Điểm Nóng Nga Ukraine
Thành viên nổi tiếng
Ukraine cáo buộc Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong cuộc tấn công hôm nay 21/11/2024. Trả lời tại cuộc họp báo hôm nay, người phát ngôn Điện Kremlin Peskov nói: "các câu hỏi về tuyên bố của Kyiv liên quan đến việc Nga sử dụng ICBM ở Ukraine nên được chuyển đến Bộ Quốc phòng. Nga tuân thủ lập trường có trách nhiệm để tránh xung đột hạt nhân, như được phản ánh trong học thuyết quân sự của mình
Không giống như các loại tên lửa quân sự khác, ICBM "thị uy" bằng tầm bắn xa của mình. Chúng có thể bay xa trên 5.500km, theo chuyên gia John Pike về an ninh quốc gia Mỹ trong bài ông viết cho Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ.
"Các ICBM tạo ra vấn đề bởi vì chúng cho phép một nước phá vỡ phạm vi khu vực và hướng tới tác động toàn cầu tiềm ẩn", ông Pike giải thích. "Bất kể căn nguyên xung đột là gì, một đất nước có thể kéo dính cả thế giới chỉ đơn giản bằng cách dọa mở một cuộc chiến tranh dùng ICBM".
Tất cả các ICBM đều là loại tên lửa lớn có khoảng trống để chứa một lượng chất nổ trên đầu. Chúng nhỏ hơn loại tên lửa phóng vệ tinh và đưa người lên không gian, nhưng về cấu trúc, chúng không quá khác biệt. Đó là lý do các nước phát triển chương trình bay không gian đều bị chú ý sát sao.
Hầu hết các ICBM không tiến vào quỹ đạo trái đất. Thay vào đó, chúng di chuyển hình cung giống như bóng đá. ICBM có thể bắn trúng mục tiêu ở cách xa hàng nghìn cây số, và có thể phá hủy hoàn toàn nhiều thành phố.
Cốt lõi sức mạnh hạt nhân của Nga chính là “bộ ba hạt nhân”, bao gồm các lực lượng vận chuyển chiến lược trên bộ, trên không, trên biển và hàng nghìn đầu đạn hạt nhân chúng mang theo. Vậy sức mạnh thực sự “bộ ba hạt nhân” của Nga hiện tại là gì?
Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chiến lược hiện là 99%, trong đó hơn 90% có thể thực hiện đòn tấn công chiến lược gần như ngay lập tức.
Trong khi các tổ hợp ICBM RS-12M2 Topol-M, RS-24 Yars đóng vai trò như lực lượng tấn công phủ đầu với khả năng cơ động cao trên khung gầm xe siêu trọng, thì các ICBM hạng nặng đặt trong giếng phóng như RS-28 Sarmat hay RS-20M là nắm đấm chủ lực hủy diệt đối phương kể cả các căn cứ nằm sâu dưới lòng đất.
Trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra, các đơn vị Topol-M và Yars sẽ cơ động liên tục và ngụy trang để tránh các phương tiện trinh sát của đối phương. Việc xác định vị trí của các bệ phóng ICBM cơ động trên lãnh thổ rộng lớn của Nga là việc làm gần như bất khả thi. Ngoài ra, công nghệ đầu đạn có khả năng tự thay đổi quỹ đạo bay của tổ hợp ICBM Yars khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa trở thành đồ vô dụng.
Đặc biệt, ICBM Sarmat với khả năng trang bị các thiết bị lượn siêu vượt âm Avangard mang đầu đạn hạch tâm có sức công phá nhiều Megaton, có thể né tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương để giáng đòn tấn công chiến lược không thể ngăn cản. Hiện tại, trên thế giới không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào có đủ khả năng ngăn chặn cặp đôi vũ khí chiến lược này của Nga.
Sức mạnh hủy diệt đến từ bầu trời
Nếu ICBM là những đòn tấn công chủ lực, thì máy bay ném bom tầm xa với tên lửa hành trình và tên lửa siêu vượt âm chính là đòn tấn công hạt nhân nhanh của quân đội Nga.
Các phi đội máy bay ném bom Tu-160M, Tu-95MS từ các căn cứ không quân chiến lược như Ukrainka, Engels và Shaykovka có thể tung đòn tấn công hủy diệt. Sức mạnh tấn công của chúng là các dòng tên lửa Kh-102 (phiên bản trang bị đầu đạn hạt nhân của tên lửa Kh-101) với tầm bắn lên tới 4.000km. Khi được kết hợp với các máy bay ném bom có tầm hoạt động tới 10.000km thì bất kỳ địa điểm nào trên trái đất đều nằm trong tầm bắn.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa là gì?
Viết tắt là ICBM, tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể thực hiện "nhiệm vụ được giao" một cách chuẩn xác: Đưa một vũ khí - chẳng hạn đầu đạn hạt nhân hoặc chất độc thần kinh - tới một lục địa khác.Không giống như các loại tên lửa quân sự khác, ICBM "thị uy" bằng tầm bắn xa của mình. Chúng có thể bay xa trên 5.500km, theo chuyên gia John Pike về an ninh quốc gia Mỹ trong bài ông viết cho Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ.
"Các ICBM tạo ra vấn đề bởi vì chúng cho phép một nước phá vỡ phạm vi khu vực và hướng tới tác động toàn cầu tiềm ẩn", ông Pike giải thích. "Bất kể căn nguyên xung đột là gì, một đất nước có thể kéo dính cả thế giới chỉ đơn giản bằng cách dọa mở một cuộc chiến tranh dùng ICBM".
Tất cả các ICBM đều là loại tên lửa lớn có khoảng trống để chứa một lượng chất nổ trên đầu. Chúng nhỏ hơn loại tên lửa phóng vệ tinh và đưa người lên không gian, nhưng về cấu trúc, chúng không quá khác biệt. Đó là lý do các nước phát triển chương trình bay không gian đều bị chú ý sát sao.
Hầu hết các ICBM không tiến vào quỹ đạo trái đất. Thay vào đó, chúng di chuyển hình cung giống như bóng đá. ICBM có thể bắn trúng mục tiêu ở cách xa hàng nghìn cây số, và có thể phá hủy hoàn toàn nhiều thành phố.
Cốt lõi sức mạnh hạt nhân của Nga chính là “bộ ba hạt nhân”, bao gồm các lực lượng vận chuyển chiến lược trên bộ, trên không, trên biển và hàng nghìn đầu đạn hạt nhân chúng mang theo. Vậy sức mạnh thực sự “bộ ba hạt nhân” của Nga hiện tại là gì?
ICBM thế hệ mới của Nga và thiết bị lượn siêu vượt âm tương lai
Một trong những trụ cột chính trong “bộ ba hạt nhân” chính là Lực lượng tên lửa chiến lược với hạt nhân là các dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-20M Voevoda, RS-18A, RS-12M2 Topol-M, RS-24 Yars và RS-28 Sarmat.Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chiến lược hiện là 99%, trong đó hơn 90% có thể thực hiện đòn tấn công chiến lược gần như ngay lập tức.
Trong khi các tổ hợp ICBM RS-12M2 Topol-M, RS-24 Yars đóng vai trò như lực lượng tấn công phủ đầu với khả năng cơ động cao trên khung gầm xe siêu trọng, thì các ICBM hạng nặng đặt trong giếng phóng như RS-28 Sarmat hay RS-20M là nắm đấm chủ lực hủy diệt đối phương kể cả các căn cứ nằm sâu dưới lòng đất.
Trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra, các đơn vị Topol-M và Yars sẽ cơ động liên tục và ngụy trang để tránh các phương tiện trinh sát của đối phương. Việc xác định vị trí của các bệ phóng ICBM cơ động trên lãnh thổ rộng lớn của Nga là việc làm gần như bất khả thi. Ngoài ra, công nghệ đầu đạn có khả năng tự thay đổi quỹ đạo bay của tổ hợp ICBM Yars khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa trở thành đồ vô dụng.
Đặc biệt, ICBM Sarmat với khả năng trang bị các thiết bị lượn siêu vượt âm Avangard mang đầu đạn hạch tâm có sức công phá nhiều Megaton, có thể né tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương để giáng đòn tấn công chiến lược không thể ngăn cản. Hiện tại, trên thế giới không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào có đủ khả năng ngăn chặn cặp đôi vũ khí chiến lược này của Nga.
Sức mạnh hủy diệt đến từ bầu trời
Nếu ICBM là những đòn tấn công chủ lực, thì máy bay ném bom tầm xa với tên lửa hành trình và tên lửa siêu vượt âm chính là đòn tấn công hạt nhân nhanh của quân đội Nga.
Các phi đội máy bay ném bom Tu-160M, Tu-95MS từ các căn cứ không quân chiến lược như Ukrainka, Engels và Shaykovka có thể tung đòn tấn công hủy diệt. Sức mạnh tấn công của chúng là các dòng tên lửa Kh-102 (phiên bản trang bị đầu đạn hạt nhân của tên lửa Kh-101) với tầm bắn lên tới 4.000km. Khi được kết hợp với các máy bay ném bom có tầm hoạt động tới 10.000km thì bất kỳ địa điểm nào trên trái đất đều nằm trong tầm bắn.