Duke
Thành viên nổi tiếng
Giải Nobel Hòa bình năm 1973 được Ủy ban Nobel trao cho ông Lê Đức Thọ (1911-1990), cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và Henry Kissinger, nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ lúc đó. Đến nay, đây vẫn là một trong những sự kiện gây tranh cãi nhất lịch sử Nobel Hòa bình kể từ khi ra đời năm 1895.
Ủy ban Nobel quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho cố vấn Lê Đức Thọ và ông Kissinger vì đây là hai người chủ chốt trong các cuộc đàm phán để đi đến Hiệp định Hòa bình Paris được ký vào tháng 1/1973, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Ông Lê Đức Thọ (trái) và ông Henry Kissinger tại một cuộc đàm phán hòa bình ở Gif-sur-Yvette gần thủ đô Paris, Pháp, ngày 23/11/1973. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ đã gây chấn động truyền thông quốc tế khi từ chối nhận giải thưởng. Lý do chính như ông từng trả lời rất rõ ràng với một nhà báo Mỹ: Mỹ là bên gây chiến tranh ở Việt Nam, vì thế, một bên đi xâm lược, một bên chống lại quân xâm lược để giải phóng dân tộc, không thể chia nhau giải Nobel hòa bình. Không thể đặt kẻ xâm lược ngang hàng với người bảo vệ đất nước. Hơn nữa, trong khi thời điểm đó hòa bình vẫn chưa thực sự hiện diện ở Việt Nam, đất nước vẫn còn chia cắt, nên ông từ chối không nhận giải là vì thế.
Một nguyên nhân sâu xa nữa, như ông vẫn chia sẻ, những công việc ông làm luôn gắn với các công việc của Đảng, nên ông không tách mình khỏi cách mạng. Vì vậy, dù thất bại hay thành công, dù có công lao hay khuyết điểm, ông đều gắn mình với Đảng, với sự lãnh đạo của tập thể. Nên nếu có thành tích hay công lao thì đều thuộc về Đảng, về tập thể lãnh đạo chứ không phải của riêng cá nhân ông.
Trân trọng và ngưỡng mộ ông!
#50nămgiảiphóngMiềnNam
Ủy ban Nobel quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho cố vấn Lê Đức Thọ và ông Kissinger vì đây là hai người chủ chốt trong các cuộc đàm phán để đi đến Hiệp định Hòa bình Paris được ký vào tháng 1/1973, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Ông Lê Đức Thọ (trái) và ông Henry Kissinger tại một cuộc đàm phán hòa bình ở Gif-sur-Yvette gần thủ đô Paris, Pháp, ngày 23/11/1973. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ đã gây chấn động truyền thông quốc tế khi từ chối nhận giải thưởng. Lý do chính như ông từng trả lời rất rõ ràng với một nhà báo Mỹ: Mỹ là bên gây chiến tranh ở Việt Nam, vì thế, một bên đi xâm lược, một bên chống lại quân xâm lược để giải phóng dân tộc, không thể chia nhau giải Nobel hòa bình. Không thể đặt kẻ xâm lược ngang hàng với người bảo vệ đất nước. Hơn nữa, trong khi thời điểm đó hòa bình vẫn chưa thực sự hiện diện ở Việt Nam, đất nước vẫn còn chia cắt, nên ông từ chối không nhận giải là vì thế.
Một nguyên nhân sâu xa nữa, như ông vẫn chia sẻ, những công việc ông làm luôn gắn với các công việc của Đảng, nên ông không tách mình khỏi cách mạng. Vì vậy, dù thất bại hay thành công, dù có công lao hay khuyết điểm, ông đều gắn mình với Đảng, với sự lãnh đạo của tập thể. Nên nếu có thành tích hay công lao thì đều thuộc về Đảng, về tập thể lãnh đạo chứ không phải của riêng cá nhân ông.
Trân trọng và ngưỡng mộ ông!

Sửa lần cuối: