Hồ Bích Ngọc, hot gơn với chiêu lừa mời nhà đầu tư giao dịch ngoại hối là ai?

ntcdung2011
David Dũng
Phản hồi: 2

David Dũng

Thành viên nổi tiếng
Hồ Bích Ngọc lập công ty bình phong, đánh bóng bản thân là doanh nghiệp trong lĩnh vực làm đẹp nhưng thực chất là lừa đảo thông qua thủ đoạn mời nhà đầu tư tham gia sàn giao dịch ngoại hối.
1734944533771.png
Hồ Bich Ngọc lập công ty bình phong, tuyển nhân viên sale dẫn dụ nhà đầu tư để thực hiện hành vi lừa đảo
Sau đó, Ngọc đăng ký thành lập 1 công ty “bình phong” là Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn đầu tư Master Group và mở 3 văn phòng trên địa bàn Hà Nội.



Tuy công ty không đăng ký hoạt động trên lĩnh vực tài chính - chứng khoán nhưng công ty vẫn tuyển dụng nhân viên để hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối, chứng khoán phái sinh.

Các đối tượng tuyển dụng và phân công, phân cấp quản lý nhân viên theo các bộ phận: Quản lý, kế toán - hỗ trợ, trưởng nhóm và các nhân viên sale.

Các nhân viên sale đã chủ động tìm các khách hàng có tiềm năng về tài chính, chủ yếu trong các nhóm đầu tư bất động sản, chứng khoán, ngoại hối lớn trên các mạng xã hội Facebook, Zalo, Facebook… rồi tiếp cận, lồng ghép các thông tin sai sự thật để giới thiệu về thị trường tài chính vĩ mô, giao dịch ngoại hối, chứng khoán phái sinh.

Nhóm lừa giới thiệu các “chuyên gia” về giao dịch nhưng thực tế không hề có kiến thức về tài chính để hướng dẫn, tư vấn; thôi thúc ham muốn đầu tư, kiếm lợi nhuận của khách hàng nhằm lôi kéo, dụ dỗ khách hàng đăng ký tài khoản tại các sàn giao dịch nêu trên, chuyển tiền vào các sàn để giao dịch ngoại hối.


Các đối tượng đưa các nhận định về thị trường ngoại hối không có kiểm chứng, tư vấn khách hàng đặt nhiều lệnh với mức độ rủi ro cao. Khi khách hàng thua lỗ, các đối tượng sẽ củng cố tinh thần, niềm tin cho khách hàng về việc tiếp tục nạp thêm tiền để gỡ vốn và kiếm lợi nhuận, cứ như vậy cho đến khi khách hàng không còn khả năng nạp tiền, các đối tượng chặn liên lạc và chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà khách hàng đã chuyển.

Bước đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP đã xác định được 22 người bị hại sinh sống tại Hà Nội và các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, TP.HCM; tổng số tiền bị chiếm đoạt là hơn 16 tỷ đồng.

Quá trình điều tra vụ án CATP đã tạm giữ của các đối tượng 4 xe ôtô các loại, 85 điện thoại di động, 30 máy tính và số tiền mặt là gần 3,4 tỷ đồng.

Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội yêu cầu những người liên quan đến hành vi phạm tội của các sàn giao dịch, các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản đầu thú để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.

Đồng thời, đề nghị những người là bị hại của các vụ lừa đảo trên các trang web, các sàn giao dịch... trình báo với Phòng Cảnh sát hình sự Công an các tỉnh, thành trên toàn quốc hoặc Phòng Cảnh sát hình sự CATP Hà Nội (địa chỉ: 90 Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội; đường dây nóng: 0886.882.338).
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top