Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính, tên Bộ mới đang cân nhắc 2 phương án

D
Phuong Chi
Phản hồi: 1

Phuong Chi

Thành viên nổi tiếng
Cụ thể là hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nghị định 89/2022/NĐ-CP ngày 28/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch; kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước; đấu thầu; thống kê; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

1733302061372.png


Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm:
  • Trình Chính phủ dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của bộ đã được phê duyệt và các chương trình, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Trình Chính phủ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước, các cân đối vĩ mô chủ yếu của nền kinh tế quốc dân; chiến lược, kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn lực phát triển; kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch tổng thể quốc gia; kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình đầu tư công; các chương trình, dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.
  • Về đầu tư phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp chung về đầu tư phát triển. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; tổng hợp danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công, các dự án quan trọng quốc gia, các nhiệm vụ, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn.
  • Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xác định vốn đầu tư ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển của quốc gia, theo từng ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; tổng hợp tổng mức vốn dành cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công, dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, quy mô lớn, liên kết vùng, có tính lan tỏa, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng và địa phương;...
  • Về đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài; đầu tư theo phương thức đối tác công tư; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư.
  • Thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;...
  • Về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trong việc quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi.
  • Tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền quyết định đề xuất, chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước;...
  • Về phát triển doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Xây dựng chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
  • Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi toàn quốc.
  • Quản lý về đăng ký doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình đăng ký doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và sau đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi cả nước;..
Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm:

1- Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.​
2- Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.​
3- Vụ Tài chính, tiền tệ.​
4- Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ.​
5- Vụ Kinh tế nông nghiệp.​
6- Vụ Phát triển hạ tầng và đô thị.​
7- Vụ Quản lý các khu kinh tế.​
8- Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.​
9- Vụ Kinh tế đối ngoại.​
10- Vụ Lao động, văn hóa, xã hội.​
11- Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường.​
12- Vụ Quản lý quy hoạch.​
13- Vụ Quốc phòng, an ninh.​
14- Vụ Pháp chế.​
15- Vụ Tổ chức cán bộ.​
16- Văn phòng Bộ.​
17- Thanh tra Bộ.​
18- Cục Quản lý đấu thầu.​
19- Cục Phát triển doanh nghiệp.​
20- Cục Đầu tư nước ngoài.​
21- Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.​
22- Cục Kinh tế hợp tác.​
23- Tổng cục Thống kê.​
24- Viện Chiến lược phát triển.​
25- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.​
26- Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số.​
27- Báo Đầu tư.​
28- Học viện Chính sách và Phát triển.​

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính

Nghị định 14/2023/NĐ-CP ngày 20/4/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.

Trong đó:
  • Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn, hàng năm về các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
  • Thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật đối với cơ quan thuế, hải quan và cơ quan khác được nhà nước giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí hoặc thu khác của ngân sách nhà nước.
  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, mặt nước, tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;..
  • Kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng; cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số, đặt cược, casino, trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ để các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức sản xuất, kinh doanh lập phương án giá và làm cơ sở thẩm định các phương án giá, kiểm tra các yếu tố hình thành giá; phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn phương pháp định giá đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định của các bộ, ngành;...
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính gồm:

1- Vụ Ngân sách nhà nước.​
2- Vụ Đầu tư.​
3- Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).​
4- Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.​
5- Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.​
6- Vụ Hợp tác quốc tế.​
7- Vụ Pháp chế.​
8- Vụ Tổ chức cán bộ.​
9- Thanh tra.​
10- Văn phòng.​
11- Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.​
12- Cục Quản lý công sản.​
13- Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.​
14- Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.​
15- Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.​
16- Cục Quản lý giá.​
17- Cục Tin học và Thống kê tài chính.​
18- Cục Tài chính doanh nghiệp.​
19- Cục Kế hoạch - Tài chính.​
20- Tổng cục Thuế.​
21- Tổng cục Hải quan.​
22- Tổng cục Dự trữ Nhà nước.​
23- Kho bạc Nhà nước.​
24- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.​
25- Viện Chiến lược và chính sách tài chính.​
26- Thời báo Tài chính Việt Nam.​
27- Tạp chí Tài chính.​
28- Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.​
#tinhgọnbộmáy

Nguồn: baochinhphu.vn
 
Cơ cấu tổ chứ các Bộ với hàng chục Tổng cục, Cục, Vụ, Viện.. như thế thì bộ máy hành chính không cồng kềnh, chồng chéo mới lạ . Chính phủ nên thành lập tạm thời một ủy ban quốc gia , gồm các chuyên gia giỏi để nghiên cứu và đề xuất phương án tổ chức lại cơ cấu bộ máy các Bộ, Ngành .
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top