Thấy chia sẻ này hay trên các group giáo dục nên đưa vô đây cho các phụ huynh đọc + ngẫm:
Nhiều phụ huynh khi liên hệ mình tư vấn cho lộ trình thi vào 10 hay luyện IELTS, thi đại học cho con thường nói trước: “Tôi không cần con mình học giỏi”, như một cách thể hiện sự bao dung và không đặt nặng thành tích. Tuy nhiên, không ít phụ huynh trong số đó lại chưa thật sự phân biệt được rõ ràng giữa việc "học giỏi" và "nỗ lực trong học tập". Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Học giỏi phần nhiều là kết quả của năng lực, trí tuệ bẩm sinh và điều kiện học tập thuận lợi. Có những em bé rất thông minh, tiếp thu nhanh, học đâu hiểu đó, nên có thể đỗ vào các trường ĐH top đầu trong nước như ĐH Bách khoa HN, ĐH Y, ĐH Ngoại thương hoặc đạt học bổng vào các trường danh tiếng nước ngoài. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có nền tảng như thế. Có thể con tôi không thông minh bằng, không giành được học bổng danh giá, không vào được trường top đầu — nhưng tôi không buồn vì điều đó.
Thứ tôi quan tâm và đòi hỏi ở con mình, đó là sự cố gắng. Một bài toán, bài luận, bài kiểm tra tiếng Anh con người khác làm 20 phút, con tôi mất 40 phút mới làm xong. Nhưng nếu con vẫn kiên trì hoàn thành được, thì với tôi, kết quả đó là điều đáng quý. Tôi không cần con phải làm bằng tốc độ của người khác — tôi chỉ cần con không bỏ cuộc giữa chừng, không viện cớ để lười biếng. Mình vẫn nói với học trò Lucky rằng: Nếu con đã cố hết sức mà kết quả chỉ dừng lại ở 5.0- 6.0 IELTS thì chúng ta chấp nhận trong vui vẻ. Ngược lại, con học cầm chừng, không nỗ lực thì kể cả đạt 7.0 IELTS rồi, chưa đạt hết phong độ nhẽ ra 7.5-8.0 IELTS thì cô vẫn không bằng lòng. Cố hết sức và buông xuôi đầu hàng là 2 chuyện khác nhau. Sau này ra đời các con sẽ hiểu, khi làm hết sức ta không có gì để ân hận khác việc không cố để cả đời nói “giá mà”!
Sự cố gắng trong học tập không chỉ để lấy điểm số, mà còn là cách để rèn luyện nhân cách: sự kiên trì, lòng nhẫn nại, thái độ nghiêm túc với công việc. Những phẩm chất này quan trọng hơn rất nhiều so với một bảng thành tích đẹp mắt.
Nhiều người nghĩ không cần con học giỏi, nhưng lại mặc nhiên chấp nhận việc con không học, không nỗ lực, không hướng tới điều gì cụ thể. Nhiều phụ huynh “vứt” con ra trường, ra lớp học thêm rồi nói “trăm sự nhờ cô, nhờ thầy”. Mình thường tư vấn rằng: 60% nhờ thầy cô ở đây thôi, 40% còn phụ thuộc bố mẹ đồng hành, động viên để con cố gắng nữa chứ?
PH quên mất rằng: con người, dù chọn con đường nào, cũng đều phải học. Không học văn hóa thì học nghề. Và học nghề để trở thành người thợ giỏi, cũng vất vả không kém ai: đổ mồ hôi, sôi nước mắt, tích lũy từng kỹ năng qua thời gian.
Mình thấy ai đó chia sẻ rất đúng, rằng mỗi người có một công thức thành công khác nhau. Con anh học giỏi, làm bác sĩ, kỹ sư. Con tôi học không giỏi, nhưng đam mê nấu ăn — thì cháu có thể học làm bếp, trở thành đầu bếp giỏi. Đó cũng là thành công. Không nghề nào là thấp hèn, chỉ có người không chịu học và không chịu làm thì mới đáng lo.
Và trên hành trình học đó, vai trò của cha mẹ là không thể thay thế. Đừng đổ hết trách nhiệm lên vai nhà trường hay giáo viên. Thầy cô chỉ có thể giúp khi cha mẹ cùng đồng hành. Nếu chúng ta buông tay sớm, để mặc con tự xoay xở, thì sau này, khi con không thành công, thất nghiệp, rồi phải sống dựa vào cha mẹ tuổi trung niên — lúc đó, đừng trách số phận sao “bạc đãi”.
Con không cần học giỏi hơn người khác, chỉ cần học giỏi hơn chính mình của ngày hôm qua. Và nhiệm vụ của cha mẹ là luôn nhắc con nhớ điều đó.
Thế nên nhiều phụ huynh vẫn nhắn tin: “Trăm sự nhờ cô Hải” thì mình xin trả lại 30% sự đồng hành của phụ huynh. Như thế con sẽ thành công dù khó khăn đến đâu đi nữa. May mắn sẽ đến khi tất cả cùng phối hợp đúng không ạ?
- Chia sẻ nhân 6/5/2025, ngày đi làm đầu tiên của một “học trò đặc biệt” của cô Hải Lucky tuy không bao giờ xuất sắc nhất lớp nhưng luôn cố gắng nỗ lực hết mình để đạt mục tiêu nhỏ bé của mình.

Nhiều phụ huynh khi liên hệ mình tư vấn cho lộ trình thi vào 10 hay luyện IELTS, thi đại học cho con thường nói trước: “Tôi không cần con mình học giỏi”, như một cách thể hiện sự bao dung và không đặt nặng thành tích. Tuy nhiên, không ít phụ huynh trong số đó lại chưa thật sự phân biệt được rõ ràng giữa việc "học giỏi" và "nỗ lực trong học tập". Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Học giỏi phần nhiều là kết quả của năng lực, trí tuệ bẩm sinh và điều kiện học tập thuận lợi. Có những em bé rất thông minh, tiếp thu nhanh, học đâu hiểu đó, nên có thể đỗ vào các trường ĐH top đầu trong nước như ĐH Bách khoa HN, ĐH Y, ĐH Ngoại thương hoặc đạt học bổng vào các trường danh tiếng nước ngoài. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có nền tảng như thế. Có thể con tôi không thông minh bằng, không giành được học bổng danh giá, không vào được trường top đầu — nhưng tôi không buồn vì điều đó.
Thứ tôi quan tâm và đòi hỏi ở con mình, đó là sự cố gắng. Một bài toán, bài luận, bài kiểm tra tiếng Anh con người khác làm 20 phút, con tôi mất 40 phút mới làm xong. Nhưng nếu con vẫn kiên trì hoàn thành được, thì với tôi, kết quả đó là điều đáng quý. Tôi không cần con phải làm bằng tốc độ của người khác — tôi chỉ cần con không bỏ cuộc giữa chừng, không viện cớ để lười biếng. Mình vẫn nói với học trò Lucky rằng: Nếu con đã cố hết sức mà kết quả chỉ dừng lại ở 5.0- 6.0 IELTS thì chúng ta chấp nhận trong vui vẻ. Ngược lại, con học cầm chừng, không nỗ lực thì kể cả đạt 7.0 IELTS rồi, chưa đạt hết phong độ nhẽ ra 7.5-8.0 IELTS thì cô vẫn không bằng lòng. Cố hết sức và buông xuôi đầu hàng là 2 chuyện khác nhau. Sau này ra đời các con sẽ hiểu, khi làm hết sức ta không có gì để ân hận khác việc không cố để cả đời nói “giá mà”!
Sự cố gắng trong học tập không chỉ để lấy điểm số, mà còn là cách để rèn luyện nhân cách: sự kiên trì, lòng nhẫn nại, thái độ nghiêm túc với công việc. Những phẩm chất này quan trọng hơn rất nhiều so với một bảng thành tích đẹp mắt.
Nhiều người nghĩ không cần con học giỏi, nhưng lại mặc nhiên chấp nhận việc con không học, không nỗ lực, không hướng tới điều gì cụ thể. Nhiều phụ huynh “vứt” con ra trường, ra lớp học thêm rồi nói “trăm sự nhờ cô, nhờ thầy”. Mình thường tư vấn rằng: 60% nhờ thầy cô ở đây thôi, 40% còn phụ thuộc bố mẹ đồng hành, động viên để con cố gắng nữa chứ?
PH quên mất rằng: con người, dù chọn con đường nào, cũng đều phải học. Không học văn hóa thì học nghề. Và học nghề để trở thành người thợ giỏi, cũng vất vả không kém ai: đổ mồ hôi, sôi nước mắt, tích lũy từng kỹ năng qua thời gian.
Mình thấy ai đó chia sẻ rất đúng, rằng mỗi người có một công thức thành công khác nhau. Con anh học giỏi, làm bác sĩ, kỹ sư. Con tôi học không giỏi, nhưng đam mê nấu ăn — thì cháu có thể học làm bếp, trở thành đầu bếp giỏi. Đó cũng là thành công. Không nghề nào là thấp hèn, chỉ có người không chịu học và không chịu làm thì mới đáng lo.
Và trên hành trình học đó, vai trò của cha mẹ là không thể thay thế. Đừng đổ hết trách nhiệm lên vai nhà trường hay giáo viên. Thầy cô chỉ có thể giúp khi cha mẹ cùng đồng hành. Nếu chúng ta buông tay sớm, để mặc con tự xoay xở, thì sau này, khi con không thành công, thất nghiệp, rồi phải sống dựa vào cha mẹ tuổi trung niên — lúc đó, đừng trách số phận sao “bạc đãi”.
Con không cần học giỏi hơn người khác, chỉ cần học giỏi hơn chính mình của ngày hôm qua. Và nhiệm vụ của cha mẹ là luôn nhắc con nhớ điều đó.
Thế nên nhiều phụ huynh vẫn nhắn tin: “Trăm sự nhờ cô Hải” thì mình xin trả lại 30% sự đồng hành của phụ huynh. Như thế con sẽ thành công dù khó khăn đến đâu đi nữa. May mắn sẽ đến khi tất cả cùng phối hợp đúng không ạ?
- Chia sẻ nhân 6/5/2025, ngày đi làm đầu tiên của một “học trò đặc biệt” của cô Hải Lucky tuy không bao giờ xuất sắc nhất lớp nhưng luôn cố gắng nỗ lực hết mình để đạt mục tiêu nhỏ bé của mình.