Ngô Xuân Thành
Thành viên tích cực
Kênh đào Nghĩa Hưng (Nam Định) tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng được ví là "Kênh đào Panama thu nhỏ" của Việt Nam vì cách hoạt động năng tương tự như kênh đào Panama: khi có hiệu lệnh từ loa phát thanh cho tàu bên khu chờ nào di chuyển, tàu đó sẽ tiến vào âu tàu của kênh. Khi tàu neo đậu chắc chắn trong buồng âu, cánh cửa âu bằng thép nặng 87 tấn phía đuôi tàu được đóng lại, ngăn dòng nước và van cân bằng nước trên cửa âu phía trước tàu được mở ra để cân bằng mực nước giữa trong âu và ngoài âu. Sau khoảng 3 - 4 phút mực nước trong âu tàu đã cân bằng với mực nước sông còn lại, cửa âu bên đầu tàu sẽ mở để tàu di chuyển ra ngoài.
Kênh đào Nghĩa Hưng được hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 9/2023.
Sau một năm khai thác, kênh đào Nghĩa Hưng nối sông Đáy với sông Ninh Cơ tại Nam Định đã giúp gần 12.800 lượt tàu tải trọng đến 3.000 tấn qua lại, giảm được 5 tiếng trên 80km đường sông quanh co, chật hẹp.
Kênh Nghĩa Hưng dài khoảng 1km, chiều rộng phía sông Ninh Cơ là 90m, chiều rộng phía sông Đáy 100m. Kênh có âu tàu dài 279m bằng bê tông cốt thép lớn nhất Việt Nam, buồng âu dài 179m, rộng 17m, cao độ đáy âu -7m. Trọng tải của tàu qua âu tàu tối đa 3.000 tấn. Đầu âu tàu phía sông Ninh Cơ và phía sông Đáy, mỗi bên có 7 trụ neo, 3 cầu bộ hành.
Từ cuối năm 2015, cụm công trình cải tạo luồng qua cửa Lạch Giang (cửa sông Ninh Cơ, tỉnh Nam Định) thuộc dự án phát triển giao thông vận tải khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (WB6) được đưa vào khai thác giúp tàu 3.000 tấn giảm tải đi qua cửa sông Ninh Cơ dễ dàng.
Tàu từ cửa sông Ninh Cơ qua kênh đào Nghĩa Hưng sang sông Đáy tới Ninh Bình (đường màu vàng) giảm được 5 tiếng và 80km so với đi từ sông Ninh Cơ ngược sông Hồng qua sông Nam Định để sang sông Đáy tới Ninh Bình (đường màu đỏ)
Tuy nhiên, cửa sông Đáy phía Ninh Bình (nằm phía nam cửa Lạch Giang) bị bồi lắng thường xuyên, khó cải tạo để tàu lớn ra vào.
Do vậy, Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định bổ sung vốn ODA cho dự án WB6 để đào kênh Nghĩa Hưng nối sông Đáy với sông Ninh Cơ.
Kênh Nghĩa Hưng giúp tàu 3.000 tấn từ biển qua cửa Lạch Giang vào sông Ninh Cơ, sang sông Đáy tới Ninh Bình thay vì đi vòng qua sông Nam Định có nhiều đoạn quanh co nhỏ hẹp, không an toàn.
Tổng mức đầu tư dự án kênh Nghĩa Hưng là 107,19 triệu USD (tương đương 2.300 tỉ đồng) gồm 78,74 triệu USD vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới. Còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Kênh Nghĩa Hưng đã phát huy hiệu quả đầu tư ngay khi đưa vào khai thác vì rút ngắn quãng đường, thời gian vận chuyển, tăng hiệu quả khai thác của tàu từ các cảng ở Ninh Bình đến Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh…
Nguồn: Tuổi trẻ, Dân trí...
Kênh đào Nghĩa Hưng được hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 9/2023.
Sau một năm khai thác, kênh đào Nghĩa Hưng nối sông Đáy với sông Ninh Cơ tại Nam Định đã giúp gần 12.800 lượt tàu tải trọng đến 3.000 tấn qua lại, giảm được 5 tiếng trên 80km đường sông quanh co, chật hẹp.
Kênh Nghĩa Hưng dài khoảng 1km, chiều rộng phía sông Ninh Cơ là 90m, chiều rộng phía sông Đáy 100m. Kênh có âu tàu dài 279m bằng bê tông cốt thép lớn nhất Việt Nam, buồng âu dài 179m, rộng 17m, cao độ đáy âu -7m. Trọng tải của tàu qua âu tàu tối đa 3.000 tấn. Đầu âu tàu phía sông Ninh Cơ và phía sông Đáy, mỗi bên có 7 trụ neo, 3 cầu bộ hành.
Từ cuối năm 2015, cụm công trình cải tạo luồng qua cửa Lạch Giang (cửa sông Ninh Cơ, tỉnh Nam Định) thuộc dự án phát triển giao thông vận tải khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (WB6) được đưa vào khai thác giúp tàu 3.000 tấn giảm tải đi qua cửa sông Ninh Cơ dễ dàng.
Tàu từ cửa sông Ninh Cơ qua kênh đào Nghĩa Hưng sang sông Đáy tới Ninh Bình (đường màu vàng) giảm được 5 tiếng và 80km so với đi từ sông Ninh Cơ ngược sông Hồng qua sông Nam Định để sang sông Đáy tới Ninh Bình (đường màu đỏ)
Tuy nhiên, cửa sông Đáy phía Ninh Bình (nằm phía nam cửa Lạch Giang) bị bồi lắng thường xuyên, khó cải tạo để tàu lớn ra vào.
Do vậy, Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định bổ sung vốn ODA cho dự án WB6 để đào kênh Nghĩa Hưng nối sông Đáy với sông Ninh Cơ.
Kênh Nghĩa Hưng giúp tàu 3.000 tấn từ biển qua cửa Lạch Giang vào sông Ninh Cơ, sang sông Đáy tới Ninh Bình thay vì đi vòng qua sông Nam Định có nhiều đoạn quanh co nhỏ hẹp, không an toàn.
Tổng mức đầu tư dự án kênh Nghĩa Hưng là 107,19 triệu USD (tương đương 2.300 tỉ đồng) gồm 78,74 triệu USD vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới. Còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Kênh Nghĩa Hưng đã phát huy hiệu quả đầu tư ngay khi đưa vào khai thác vì rút ngắn quãng đường, thời gian vận chuyển, tăng hiệu quả khai thác của tàu từ các cảng ở Ninh Bình đến Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh…
Nguồn: Tuổi trẻ, Dân trí...