Em T.H.N, học sinh lớp 12 ở Hà Nội, vừa gửi thư tới Bí thư Thành ủy Hà Nội bày tỏ tâm trạng lo lắng về tương lai khi giấy khai sinh bị hủy, ảnh hưởng nặng nề tới các kỳ thi quan trọng sắp tới.
Chuyện cháu T.H.N. bị UBND TP Hà Nội hủy bỏ giấy khai sinh do Sở Tư pháp Hà Nội cấp năm 2008 gây ồn ào dư luận suốt thời gian qua. Đến nay, cơ quan chức năng chưa đưa ra hướng giải quyết cuối cùng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của N.
Cháu T.H.N vừa gửi một bức thư xúc động tới Bí thư Thành ủy Hà Nội kể lại câu chuyện mà gia đình mình đang gặp phải, đồng thời bày tỏ những lo lắng cho tương lai phía trước.
Giấy khai sinh của T.H.N đã bị thu hồi, hủy bỏ (Ảnh: Thế Kha).
Quảng cáo của DTads
"Gia đình cháu đã cố gắng rất nhiều, nhưng hiện tại sự việc đang bế tắc, vẫn không có bất cứ đơn vị nào đứng ra giải quyết sự việc của cháu. Đôi khi, cháu cảm thấy vô cùng tủi thân, mất hi vọng và lo lắng cho tương lai của mình. Năm nay cháu đã học lớp 12, chuẩn bị thi đại học. Vậy nếu không có giấy khai sinh, không có căn cước, cháu sẽ thi đại học bằng cách nào ạ?", N. viết trong thư.
Học bạ, giấy tờ suốt 12 năm học ở Hà Nội đều mang tên tiếng Việt là T.H.N. "Nếu không có giấy tờ, không có quốc tịch thì T.H.N. đã bị hủy khai sinh là ai ạ? T.H.N. có tồn tại không ạ?", bức thư của N. nêu.
Cậu thanh niên mới lớn nói "cảm thấy bản thân bị thiệt thòi vì ở tuổi này không thể tập trung vào việc học tập, vui chơi như bao bạn khác, mà phải lo đến những vấn đề vô cùng phức tạp".
"Điều này làm ảnh hưởng đến học tập, làm cho cháu không thể yên tâm được trong lòng", N. nêu trong thư và mong muốn sẽ được Bí thư Thành ủy Hà Nội thấu hiểu, đồng cảm với câu chuyện của mình.
Trong thư gửi Bí thư Thành ủy Hà Nội, T.H.N cũng phản ánh chuyện người mẹ của mình đã tất tả, "chạy ngược, chạy xuôi" giữa các cơ quan (Sở Tư pháp Hà Nội, UBND TP Hà Nội, Bộ Tư pháp) thời gian qua nhưng đến nay chưa có kết quả gì.
"Cháu thực sự cảm thấy thương và muốn gánh vác cho mẹ. Tuy nhiên, do tuổi còn nhỏ, cháu đành chỉ có thể cố gắng học tập thật tốt, phụ mẹ việc nhà và bảo ban các em để mẹ không phải lo nghĩ thêm", N. viết.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Đỗ Hồng Diệp (mẹ T.H.N, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết bức thư được N. chủ động viết và gửi đi từ cuối tuần trước.
"Cháu N. và cả gia đình tôi bây giờ đều như ngồi trên đống lửa, không biết phải làm sao khi rơi vào tình cảnh này", bà Diệp nói.
Thời gian qua, bà Diệp nhiều lần tìm tới Sở Tư pháp Hà Nội, UBND TP Hà Nội và Bộ Tư pháp để hỏi về hướng giải quyết sự việc của con trai nhưng không nhận được phản hồi thỏa đáng.
Chuyện cháu T.H.N. bị UBND TP Hà Nội hủy bỏ giấy khai sinh do Sở Tư pháp Hà Nội cấp năm 2008 gây ồn ào dư luận suốt thời gian qua. Đến nay, cơ quan chức năng chưa đưa ra hướng giải quyết cuối cùng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của N.
Cháu T.H.N vừa gửi một bức thư xúc động tới Bí thư Thành ủy Hà Nội kể lại câu chuyện mà gia đình mình đang gặp phải, đồng thời bày tỏ những lo lắng cho tương lai phía trước.
Giấy khai sinh của T.H.N đã bị thu hồi, hủy bỏ (Ảnh: Thế Kha).
Quảng cáo của DTads
"Gia đình cháu đã cố gắng rất nhiều, nhưng hiện tại sự việc đang bế tắc, vẫn không có bất cứ đơn vị nào đứng ra giải quyết sự việc của cháu. Đôi khi, cháu cảm thấy vô cùng tủi thân, mất hi vọng và lo lắng cho tương lai của mình. Năm nay cháu đã học lớp 12, chuẩn bị thi đại học. Vậy nếu không có giấy khai sinh, không có căn cước, cháu sẽ thi đại học bằng cách nào ạ?", N. viết trong thư.
Học bạ, giấy tờ suốt 12 năm học ở Hà Nội đều mang tên tiếng Việt là T.H.N. "Nếu không có giấy tờ, không có quốc tịch thì T.H.N. đã bị hủy khai sinh là ai ạ? T.H.N. có tồn tại không ạ?", bức thư của N. nêu.
Cậu thanh niên mới lớn nói "cảm thấy bản thân bị thiệt thòi vì ở tuổi này không thể tập trung vào việc học tập, vui chơi như bao bạn khác, mà phải lo đến những vấn đề vô cùng phức tạp".
"Điều này làm ảnh hưởng đến học tập, làm cho cháu không thể yên tâm được trong lòng", N. nêu trong thư và mong muốn sẽ được Bí thư Thành ủy Hà Nội thấu hiểu, đồng cảm với câu chuyện của mình.
Trong thư gửi Bí thư Thành ủy Hà Nội, T.H.N cũng phản ánh chuyện người mẹ của mình đã tất tả, "chạy ngược, chạy xuôi" giữa các cơ quan (Sở Tư pháp Hà Nội, UBND TP Hà Nội, Bộ Tư pháp) thời gian qua nhưng đến nay chưa có kết quả gì.
"Cháu thực sự cảm thấy thương và muốn gánh vác cho mẹ. Tuy nhiên, do tuổi còn nhỏ, cháu đành chỉ có thể cố gắng học tập thật tốt, phụ mẹ việc nhà và bảo ban các em để mẹ không phải lo nghĩ thêm", N. viết.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Đỗ Hồng Diệp (mẹ T.H.N, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết bức thư được N. chủ động viết và gửi đi từ cuối tuần trước.
"Cháu N. và cả gia đình tôi bây giờ đều như ngồi trên đống lửa, không biết phải làm sao khi rơi vào tình cảnh này", bà Diệp nói.
Thời gian qua, bà Diệp nhiều lần tìm tới Sở Tư pháp Hà Nội, UBND TP Hà Nội và Bộ Tư pháp để hỏi về hướng giải quyết sự việc của con trai nhưng không nhận được phản hồi thỏa đáng.
"Không nên để sự việc kéo dài thêm"
Cuối tháng 3, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định bãi bỏ ghi chú khai sinh và thu hồi, hủy bỏ giấy khai sinh mà Sở Tư pháp Hà Nội cấp cho cháu T.H.N. vào năm 2008 vì cho rằng đã làm sai.
Bộ Tư pháp cho rằng hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho cháu T.H.N thiếu bản sao thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền cấp. Lãnh đạo UBND TP Hà Nội đề nghị miễn thẻ thường trú cho T.H.N nhưng Bộ Tư pháp từ chối.
Phó giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thanh Cao thông báo việc thu hồi, hủy bỏ giấy khai sinh do cơ quan này cấp năm 2008 (Ảnh: Thế Kha).
Bình luận về sự việc, Trung tướng Trần Văn Độ - nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương - đánh giá cách giải quyết của UBND TP Hà Nội và Bộ Tư pháp quá cứng nhắc.
"Các cơ quan chưa tính tới quyền lợi của cháu bé đang học lớp 12, những rắc rối sẽ gặp phải khi bây giờ chưa có Căn cước, không có giấy khai sinh", ông Độ nhấn mạnh.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TPHCM, cho rằng UBND TP Hà Nội và Sở Tư pháp Hà Nội nên đứng ra đề nghị công an xác minh, cấp nốt giấy tờ này cho người dân hoàn thiện thủ tục và không nên để sự việc như vậy kéo dài thêm.
Nêu quan điểm về vụ hủy giấy khai sinh của học sinh lớp 12 ở Hà Nội, Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, cho rằng các cơ quan chưa tính tới quyền lợi của nam sinh này.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, Trung tướng Trần Văn Độ - nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương - đánh giá cách giải quyết của UBND TP Hà Nội và Bộ Tư pháp trong vụ việc hủy giấy khai sinh của cháu T.H.N. (học sinh lớp 12 ở Hà Nội), quá cứng nhắc.
"Các cơ quan chưa tính tới quyền lợi của cháu bé đang học lớp 12, những rắc rối sẽ gặp phải khi bây giờ chưa có Căn cước công dân, không có giấy khai sinh", ông Độ nhấn mạnh.
Trung tướng Trần Văn Độ (Ảnh: Phi Hùng).
Ông Độ cho rằng các cơ quan cần phải nhìn nhận sự việc ở góc độ nhân văn để phối hợp giải quyết sớm vụ việc, bảo đảm quyền lợi học tập, sinh sống ổn định của cháu T.H.N.
Chung quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TPHCM, nói ông thực sự khó hiểu khi sự việc xảy ra giữa Thủ đô Hà Nội nhưng cơ quan chức năng lại giải quyết rất chậm chạp.
"Tôi cho rằng Sở Tư pháp Hà Nội phải sớm tham mưu UBND TP Hà Nội cùng cơ quan chức năng liên quan sớm hoàn thiện thủ tục, giấy tờ cho cháu bé. Đừng làm khó cho người dân thêm nữa, bởi cháu bé đã sinh sống, học tập ở Việt Nam 18 năm rồi. Đừng cứng nhắc trong giải quyết nếu người dân chỉ còn thiếu một giấy tờ", ông Hậu nêu quan điểm.
Theo dõi diễn biến sự việc trên Dân trí, Tiến sĩ - Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đánh giá vụ việc khá hi hữu và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến việc học tập của cháu T.H.N. trong thời gian tới.
"Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng liên quan đến các vấn đề về quốc tịch, hộ tịch và về vấn đề giáo dục, trên nguyên tắc đảm bảo tốt nhất quyền của công dân trong việc sinh sống, làm việc, học tập trên lãnh thổ Việt Nam", ông Cường nói.
Bà Đỗ Hồng Diệp nói con trai mình luôn có thành tích học tập xuất sắc nhưng hiện nay đối mặt tương lai bất định vì chưa có thẻ Căn cước, giấy khai sinh đã bị hủy bỏ (Ảnh: Thế Kha).
Bà Đỗ Hồng Diệp (47 tuổi, mẹ cháu T.H.N, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) phản ánh, sau khi Bộ Tư pháp "bác" đề xuất của Chủ tịch UBND TP Hà Nội miễn bản sao thẻ thường trú để đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam cho cháu N., sự việc tiếp tục chìm vào im lặng.
Thời gian qua, bà Diệp liên tục tìm tới Sở Tư pháp Hà Nội, UBND TP Hà Nội và Bộ Tư Pháp để hỏi về hướng giải quyết sự việc nhưng đều bị từ chối, né tránh hoặc không thể gặp được người có thẩm quyền.
"Cả gia đình tôi ăn không ngon, ngủ không yên vì chưa rõ tương lai của cháu T.H.N. sắp tới sẽ như thế nào khi chưa được cấp Căn cước, giấy khai sinh thì đã bị hủy bỏ", bà Diệp nói trong nước mắt.