Học phí nên được giảm trừ thuế, vì đó là đầu tư cho tương lai

V
Màu của em
Phản hồi: 1

Màu của em

Thành viên nổi tiếng
Tôi vừa đọc bài viết về sửa đổi thuế thu nhập cá nhân lần này có tính đến việc đưa học phí vào giảm trừ. Là một phụ huynh có hai con đang học phổ thông công lập, tôi thấy rất mừn vì điều này. Như các bạn đã biết, học phí ở các trường công lập đều đã được miễn phí, nhưng các loại học phí khác lại rất tốn kém. Ngoài học thêm văn hóa, còn học thêm năng khiếu, kỹ năng, ngoại ngữ. Gia đình tôi mặc dù đã hạn chế cho con học thêm nhất có thể, nhưng tốn không dưới 5 triệu/ tháng cho con đi học thêm các loại.

Vì vậy, việc đưa học phí, kể cả học thêm, học năng khiếu hay học ngoại ngữ, vào diện được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân, tôi cho rằng đây không chỉ là một bước đi hợp lý mà còn phản ánh đúng bản chất của chi tiêu cho giáo dục trong xã hội hiện đại.

Thứ nhất, hiện nay hoạt động dạy thêm học thêm đã được quản lý ngày càng chặt chẽ. Các trung tâm giáo dục, cơ sở đào tạo kỹ năng hay ngoại ngữ đều phải đăng ký hoạt động, công khai mức học phí và đang tiến tới việc bắt buộc phải xuất hóa đơn cho phụ huynh khi thu tiền học. Khi mọi khoản chi phí đều có hóa đơn chứng từ rõ ràng, minh bạch, thì không có lý do gì để e ngại việc khai khống hay gian lận. Vì vậy, hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu học phí được đưa vào hệ thống tính giảm trừ thuế, giống như nhiều khoản chi hợp lý khác.
1751729082910.png

Thứ hai, điều quan trọng hơn là vì học phí thực chất không phải là khoản tiêu dùng thông thường. Đây là khoản đầu tư cho tương lai, cho chính thế hệ kế tiếp và cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Một gia đình chấp nhận chi hàng chục triệu đồng mỗi năm cho con học tiếng Anh, học toán tư duy hay phát triển năng khiếu không phải để khoe khoang, mà để con có được nền tảng vững chắc sau này. Đó là sự đầu tư đầy trách nhiệm, đầu tư chiến lược nhất trong số tất cả mọi khoản đầu tư. Nếu Nhà nước muốn khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng thì chính sách thuế cũng nên ghi nhận điều này.

Tôi tin rằng nếu pháp luật biết thừa nhận chi phí giáo dục là một phần trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân thì sẽ tạo ra sự đồng thuận và công bằng cao hơn trong thực thi chính sách thuế. Một chính sách thuế hợp lý không chỉ tính đúng thu nhập mà còn phải tính đúng hoàn cảnh và nỗ lực của người nộp thuế. Trong xã hội ngày nay, chi tiêu cho giáo dục chính là một trong những nỗ lực lớn nhất mà một gia đình trung lưu phải gánh vác.

Rất mong, sắp tới điều này sẽ trở thành hiện thực.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top