Hạn chế xe chạy bằng diesel trong phố cổ, người dân đi lại ra sao?

D
Phuong Chi
Phản hồi: 0

Phuong Chi

Thành viên nổi tiếng
Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng nhiêu liệu diesel vào một số khu phố cổ, phố cũ, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vậy hệ thống vận tải hành khách công cộng tại những khu vực này đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân?

Thành phố sẽ có chính sách gì để hỗ trợ người dân chuyển đổi sang phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch? PV VOV Giao thông đối thoại với bà Đỗ Hương Giang, Phó trưởng Phòng quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội xung quanh nội dung này.

1732242293238.png

Bà Đỗ Hương Giang, Phó trưởng Phòng quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội

PV: Được biết Hà Nội đang xây dựng vùng phát thải thấp để góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí ở Thủ đô. So với đề xuất hạn chế phương tiện cá nhân vào nội đô đã từng đưa ra trước đây thì Đề án xây dựng vùng phát thải thấp có điểm gì khác biệt?

Bà Đỗ Hương Giang: So với Đề án hạn chế xe vào nội đô, thì cái vùng phát thải thấp này hướng tới giảm các phương tiện sử dụng nhiên liệu diesel và khuyến khích các phương tiện sử dụng năng lượng sạch như điện, CNG.

Các phương tiện cá nhân cũng vậy. Người dân trong các khu vực này cũng sẽ hướng tới sử dụng các năng lượng sạch để tham gia giao thông. Tuy nhiên, vấn đề này phải được sự đồng thuận của người dân cũng như được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua.
PV: Tại những vùng này, điều kiện, nhu cầu giao thông đi lại của người dân bằng phương tiện vận tải công cộng đã đáp ứng được đến đâu?
Bà Đỗ Hương Giang: Hiện tại Hà Nội đang chuẩn bị cho một Nghị quyết về vùng phát thải thấp. Về mặt giao thông, thì Thành phố đã có những chỉ đạo để xây dựng mạng lưới vận tải hành khách công cộng để tiến tới đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô. Đối với phương tiện xe buýt là phương tiện chủ đạo, thì hiện tại Hà Nội có 1.933 xe buýt, trong đó có 1.200 xe đã đạt tiêu chuẩn Euro 4- tiêu chuẩn giảm phát thải.

1732242235916.png

Ảnh minh họa
Thứ hai là Hà Nội đã có gần 300 xe sử dụng năng lượng sạch, bao gồm xe buýt điện và xe sử dụng khí CNG. Ngoài ra, hiện nay cũng đang có 2 tuyến đường sắt đô thị đưa vào hoạt động đang là một trong những giải pháp giao thông công cộng giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với Thủ đô Hà Nội.
Đối với vùng trung tâm, ví dụ Hoàn Kiếm thì cũng đang đề xuất giảm ô tô, xe hợp đồng khối lớn trong giờ cao điểm sử dụng xăng, hay diesel thì sẽ hạn chế hoạt động. Đấy là những bước ngành giao thông vận tải đang chuẩn bị để góp phần làm cho Thủ đô có môi trường sống tốt hơn.
PV: Ngoài điều kiện về giao thông, còn những điều kiện khác đã đủ để chúng ta triển khai vùng phát thải thấp?
Bà Đỗ Hương Giang: Vùng phát thải thấp là cần thiết phải có, vì cái ô nhiễm của Hà Nội khá cao. Ví dụ nồng độ bụi mịn chẳng hạn, khá cao. Hoặc khí thải như CO, SO2, NO… thì cũng chiếm một tỷ lệ rất cao.
Do vậy, để bảo vệ sức khỏe của người dân thì Hà Nội cũng cần thiết phải có những biện pháp, cả về hành chính, cả về truyền thông, để người dân thay đổi hành vi cũng như các cấp chính quyền cũng phải có những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.
Trong Luật Thủ đô năm 2024, tại Điều 28 của Luật cũng đưa hẳn một điều khoản về bảo vệ môi trường đối với Thủ đô Hà Nội. Yêu cầu của Luật Thủ đô đặt ra là Hội đồng nhân dân Thành phố phải có trách nhiệm ban hành các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự thủ tục để xác định vùng phát thải thấp và quyết định phạm vi vùng phát thải thấp và các biện pháp áp dụng trong vùng này theo một lộ trình phù hợp.
Rồi cũng phải có chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch; quy định các biện pháp để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường; hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông để sử dụng năng lượng sạch…
Đấy là những yêu cầu đã được thể chế hóa bằng Luật.

1732242206566.png


PV: Trong lộ trình đó thì đâu là khó khăn nhất và ngành giao thông đề xuất những giải pháp gì để tháo gỡ những khó khăn đó?
Bà Đỗ Hương Giang: Đây là một chủ trương lớn, ảnh hưởng đến diện rộng, ảnh hưởng đến các cá nhân và gia đình, bởi vì khi chuyển đổi phương tiện thì cũng phải có nguồn tài chính nhất định thì mới có thể chuyển đổi được.
Đối với Thành phố cũng vậy, muốn chuyển đổi được cũng phải có một hệ thống hạ tầng đáp ứng được các dịch vụ phục vụ.
Do vậy, nó thực sự là một quá trình và phải có sự bắt đầu và phải có sự điều hành từ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, sự điều hành của UBND Thành phố và sự hưởng ứng của các địa phương, rồi bản thân những người dân cũng cần được tuyên truyền, vận động để thấu hiểu được các mục tiêu vì chính lợi ích sống còn của mỗi người dân và của các gia đình…
Trong thời gian tới, chúng ta phải làm rất nhiều việc để mang lại sự lành mạng trong môi trường sống của chúng ta.
PV: Xin cảm ơn bà!

Nguồn: Quách Đồng/VOV- Giao thông
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top