, lãng phí cùng với tham nhũng sẽ hủy hoại đất nước bằng cách làm mất đi động lực và nguồn lực phát triển đất nước", ông An nhấn mạnh và cho rằng nguồn lực giữ vai trò rất quan trọng khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, bởi muốn vươn mình phải có nguồn lực, không thể vươn mình bằng niềm tin.
Quan trọng hơn, theo vị đại biểu, chống lãng phí không cần đao to búa lớn, mà cần xây dựng văn hóa, tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất. "Việc hình thành văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí rất quan trọng, tiết kiệm từ cái nhỏ sẽ tạo nên những giá trị lớn", ông An nêu quan điểm.
Rất sốt ruột trước thực trạng lãng phí hiện nay là điều được Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần nhắc đến trong bài phát biểu về tình hình kinh tế - xã hội tại phiên họp tổ ở Quốc hội, hôm 26/10.
Dẫn chứng điển hình của lãng phí, Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập đến dự án Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam đã được Nhà nước đầu tư hàng chục năm vẫn chưa đưa vào sử dụng.
Nhấn mạnh đây là vấn đề người dân bức xúc, Tổng Bí thư nêu quan điểm vướng chỗ nào gỡ chỗ đó, và phải có người chịu trách nhiệm cho tình trạng lãng phí, bởi đó là tài sản của Nhà nước, là tiền của nhân dân.
Không thể để công trình lãng phí "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) khi phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ngày 4/11, cũng cho biết nhiều cử tri quan tâm và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vướng mắc, tồn đọng của 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 ở Hà Nam, sớm đưa hai bệnh viện này đi vào hoạt động, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Đại biểu Quốc hội Phạm Hùng Thắng (Ảnh: Hồng Phong).
Khẳng định hệ thống quy định đã có, đại biểu Trịnh Xuân An (Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh) cho rằng vấn đề quan trọng hiện nay là thực thi chống lãng phí sao cho hiệu quả.
Mà cách hiệu quả nhất, theo ông An, phải đưa được các công trình, dự án cụ thể đang bị lãng phí, vào sử dụng để tạo ra được nguồn lực và của cải vật chất.
Liên quan 2 dự án điển hình về lãng phí là Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam, ông An cho rằng còn vướng nhiều thứ về cơ chế và quy trình thủ tục. Ông góp ý nếu Nhà nước không làm được có thể tạo cơ chế để tư nhân làm, vận hành, hoặc tính đến cơ chế đặc thù cho liên kết, liên doanh, cho thuê, trước mắt thậm chí có thể cho sử dụng 50% công suất, để tránh lãng phí.
"Những dự án cụ thể này cần sớm có lời giải, không thể để công trình lãng phí "trơ gan cùng tuế nguyệt". Vì còn rất nhiều dự án khác đang trong tình cảnh tương tự nên giải quyết được chỗ này sẽ có phương án cho các dự án khác", ông An góp ý.
Theo ông, để quyết tâm làm được phải có quyết tâm, có chế tài và làm rõ trách nhiệm thay vì chỉ hô hào khẩu hiệu.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho biết 2 dự án này được các cử tri phản ánh liên tục từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, và đại biểu Quốc hội cũng "rất sốt ruột".
"Dự án hơn 10.000 tỷ đồng án ngữ trên mảnh đất màu mỡ hàng chục năm nay, lãng phí kinh khủng", ông Trí nói và đề nghị phải chống lãng phí ngay bằng cách sớm đưa dự án vào vận hành, sử dụng và "không thể để mãi như vậy".
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Ảnh: Hồng Phong).
"Với con mắt của người làm chuyên môn và từng quản lý bệnh viện công, tôi cho rằng cần nhanh chóng có phương án xử lý 2 bệnh viện này. Đầu tiên là lấy toàn bộ tư liệu về mức đầu tư, diện tích, quy trình cấp phép và tỷ lệ phần trăm hạ tầng hư hỏng để có hướng xử lý", ông Trí góp ý.
Vị đại biểu nhắc lại cần đưa 2 dự án này vào sử dụng ngay, có bao nhiêu dùng bấy nhiêu, tránh để hạ tầng và thiết bị máy móc đã mua sắm nhưng không được sử dụng sẽ lạc hậu, xuống cấp.
Ở phương diện khác, ông Trí cho rằng người dân cũng đang rất cần thêm bệnh viện để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị.
Dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 ở Hà Nam (Ảnh: Quân Đỗ).
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (TPHCM) nhận định cách xử lý hiện nay đang "lãng phí thời gian".
"Hai bệnh viện to sừng sững xây xong rồi bỏ phí trong khi nhiều chỗ người dân phải chen chúc, xếp hàng không có chỗ khám chữa bệnh. Đó là thực tế rất vô lý và cần giải quyết ngay", bà Lan nói và đề nghị sớm có phương án đưa 2 bệnh viện này vào sử dụng.
Cần hình thành văn hóa chống lãng phí
Ủng hộ quyết tâm mạnh mẽ về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng đây không phải vấn đề mới, nhưng đã đến lúc "không thể không làm".
Điều này thể hiện sự quyết tâm của Đảng, của người đứng đầu Đảng và của cả hệ thống chính trị trong việc chống lãng phí.
Thực tế, ông An cho biết chúng ta có cả hệ thống quy định khá đầy đủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hàng năm, Quốc hội đều nghe báo cáo về nội dung này. Quốc hội cũng đã tiến hành chuyên đề giám sát và định hình được danh mục rất lớn các dự án lãng phí.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Trịnh Xuân An (Ảnh: Hồng Phong).
Ông đánh giá lâu nay, chúng ta đề cập nhiều đến thông điệp chống lãng phí nhưng khâu thực thi còn kém.
Với sự sốt ruột về lãng phí mà Tổng Bí thư nhiều lần chia sẻ, ông An cho rằng bối cảnh hiện nay lãng phí đang gây bức xúc đến mức không thể không làm và làm phải có chuyển biến.
"Nếu làm không tốt, lãng phí cùng với tham nhũng sẽ hủy hoại đất nước bằng cách làm mất đi động lực và nguồn lực phát triển đất nước", ông An nhấn mạnh và cho rằng nguồn lực giữ vai trò rất quan trọng khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, bởi muốn vươn mình phải có nguồn lực, không thể vươn mình bằng niềm tin.
Quan trọng hơn, theo vị đại biểu, chống lãng phí không cần đao to búa lớn, mà cần xây dựng văn hóa, tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất. "Việc hình thành văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí rất quan trọng, tiết kiệm từ cái nhỏ sẽ tạo nên những giá trị lớn", ông An nêu quan điểm.
Hai bệnh viện chục nghìn tỷ bỏ không, ĐBQH đề nghị đưa vào sử dụng ngay
(Dân trí) - Cho rằng không thể để các công trình lãng phí "trơ gan cùng tuế nguyệt" các đại biểu Quốc hội kiến nghị sớm đưa 2 dự án Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 vào sử dụng thay vì "bỏ không".
dantri.com.vn