Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Nhậm chức Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đô thành - Gia Định chỉ trong 24 giờ nhưng luật sư Triệu Quốc Mạnh đã làm tê liệt bộ máy cảnh sát Sài Gòn, ngay trước khi quân giải phóng tiến vào nội đô.
Bài viết nằm trong chuyên đề “Ngày 30/4 - kỷ nguyên mới”, của báo Vietnamnet
Đã 50 năm trôi qua, vị luật sư ngày ấy nay đã ngoài 80 tuổi. Có tính cách hào sảng của người Sài Gòn, uyên thâm của một luật sư và sự can trường của một người yêu nước, nhưng khi được hỏi chuyện cũ, ông Triệu Quốc Mạnh lại rất kiệm lời.
Chỉ nhậm chức Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Đô thành - Gia Định trong 24 giờ khi mới 34 tuổi, nhưng luật sư Triệu Quốc Mạnh đã ra lệnh thả tù chính trị, giải giáp và làm tê liệt bộ máy cảnh sát Đô thành, tạo điều kiện cho quân giải phóng tiến vào Sài Gòn thuận lợi hơn trong ngày 30/4/1975.
Chọn chức vụ đúng thời điểm
Trong căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10, TPHCM, luật sư Triệu Quốc Mạnh bồi hồi kể về những ngày hoạt động cách mạng trong lòng địch.
Luật sư cho biết ông có viết cuốn “Hồi ức Sài Gòn thời chiến tranh”. Trong đó, ông kể: “Chiều 25/4/1975, tôi được lệnh tới gặp tướng Dương Văn Minh. Tới nơi, tôi thấy tướng Dương Văn Minh đang họp với chừng hai mươi mấy người. Tôi chào và đến ngồi ở một ghế còn để trống ở đầu kia của bàn họp. Tướng Minh nhìn tôi và nói: 'Tướng như vậy mới trị được tụi nó!'”.
Sau đó, ông Dương Văn Minh lấy một miếng giấy trắng cỡ nửa trang và viết 3 dòng từ trên xuống: Bộ Tư lệnh Cảnh sát quốc gia, Cảnh sát Đô thành - Gia Định, Đô trưởng rồi hỏi ông Mạnh chọn chức vụ nào.
“Tôi lấy cây viết khoanh 'Cảnh sát Đô thành - Gia Định' và nói xin Tổng thống cho nhận chỗ này vì Bộ Tư lệnh đâu còn gì. Đại tướng cầm cây viết điểm vài cái và nói: 'Hay nhứt! Hay nhứt!'. Xong ông xé vụn mảnh giấy và nói 'Thôi không cần Bộ Tư lệnh nữa'" - ông Mạnh nhớ lại.
Theo luật sư Triệu Quốc Mạnh, ông đã được ông Dương Văn Minh nhắm đến vị trí này từ nửa tháng trước ngày ông Minh nhậm chức Tổng thống.
“Tôi không nhận lời vì sợ 'bể mánh' của mình. Tuy nhiên, cũng ngay tối hôm đó, tôi dùng một 'đường dây' khác để trả lời với ông Dương Văn Minh là 'Tình hình khó khăn lắm, chừng nào Đại tướng chắc chắn (nhậm chức Tổng thống - PV) thì mời tôi tới'. Và đến ngày 25/4/1975 là ngày 'chắc chắn', nên tôi tới đó" - ông Mạnh chia sẻ.
Ông Mạnh nói thêm: "Dù còn 3 ngày nữa ông Minh mới nhậm chức Tổng thống nhưng lúc này (ngày 25/4/1975 - PV) cũng là tới thời điểm rồi, không thể khác, vì Tổng thống Trần Văn Hương lúc đó già yếu, không thể trụ nổi”.
Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, từ nhỏ, ông Triệu Quốc Mạnh đã thấu hiểu sự tàn khốc của chiến tranh khi chứng kiến những hình ảnh đàn áp, đau thương diễn ra trên đường phố. Từ đó, trong ông luôn có niềm mong mỏi chiến tranh sớm kết thúc và nung nấu kế hoạch hành động. Ông tham gia các phong trào thanh niên, nhân sĩ trí thức phản đối chiến tranh, tranh cử Quốc hội để chiến đấu cho độc lập, hòa bình, dân chủ.
Tốt nghiệp ngành Luật năm 1964, ông học tiếp tiến sĩ Kinh tế. Năm 23 tuổi, ông Mạnh đã được bổ nhiệm và trở thành thẩm phán trẻ nhất trong ngành tư pháp Sài Gòn lúc bấy giờ. Cùng lúc, ông được giới thiệu vào Ban trí vận Mặt trận Sài Gòn - Gia Định.
Tháng 6/1966, ông vào Đảng, hoạt động tự do "như một trí thức tiến bộ có tinh thần yêu nước theo hướng hòa giải dân tộc". Cũng năm này, luật sư Triệu Quốc Mạnh được bổ nhiệm làm thẩm phán hàng thứ ba trong số 9 thẩm phán của tổ chức Tư pháp Sài Gòn.
Năm 1971, khi 30 tuổi, ông được thăng chức Đệ nhất Phó biện lý của Tòa Sài Gòn - Gia Định, tức là có quyền hành với cả ngành cảnh sát của chính quyền Sài Gòn.
Cũng năm 1971 có bầu cử Quốc hội, ông ra tranh cử tại Biên Hòa (Đồng Nai).
“Tôi ra tranh cử để tung 100.000 truyền đơn (theo nguyên tắc chỉ cho in 50.000) và dán hàng trăm bích chương có nội dung chiến đấu cho độc lập, hòa bình, dân chủ” - ông Mạnh kể.
Giải tán cảnh sát, thả tù chính trị
Trước xu thế cấp bách của thời cuộc, ông Dương Văn Minh đã chuẩn bị trước và biết chắc sẽ lên thay chức Tổng thống. Ông Triệu Quốc Mạnh, với dáng người to cao, đĩnh đạc và hiểu luật pháp… lọt vào “tầm ngắm” của ông Minh khi chọn nội các. Nhận thấy đây là việc làm có lợi cho cách mạng, ông Mạnh nhận lời.
Tuy nhiên, luật sư Triệu Quốc Mạnh đã tới bản doanh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Đô thành - Gia Định bằng chiếc xe hơi mang cờ Chuẩn tướng đúng vào thời điểm nóng bỏng đó.
Ông chỉ mặc thường phục, thắt cà vạt nhưng tên tuổi, chức vụ, tiếng tăm của vị Đệ nhất Phó Biện lý này đã được giới cảnh sát Đô thành biết đến và có phần nể sợ. Hơn nữa, theo lệnh của tướng Dương Văn Minh, cựu Trung tướng Mai Hữu Xuân giúp ông Mạnh vào vị trí chỉ huy.
Ngay lập tức, ông Mạnh lệnh cho Đại tá Lâm Chánh Nghĩa - Phó chỉ huy trưởng Cảnh sát Đô thành - Gia Định - triệu tập toàn bộ chỉ huy trưởng cảnh sát các quận, 11 sĩ quan cấp trung, thiếu tá.
“Tôi nói: “Tôi được lệnh của tổng thống, đến đây chỉ huy mấy anh và báo cho mấy anh biết là khả năng thương thuyết tại Trại Davis là 60%, cho nên bây giờ, nhất cử nhất động mấy anh phải nghe tôi. Đây là thời chiến”.
Đồng thời, tôi ra lệnh giải tán các lực lượng F - lực lượng cảnh sát đặc biệt. Và tôi ra một lệnh nữa 'Kể từ giờ phút này, nếu bắt được bất kỳ một ********* nào thì đều giao cho tôi giải quyết, vì lý do nhu cầu thương lượng'” - luật sư Mạnh nhớ lại.
Nhận lời đảm nhiệm trọng trách lớn dù chỉ trong thời gian ngắn, với một lực lượng rất mạnh cả về hỏa lực và quân số, ông Mạnh từng bước giải quyết các tình huống mau lẹ và khôn khéo.
Từng chuỗi ký ức ùa về, ông Mạnh trầm ngâm kể tiếp: “Tới đây thì tôi bắt đầu thấy căng thẳng. Có điều, mọi người tin và chấp hành lệnh. Tôi kêu Đại tá Lâm Chánh Nghĩa đi lập danh sách tất cả tù chính trị đang biệt giam, với lệnh ‘không được thiếu một người’. Sau đó, tôi ra lệnh trả tự do ngay cho họ".
Ông Mạnh cũng điều khiển đài tác chiến và liên tục ra lệnh “Cấm nổ súng trước!”, “Cấm di binh!” mỗi khi có điện đàm xin lệnh.
Ngoài ra, ông Mạnh kể thêm, cùng chiều 29/4/1975, Đại tá Phạm Kim Quy - Phó tư lệnh Cảnh sát quốc gia - điện cho ông hỏi 'Phải làm gì?'. Nghe điện, ngay lập tức ông yêu cầu thả hết tù chính trị. Các quản giáo đã quăng những xâu chìa khóa vào phòng giam để người tù tự mở.
Giữ một Sài Gòn nguyên vẹn
Những sĩ quan cảnh sát chấp hành mệnh lệnh của ông vui mừng được cho về nhà lo cho gia đình, vợ con, khiến cho toàn bộ lực lượng cảnh sát ở Đô thành tê liệt, tan rã.
“Khoảng 17.000 binh sĩ cảnh sát đã tuân lệnh tôi. Hòa bình trước tiên cũng đã đến với họ và gia đình” - ông Mạnh bồi hồi nói.
“Tôi đã thực hiện hoàn toàn thành công nhiệm vụ và ý nguyện của mình, trách nhiệm của một trí thức, chiến sĩ cách mạng” - ông Mạnh chia sẻ.
Vị luật sư cũng không quên nhắc lại “tinh thần dân Sài Gòn”. Rằng trong những ngày cuối cùng ấy, các viên chức chế độ Sài Gòn vẫn bám trụ tới cùng để làm tròn bổn phận. Nhiều ngôi nhà dù chủ đã di tản song mọi đồ vật bên trong vẫn ngăn nắp, không bị đập phá.
Ông bày tỏ: “Sài Gòn nguyên vẹn khi hòa bình vãn hồi là một kỳ công vĩ đại của những người, dù có khuynh hướng khác nhau đi nữa, nhưng cùng chung ý thức bảo tồn thành phố lịch sử này”.
Đất nước thống nhất, luật sư Triệu Quốc Mạnh tiếp tục theo ngành Luật. Ông là một trong những luật sư kỳ cựu của TPHCM, từng tham gia bào chữa trong nhiều vụ án lớn nhỏ; là ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM.
Giờ đây, dù tuổi đã cao, mái tóc ngả bạc, nhưng luật sư Mạnh vẫn rất minh mẫn, sắc sảo. Ông miệt mài làm việc bên bàn giấy cũ kỹ, nơi đã gắn bó suốt mấy chục năm qua.
Đang nói chuyện thì chiếc điện thoại bàn kêu “reng, reng”. Nghe xong, ông vui mừng nói sắp được đại diện Mặt trận Tổ quốc thành phố ghé thăm, và chỉ chiếc điện thoại bàn "khoe" rằng "không dùng di động".
Hàng ngày, ông dành thời gian sống vui cùng con cháu, đọc sách, nghiên cứu các vấn đề xã hội. Đặc biệt, với sự hiểu biết về pháp luật, ông vẫn tư vấn miễn phí cho người nghèo. Với ông, làm nghề luật không chỉ là để kiếm sống mà còn để giữ gìn công lý, bảo vệ người yếu thế.
#50nămgiảiphóngMiềnNam
Bài viết nằm trong chuyên đề “Ngày 30/4 - kỷ nguyên mới”, của báo Vietnamnet
Đã 50 năm trôi qua, vị luật sư ngày ấy nay đã ngoài 80 tuổi. Có tính cách hào sảng của người Sài Gòn, uyên thâm của một luật sư và sự can trường của một người yêu nước, nhưng khi được hỏi chuyện cũ, ông Triệu Quốc Mạnh lại rất kiệm lời.
Chỉ nhậm chức Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Đô thành - Gia Định trong 24 giờ khi mới 34 tuổi, nhưng luật sư Triệu Quốc Mạnh đã ra lệnh thả tù chính trị, giải giáp và làm tê liệt bộ máy cảnh sát Đô thành, tạo điều kiện cho quân giải phóng tiến vào Sài Gòn thuận lợi hơn trong ngày 30/4/1975.
Chọn chức vụ đúng thời điểm
Trong căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10, TPHCM, luật sư Triệu Quốc Mạnh bồi hồi kể về những ngày hoạt động cách mạng trong lòng địch.
Luật sư cho biết ông có viết cuốn “Hồi ức Sài Gòn thời chiến tranh”. Trong đó, ông kể: “Chiều 25/4/1975, tôi được lệnh tới gặp tướng Dương Văn Minh. Tới nơi, tôi thấy tướng Dương Văn Minh đang họp với chừng hai mươi mấy người. Tôi chào và đến ngồi ở một ghế còn để trống ở đầu kia của bàn họp. Tướng Minh nhìn tôi và nói: 'Tướng như vậy mới trị được tụi nó!'”.

Luật sư Triệu Quốc Mạnh bồi hồi kể về chuyện quá khứ.
Sau đó, ông Dương Văn Minh lấy một miếng giấy trắng cỡ nửa trang và viết 3 dòng từ trên xuống: Bộ Tư lệnh Cảnh sát quốc gia, Cảnh sát Đô thành - Gia Định, Đô trưởng rồi hỏi ông Mạnh chọn chức vụ nào.
“Tôi lấy cây viết khoanh 'Cảnh sát Đô thành - Gia Định' và nói xin Tổng thống cho nhận chỗ này vì Bộ Tư lệnh đâu còn gì. Đại tướng cầm cây viết điểm vài cái và nói: 'Hay nhứt! Hay nhứt!'. Xong ông xé vụn mảnh giấy và nói 'Thôi không cần Bộ Tư lệnh nữa'" - ông Mạnh nhớ lại.
Theo luật sư Triệu Quốc Mạnh, ông đã được ông Dương Văn Minh nhắm đến vị trí này từ nửa tháng trước ngày ông Minh nhậm chức Tổng thống.
“Tôi không nhận lời vì sợ 'bể mánh' của mình. Tuy nhiên, cũng ngay tối hôm đó, tôi dùng một 'đường dây' khác để trả lời với ông Dương Văn Minh là 'Tình hình khó khăn lắm, chừng nào Đại tướng chắc chắn (nhậm chức Tổng thống - PV) thì mời tôi tới'. Và đến ngày 25/4/1975 là ngày 'chắc chắn', nên tôi tới đó" - ông Mạnh chia sẻ.
Ông Mạnh nói thêm: "Dù còn 3 ngày nữa ông Minh mới nhậm chức Tổng thống nhưng lúc này (ngày 25/4/1975 - PV) cũng là tới thời điểm rồi, không thể khác, vì Tổng thống Trần Văn Hương lúc đó già yếu, không thể trụ nổi”.

Ông Triệu Quốc Mạnh (trên cùng, thứ hai từ trái sang) trong danh sách những trí thức Sài Gòn đồng hành cùng dân tộc
Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, từ nhỏ, ông Triệu Quốc Mạnh đã thấu hiểu sự tàn khốc của chiến tranh khi chứng kiến những hình ảnh đàn áp, đau thương diễn ra trên đường phố. Từ đó, trong ông luôn có niềm mong mỏi chiến tranh sớm kết thúc và nung nấu kế hoạch hành động. Ông tham gia các phong trào thanh niên, nhân sĩ trí thức phản đối chiến tranh, tranh cử Quốc hội để chiến đấu cho độc lập, hòa bình, dân chủ.
Tốt nghiệp ngành Luật năm 1964, ông học tiếp tiến sĩ Kinh tế. Năm 23 tuổi, ông Mạnh đã được bổ nhiệm và trở thành thẩm phán trẻ nhất trong ngành tư pháp Sài Gòn lúc bấy giờ. Cùng lúc, ông được giới thiệu vào Ban trí vận Mặt trận Sài Gòn - Gia Định.
Tháng 6/1966, ông vào Đảng, hoạt động tự do "như một trí thức tiến bộ có tinh thần yêu nước theo hướng hòa giải dân tộc". Cũng năm này, luật sư Triệu Quốc Mạnh được bổ nhiệm làm thẩm phán hàng thứ ba trong số 9 thẩm phán của tổ chức Tư pháp Sài Gòn.
Năm 1971, khi 30 tuổi, ông được thăng chức Đệ nhất Phó biện lý của Tòa Sài Gòn - Gia Định, tức là có quyền hành với cả ngành cảnh sát của chính quyền Sài Gòn.
Cũng năm 1971 có bầu cử Quốc hội, ông ra tranh cử tại Biên Hòa (Đồng Nai).
“Tôi ra tranh cử để tung 100.000 truyền đơn (theo nguyên tắc chỉ cho in 50.000) và dán hàng trăm bích chương có nội dung chiến đấu cho độc lập, hòa bình, dân chủ” - ông Mạnh kể.
Giải tán cảnh sát, thả tù chính trị
Trước xu thế cấp bách của thời cuộc, ông Dương Văn Minh đã chuẩn bị trước và biết chắc sẽ lên thay chức Tổng thống. Ông Triệu Quốc Mạnh, với dáng người to cao, đĩnh đạc và hiểu luật pháp… lọt vào “tầm ngắm” của ông Minh khi chọn nội các. Nhận thấy đây là việc làm có lợi cho cách mạng, ông Mạnh nhận lời.
“Tôi biết rằng đưa tôi lên làm cảnh sát trưởng là điều không dễ. Bởi nếu đưa một người trong giới cảnh sát lên làm chỉ huy thì được, đưa người quân đội qua làm cũng được, nhưng đưa một luật sư lên làm cảnh sát thì hơi khó, nói chưa chắc họ nghe” - ông Mạnh bày tỏ.
“15h ngày 28/4/1975, Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức Tổng thống Việt Nam cộng hòa… Luật sư Triệu Quốc Mạnh (đảng viên của ta ở bộ phận Trí vận) được Dương Văn Minh giao chức vụ Chỉ huy trưởng Nha Cảnh sát Đô thành…” - theo Lịch sử Đảng bộ TPHCM 1930-1975, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2015.
Tuy nhiên, luật sư Triệu Quốc Mạnh đã tới bản doanh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Đô thành - Gia Định bằng chiếc xe hơi mang cờ Chuẩn tướng đúng vào thời điểm nóng bỏng đó.
Ông chỉ mặc thường phục, thắt cà vạt nhưng tên tuổi, chức vụ, tiếng tăm của vị Đệ nhất Phó Biện lý này đã được giới cảnh sát Đô thành biết đến và có phần nể sợ. Hơn nữa, theo lệnh của tướng Dương Văn Minh, cựu Trung tướng Mai Hữu Xuân giúp ông Mạnh vào vị trí chỉ huy.

Luật sư Mạnh giới thiệu bức ảnh duy nhất chụp được ở thời trai trẻ, khi ông 17 tuổi. Ông cho biết trong quá trình hoạt động cách mạng, dù làm việc cho chính quyền Sài Gòn nhưng không bao giờ chụp bất cứ tấm ảnh nào, cả chung và riêng
Ngay lập tức, ông Mạnh lệnh cho Đại tá Lâm Chánh Nghĩa - Phó chỉ huy trưởng Cảnh sát Đô thành - Gia Định - triệu tập toàn bộ chỉ huy trưởng cảnh sát các quận, 11 sĩ quan cấp trung, thiếu tá.
“Tôi nói: “Tôi được lệnh của tổng thống, đến đây chỉ huy mấy anh và báo cho mấy anh biết là khả năng thương thuyết tại Trại Davis là 60%, cho nên bây giờ, nhất cử nhất động mấy anh phải nghe tôi. Đây là thời chiến”.
Đồng thời, tôi ra lệnh giải tán các lực lượng F - lực lượng cảnh sát đặc biệt. Và tôi ra một lệnh nữa 'Kể từ giờ phút này, nếu bắt được bất kỳ một ********* nào thì đều giao cho tôi giải quyết, vì lý do nhu cầu thương lượng'” - luật sư Mạnh nhớ lại.
Nhận lời đảm nhiệm trọng trách lớn dù chỉ trong thời gian ngắn, với một lực lượng rất mạnh cả về hỏa lực và quân số, ông Mạnh từng bước giải quyết các tình huống mau lẹ và khôn khéo.
Từng chuỗi ký ức ùa về, ông Mạnh trầm ngâm kể tiếp: “Tới đây thì tôi bắt đầu thấy căng thẳng. Có điều, mọi người tin và chấp hành lệnh. Tôi kêu Đại tá Lâm Chánh Nghĩa đi lập danh sách tất cả tù chính trị đang biệt giam, với lệnh ‘không được thiếu một người’. Sau đó, tôi ra lệnh trả tự do ngay cho họ".
Ông Mạnh cũng điều khiển đài tác chiến và liên tục ra lệnh “Cấm nổ súng trước!”, “Cấm di binh!” mỗi khi có điện đàm xin lệnh.
Ngoài ra, ông Mạnh kể thêm, cùng chiều 29/4/1975, Đại tá Phạm Kim Quy - Phó tư lệnh Cảnh sát quốc gia - điện cho ông hỏi 'Phải làm gì?'. Nghe điện, ngay lập tức ông yêu cầu thả hết tù chính trị. Các quản giáo đã quăng những xâu chìa khóa vào phòng giam để người tù tự mở.
Giữ một Sài Gòn nguyên vẹn
Những sĩ quan cảnh sát chấp hành mệnh lệnh của ông vui mừng được cho về nhà lo cho gia đình, vợ con, khiến cho toàn bộ lực lượng cảnh sát ở Đô thành tê liệt, tan rã.
“Khoảng 17.000 binh sĩ cảnh sát đã tuân lệnh tôi. Hòa bình trước tiên cũng đã đến với họ và gia đình” - ông Mạnh bồi hồi nói.
“Tôi đã thực hiện hoàn toàn thành công nhiệm vụ và ý nguyện của mình, trách nhiệm của một trí thức, chiến sĩ cách mạng” - ông Mạnh chia sẻ.
Vị luật sư cũng không quên nhắc lại “tinh thần dân Sài Gòn”. Rằng trong những ngày cuối cùng ấy, các viên chức chế độ Sài Gòn vẫn bám trụ tới cùng để làm tròn bổn phận. Nhiều ngôi nhà dù chủ đã di tản song mọi đồ vật bên trong vẫn ngăn nắp, không bị đập phá.

Luật sư Triệu Quốc Mạnh vui mừng gặp gỡ ông Kiều Xuân Long - Trưởng Ban liên lạc truyền thống kháng chiến, Ban Trí vận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định - trong những ngày tháng 4 này
Ông bày tỏ: “Sài Gòn nguyên vẹn khi hòa bình vãn hồi là một kỳ công vĩ đại của những người, dù có khuynh hướng khác nhau đi nữa, nhưng cùng chung ý thức bảo tồn thành phố lịch sử này”.
Đất nước thống nhất, luật sư Triệu Quốc Mạnh tiếp tục theo ngành Luật. Ông là một trong những luật sư kỳ cựu của TPHCM, từng tham gia bào chữa trong nhiều vụ án lớn nhỏ; là ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM.
Giờ đây, dù tuổi đã cao, mái tóc ngả bạc, nhưng luật sư Mạnh vẫn rất minh mẫn, sắc sảo. Ông miệt mài làm việc bên bàn giấy cũ kỹ, nơi đã gắn bó suốt mấy chục năm qua.
Đang nói chuyện thì chiếc điện thoại bàn kêu “reng, reng”. Nghe xong, ông vui mừng nói sắp được đại diện Mặt trận Tổ quốc thành phố ghé thăm, và chỉ chiếc điện thoại bàn "khoe" rằng "không dùng di động".
Hàng ngày, ông dành thời gian sống vui cùng con cháu, đọc sách, nghiên cứu các vấn đề xã hội. Đặc biệt, với sự hiểu biết về pháp luật, ông vẫn tư vấn miễn phí cho người nghèo. Với ông, làm nghề luật không chỉ là để kiếm sống mà còn để giữ gìn công lý, bảo vệ người yếu thế.
Từ 1988-1995, ông Triệu Quốc Mạnh làm Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM, Trưởng ban Pháp chế HĐND TPHCM khóa 4, Trưởng Bộ môn Luật của Trường Đại học Tổng hợp TPHCM và đảm nhận đào tạo cử nhân Luật thời kỳ đổi mới (1991-1995).
Năm 1996-1998, ông là trọng tài viên thuộc Tòa án Trọng tài quốc tế.
Hiện ông là Trưởng văn phòng Luật sư M&C.
#50nămgiảiphóngMiềnNam
Nguồn: vietnamnet