Làm thế nào để kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước?

Hải Lam
Trần Dương
Phản hồi: 1

Trần Dương

Thành viên nổi tiếng
Với Quy định 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024, Bộ Chính trị đã đưa ra khung quy định nhằm kiểm soát quyền lực và ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Theo quy định này, quyền lực phải được kiểm soát toàn diện, thống nhất để tránh tình trạng lạm quyền hoặc sử dụng sai mục đích.
1730163176834.png

Theo tôi đọc hiểu, nội dung chính Quy định 189-QĐ/TW gồm những điểm chính sau đây:

Nguyên tắc kiểm soát quyền lực:
Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất và toàn diện của Đảng trong các hoạt động liên quan đến tài chính công. Quyền lực phải được sử dụng hiệu quả và đúng đắn, và mọi hành vi lạm dụng phải được phát hiện và xử lý kịp thời.
Chủ thể thực hiện kiểm soát: Bao gồm các tổ chức đảng như Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, và các ban kiểm tra từ Trung ương đến địa phương. Những chủ thể này có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quyền lực trong toàn bộ hệ thống quản lý tài chính công.
Phạm vi kiểm soát: Trọng tâm là giám sát các hành vi sử dụng quyền lực nhằm ngăn chặn tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực. Quyền lực của lãnh đạo các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước đều nằm trong phạm vi này, từ cấp ủy, tổ chức đảng đến cán bộ, công chức.
Phương thức kiểm soát: Gồm xây dựng quy định chặt chẽ, kiểm tra và giám sát định kỳ; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong giám sát. Các cơ chế này đảm bảo tính minh bạch và sự tham gia của cộng đồng, giúp ngăn ngừa tiêu cực ngay từ bên trong.
Thực hiện công khai, minh bạch: Thông qua sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và các phương tiện truyền thông, quyền lực được quản lý chặt chẽ, đảm bảo dân chủ và công khai.
Nhờ vào những quy định cụ thể và sự phân công rõ ràng cho từng chủ thể trong hệ thống, có thể kiểm soát quyền lực một cách chặt chẽ, từ đó giảm thiểu nguy cơ tham nhũng, tiêu cực trong quản lý tài chính, tài sản công.
Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong sử dụng tài chính công
Ngày 08/10/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Theo đó, nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện, trực tiếp, tuyệt đối của Đảng; chấp hành nghiêm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Quyền lực nhà nước trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công phải được kiểm soát chặt chẽ, thống nhất; bảo đảm quyền lực được sử dụng đúng đắn, hiệu quả; mọi hành vi lạm dụng, lợi dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu cực phải được ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả các cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch trong từng cơ quan nhà nước.

Nội dung kiểm soát phải toàn diện, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm; hoạt động kiểm soát phải tôn trọng, không làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Chủ thể kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương.

2. Cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên trực tiếp của cấp uỷ, tổ chức đảng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

3. Các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy; tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; đảng đoàn hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ủy ban kiểm tra, ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.

4. Các cấp ủy, tổ chức đảng khác có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công: Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan báo chí, Nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Chủ thể chịu sự kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
1. Cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

3. Cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và người có thẩm quyền quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo quy định của pháp luật.
Phạm vi kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
Kiểm soát việc thực hiện quyền lực của chủ thể thực hiện quyền lực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Trọng tâm là kiểm soát các quyết định, hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền lực của chủ thể thực hiện quyền lực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công để tham nhũng, tiêu cực; cụ thể kiểm soát quyền lực đối với:

1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, bí thư cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

2. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Phương thức kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
1. Xây dựng, ban hành các quy định, quy chế, quy trình về kiểm soát việc thực thi quyền lực; phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ các hành vi lạm quyền sử dụng quyền lực để thực hiện các hành vi trái với chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

2. Lãnh đạo, chỉ đạo định hướng hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Cho chủ trương, định hướng chỉ đạo xử lý các nhiệm vụ, công việc khó khăn, vướng mắc hoặc còn quan điểm khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

3. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
4. Kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán phát hiện, xử lý các sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Giải quyết kịp thời các thông tin tố cáo, kiến nghị, phản ánh đối với các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

5. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên qua tổ chức sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình; thực hiện trách nhiệm nêu gương; tăng cường tự kiểm tra nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sai phạm trong nội bộ và các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực khác trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

6. Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng và Nhân dân trong giám sát, phát hiện, đề xuất xử lý việc lạm dụng, lợi dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

7. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, ban hành các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và xây dựng, ban hành những quy định cụ thể về quy trình, trình tự thực hiện dân chủ trong công tác quản lý, điều hành. https://xaydungchinhsach.chinhphu.v...su-dung-tai-chinh-cong-119241028164219123.htm
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top