Trong số 50 phụ huynh tham gia khảo sát, có đến 31 phụ huynh cho biết, nếu có tài chính sẽ cho con học thêm nhiều hơn và chất lượng hơn.
Mẹ chi 13 triệu đồng học thêm mỗi tháng vẫn áy náy với con
Chị Nguyễn Thị Hà nuôi 2 con đang học THCS công lập tại quận Ba Đình. Con lớn lớp 9, con nhỏ lớp 7. Số tiền học thêm hàng tháng của 2 con là 13,22 triệu đồng.
Chị Hà liệt kê chi tiết như bảng dưới đây:
Khi được hỏi vì sao đã học tăng cường đủ 3 môn tại trường, con chị vẫn học thêm toán, tiếng Anh bên ngoài, chị Hà cho biết: "Tôi không yên tâm. Tất cả phụ huynh tôi quen đều cho con học thêm cả ở trường cả ở ngoài".
Để mua sự yên tâm, chị Hà thuê gia sư kèm tại nhà hai môn toán và tiếng Anh cho con. Riêng môn văn, chị cho con học bà ngoại - một giáo viên về hưu - nên tiết kiệm được khoản chi phí.
Ngoài ra con lớn lớp 9 vẫn duy trì lịch học ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật, học đàn piano và bóng rổ. Con nhỏ học đàn cùng anh nhưng chơi môn thể thao khác là cầu lông.
"So với các bạn lớp 9 khác, con tôi thuộc nhóm học thêm ít nhất. Mỗi môn chỉ học 1 buổi/tuần. Lịch học tăng cường ở trường không tính vì cả lớp đều học.
Trong lớp con, đa số các bạn học thêm mỗi môn 2 buổi/tuần, lịch học kín các tối từ thứ 2 đến thứ 7. Thậm chí có bạn một môn học 2 thầy.
Thế nên, dù mỗi tháng hết 13 triệu đồng, tôi vẫn thấy áy náy với con vì chưa cho con điều kiện học tập tốt nhất.
Tôi chỉ biết động viên con cố gắng hết sức. Cả nhà cũng nhắm đến ngôi trường cấp 3 có điểm chuẩn vừa phải để con không quá áp lực.
Nếu có điều kiện tài chính tốt hơn, tôi sẽ cho con học nhiều hơn, với các thầy cô giỏi hơn", chị Hà chia sẻ.
Hai con chị đều học lớp tăng cường tiếng Anh ở trường công, học phí khoảng 2,5 triệu đồng, đã bao gồm tiền bán trú.
Tuy nhiên, chị vẫn cho con học thêm tiếng Anh bên ngoài để bổ túc kỹ năng nghe - nói. Ngoài ra các con học thêm đàn và nhảy hiện đại.
Riêng con lớn lớp 8 có mục tiêu thi trường chuyên nên học thêm 3 môn văn hóa là toán, hóa, sinh.
Nếu tính toàn bộ chi phí dành cho học tập, chị Vân Anh tiêu khoảng 15 triệu đồng, chiếm 3/4 tổng thu nhập của chị.
Làm mẹ đơn thân, tiền trợ cấp nuôi con của chồng cũ không đủ, chị Vân Anh phải nhận thêm việc tại nhà để làm đêm, làm cuối tuần.
Học thêm mới là học chính?
Trong 50 phụ huynh tham gia khảo sát với phóng viên Dân trí, chỉ có 2 phụ huynh không cho con học thêm tiếng Anh.
Trong đó, 1 phụ huynh tự dạy con, phụ huynh còn lại cho con học trường tư từ tiểu học.
9 phụ huynh cho con học thêm tiếng Anh với mức phí dưới 1 triệu đồng/tháng/con.
23 phụ huynh cho con học thêm tiếng Anh với mức phí từ trên 1 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng/tháng/con.
Ở mức 2-3 triệu đồng/tháng/con có 7 phụ huynh. Còn ở mức từ 3 triệu đồng/tháng trở lên có 9 phụ huynh.
Đáng chú ý, có 3 phụ huynh chi 4 triệu đồng/tháng/con để con ôn thi chứng chỉ IELTS.
Ngoài ra, có 5 phụ huynh cho con học 2 ngoại ngữ. Trong đó, có 2 phụ huynh cho con học tiếng Nhật và 3 phụ huynh cho con học tiếng Trung. Chi phí học ngoại ngữ 2 vào khoảng 1-1,6 triệu đồng/tháng.
Khảo sát 17 phụ huynh có ít nhất 1 con học cấp THCS, chi phí học thêm tiếng Anh cao nhất là 8,2 triệu đồng/tháng. 9/17 phụ huynh chi trả trên 3 triệu đồng/tháng.
Chi phí học thêm và học tiếng Anh của 17 phụ huynh có ít nhất 1 con học cấp THCS (Bảng biểu: Hoàng Hồng).
16/50 phụ huynh nói trên cho con học trường tư. 12 phụ huynh cho con học cả công và tư tùy theo cấp học. 22 phụ huynh còn lại cho con học trường công.
Tuy nhiên, chi phí học thêm giữa các nhóm phụ huynh không có sự chênh lệch đáng kể.
Mặc dù học sinh được học tiếng Anh trong nhà trường, các phụ huynh xem việc học thêm tiếng Anh mới là học chính.
"Nếu chỉ học trong nhà trường, đến ngữ pháp của con cũng không vững, không đủ để đáp ứng các kỳ thi quan trọng, chứ chưa nói đến việc sử dụng được trong thực tế", chị Nguyễn Phương Thảo (Cầu Giấy, Hà Nội) nhận định.
Đối với các môn văn hóa, 50 phụ huynh được khảo sát đồng quan điểm không thể yên tâm nếu con chỉ học ở trường. Họ xem các lớp học thêm mới là nơi giúp học sinh nắm chắc kiến thức và kỹ năng
Một phụ huynh có con học Trường THCS Thanh Xuân cho biết: "Học sinh trường điểm vẫn học thêm bình thường.
Con tôi sau 6 năm không học thêm đã phải xin mẹ đăng ký học toán, văn khi bước sang lớp 7. Con tự thấy bản thân ngày càng đuối so với bạn bè đi học thêm kín tuần."
Một phụ huynh khác phân tích: "Con bạn có thể giỏi, có thể tự học rất tốt. Nhưng ai đảm bảo là con người khác không giỏi như con bạn?
Trường chuyên, lớp chọn chỉ dành cho vài ngàn học sinh. Trong khi số học sinh giỏi như con bạn có thể là hàng vạn. Vậy bạn chọn để con bạn tự học, tự lần mò đường đi hay bạn tìm thầy giỏi khơi mở, chỉ đường cho con bạn?".
Chị Tô Vân Anh chia sẻ, chị từng nhận nhiều lời khuyên cho con học ít đi để bản thân đỡ vất vả chuyện tiền bạc. Song chị tin rằng việc cho con học thêm là chính đáng.
Học sinh tham quan ngày hội công nghệ thông tin và STEM Hà Nội (Ảnh: Hoàng Hồng).
"Dù ai nói gì đi nữa, tôi cũng không thể cắt giảm chi phí học thêm của con. Không thể bắt con tự học để thi trường chuyên vì như thế là ảo tưởng. Cũng không thể cắt bỏ ước mơ thi chuyên của con. Môn năng khiếu vừa là thứ con yêu thích vừa là phương tiện giải trí ích lợi. Bảo không cần thiết thì cũng không sai nhưng tôi không muốn con thua bạn kém bè.
Không thể so sánh nhu cầu cuộc sống của trẻ con thành phố với trẻ con nông thôn. Mặt bằng học tập, thi cử ở thành phố cũng khác. Khi ai cũng đi học thêm, mặt bằng cứ thế bị nâng lên.
Nếu con mình không có tố chất đặc biệt để có thể tự học mà vẫn giỏi, con sẽ bị bỏ lại phía sau. Có bố mẹ nào chấp nhận con mình bình thường và bị bỏ lại phía sau không?", chị Vân Anh đặt câu hỏi.
Cá nhân chị Vân Anh không chấp nhận. Chị cho rằng phần lớn phụ huynh cũng không chấp nhận. Ai cũng có khao khát con học hành giỏi giang. Những ông bố bà mẹ bình thường đều sẽ đầu tư cho con học hành trong khả năng cao nhất của mình.
Nguồn: Dân Trí
Mẹ chi 13 triệu đồng học thêm mỗi tháng vẫn áy náy với con
Chị Nguyễn Thị Hà nuôi 2 con đang học THCS công lập tại quận Ba Đình. Con lớn lớp 9, con nhỏ lớp 7. Số tiền học thêm hàng tháng của 2 con là 13,22 triệu đồng.
Chị Hà liệt kê chi tiết như bảng dưới đây:
Khi được hỏi vì sao đã học tăng cường đủ 3 môn tại trường, con chị vẫn học thêm toán, tiếng Anh bên ngoài, chị Hà cho biết: "Tôi không yên tâm. Tất cả phụ huynh tôi quen đều cho con học thêm cả ở trường cả ở ngoài".
Để mua sự yên tâm, chị Hà thuê gia sư kèm tại nhà hai môn toán và tiếng Anh cho con. Riêng môn văn, chị cho con học bà ngoại - một giáo viên về hưu - nên tiết kiệm được khoản chi phí.
Ngoài ra con lớn lớp 9 vẫn duy trì lịch học ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật, học đàn piano và bóng rổ. Con nhỏ học đàn cùng anh nhưng chơi môn thể thao khác là cầu lông.
"So với các bạn lớp 9 khác, con tôi thuộc nhóm học thêm ít nhất. Mỗi môn chỉ học 1 buổi/tuần. Lịch học tăng cường ở trường không tính vì cả lớp đều học.
Trong lớp con, đa số các bạn học thêm mỗi môn 2 buổi/tuần, lịch học kín các tối từ thứ 2 đến thứ 7. Thậm chí có bạn một môn học 2 thầy.
Thế nên, dù mỗi tháng hết 13 triệu đồng, tôi vẫn thấy áy náy với con vì chưa cho con điều kiện học tập tốt nhất.
Tôi chỉ biết động viên con cố gắng hết sức. Cả nhà cũng nhắm đến ngôi trường cấp 3 có điểm chuẩn vừa phải để con không quá áp lực.
Nếu có điều kiện tài chính tốt hơn, tôi sẽ cho con học nhiều hơn, với các thầy cô giỏi hơn", chị Hà chia sẻ.
Học sinh học ngoại khóa tại bảo tàng (Ảnh: Hoàng Hồng).
Cùng tâm sự, chị Tô Vân Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) dành khoảng 9 triệu đồng/tháng cho hai con học thêm nhưng luôn cảm thấy không hài lòng vì… "quá ít".Hai con chị đều học lớp tăng cường tiếng Anh ở trường công, học phí khoảng 2,5 triệu đồng, đã bao gồm tiền bán trú.
Tuy nhiên, chị vẫn cho con học thêm tiếng Anh bên ngoài để bổ túc kỹ năng nghe - nói. Ngoài ra các con học thêm đàn và nhảy hiện đại.
Riêng con lớn lớp 8 có mục tiêu thi trường chuyên nên học thêm 3 môn văn hóa là toán, hóa, sinh.
Nếu tính toàn bộ chi phí dành cho học tập, chị Vân Anh tiêu khoảng 15 triệu đồng, chiếm 3/4 tổng thu nhập của chị.
Làm mẹ đơn thân, tiền trợ cấp nuôi con của chồng cũ không đủ, chị Vân Anh phải nhận thêm việc tại nhà để làm đêm, làm cuối tuần.
Học thêm mới là học chính?
Trong 50 phụ huynh tham gia khảo sát với phóng viên Dân trí, chỉ có 2 phụ huynh không cho con học thêm tiếng Anh.
Trong đó, 1 phụ huynh tự dạy con, phụ huynh còn lại cho con học trường tư từ tiểu học.
9 phụ huynh cho con học thêm tiếng Anh với mức phí dưới 1 triệu đồng/tháng/con.
23 phụ huynh cho con học thêm tiếng Anh với mức phí từ trên 1 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng/tháng/con.
Ở mức 2-3 triệu đồng/tháng/con có 7 phụ huynh. Còn ở mức từ 3 triệu đồng/tháng trở lên có 9 phụ huynh.
Đáng chú ý, có 3 phụ huynh chi 4 triệu đồng/tháng/con để con ôn thi chứng chỉ IELTS.
Ngoài ra, có 5 phụ huynh cho con học 2 ngoại ngữ. Trong đó, có 2 phụ huynh cho con học tiếng Nhật và 3 phụ huynh cho con học tiếng Trung. Chi phí học ngoại ngữ 2 vào khoảng 1-1,6 triệu đồng/tháng.
Khảo sát 17 phụ huynh có ít nhất 1 con học cấp THCS, chi phí học thêm tiếng Anh cao nhất là 8,2 triệu đồng/tháng. 9/17 phụ huynh chi trả trên 3 triệu đồng/tháng.
Chi phí học thêm và học tiếng Anh của 17 phụ huynh có ít nhất 1 con học cấp THCS (Bảng biểu: Hoàng Hồng).
16/50 phụ huynh nói trên cho con học trường tư. 12 phụ huynh cho con học cả công và tư tùy theo cấp học. 22 phụ huynh còn lại cho con học trường công.
Tuy nhiên, chi phí học thêm giữa các nhóm phụ huynh không có sự chênh lệch đáng kể.
Mặc dù học sinh được học tiếng Anh trong nhà trường, các phụ huynh xem việc học thêm tiếng Anh mới là học chính.
"Nếu chỉ học trong nhà trường, đến ngữ pháp của con cũng không vững, không đủ để đáp ứng các kỳ thi quan trọng, chứ chưa nói đến việc sử dụng được trong thực tế", chị Nguyễn Phương Thảo (Cầu Giấy, Hà Nội) nhận định.
Đối với các môn văn hóa, 50 phụ huynh được khảo sát đồng quan điểm không thể yên tâm nếu con chỉ học ở trường. Họ xem các lớp học thêm mới là nơi giúp học sinh nắm chắc kiến thức và kỹ năng
Một phụ huynh có con học Trường THCS Thanh Xuân cho biết: "Học sinh trường điểm vẫn học thêm bình thường.
Con tôi sau 6 năm không học thêm đã phải xin mẹ đăng ký học toán, văn khi bước sang lớp 7. Con tự thấy bản thân ngày càng đuối so với bạn bè đi học thêm kín tuần."
Một phụ huynh khác phân tích: "Con bạn có thể giỏi, có thể tự học rất tốt. Nhưng ai đảm bảo là con người khác không giỏi như con bạn?
Trường chuyên, lớp chọn chỉ dành cho vài ngàn học sinh. Trong khi số học sinh giỏi như con bạn có thể là hàng vạn. Vậy bạn chọn để con bạn tự học, tự lần mò đường đi hay bạn tìm thầy giỏi khơi mở, chỉ đường cho con bạn?".
Chị Tô Vân Anh chia sẻ, chị từng nhận nhiều lời khuyên cho con học ít đi để bản thân đỡ vất vả chuyện tiền bạc. Song chị tin rằng việc cho con học thêm là chính đáng.
Học sinh tham quan ngày hội công nghệ thông tin và STEM Hà Nội (Ảnh: Hoàng Hồng).
"Dù ai nói gì đi nữa, tôi cũng không thể cắt giảm chi phí học thêm của con. Không thể bắt con tự học để thi trường chuyên vì như thế là ảo tưởng. Cũng không thể cắt bỏ ước mơ thi chuyên của con. Môn năng khiếu vừa là thứ con yêu thích vừa là phương tiện giải trí ích lợi. Bảo không cần thiết thì cũng không sai nhưng tôi không muốn con thua bạn kém bè.
Không thể so sánh nhu cầu cuộc sống của trẻ con thành phố với trẻ con nông thôn. Mặt bằng học tập, thi cử ở thành phố cũng khác. Khi ai cũng đi học thêm, mặt bằng cứ thế bị nâng lên.
Nếu con mình không có tố chất đặc biệt để có thể tự học mà vẫn giỏi, con sẽ bị bỏ lại phía sau. Có bố mẹ nào chấp nhận con mình bình thường và bị bỏ lại phía sau không?", chị Vân Anh đặt câu hỏi.
Cá nhân chị Vân Anh không chấp nhận. Chị cho rằng phần lớn phụ huynh cũng không chấp nhận. Ai cũng có khao khát con học hành giỏi giang. Những ông bố bà mẹ bình thường đều sẽ đầu tư cho con học hành trong khả năng cao nhất của mình.
Nguồn: Dân Trí