Lật tàu ở Hạ Long: Tàu sông được chạy trên vịnh biển có hợp lý?

maimaipress
Minh Phương
Phản hồi: 2

Minh Phương

Thành viên nổi tiếng
Cần xem xét, điều chỉnh, bổ sung Luật Đường thủy nội địa, các quy chuẩn về tàu thủy trước những diễn biến ngày càng cực đoan của thời tiết.

Vịnh Hạ Long được quy định là vùng sông VR- SII có chiều cao sóng 1,2m, do đó, các tàu được chứng nhận đăng kiểm tàu sông (VR-SII, VR-SI, VR-SB) được hoạt động. Tuy nhiên, vụ lật tàu chiều 19/7, vịnh có gió giật cấp 10, lớn hơn quy chuẩn thiết kế.

Liên quan tới vụ lật tàu ở Hạ Long, có ý kiến cho rằng tàu Vịnh Xanh 58 được thiết kế, đăng kiểm và hoạt động theo tiêu chuẩn tàu thủy nội địa - tiêu chuẩn của tàu sông nhưng được chạy trên Vịnh Hạ Long - là khu vực biển có sóng, gió lớn hơn nhiều so với sông.

Điều này khiến dư luận dấy lên lo ngại về chất lượng các con tàu tương tự Vịnh Xanh 58 đang lưu hành tại đây. Tại sao tàu được cấp chứng nhận đăng kiểm tiêu chuẩn tàu sông lại được chạy trên biển?

1753238817461.png


Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, ông Vũ Anh, Trưởng phòng Tàu sông, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, phương tiện thủy nội địa được quy định tại Luật Giao thông đường thủy nội địa.

"Tại thời điểm giông bão theo thông báo của đài khí tượng thủy văn khu vực thì gió giật cấp 10, lớn hơn so quy chuẩn thiết kế” - Ông Vũ Anh, Trưởng phòng Tàu sông, Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Cụ thể, theo khoản 4, Điều 3, Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định rõ: "Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải".

Vì vậy những tuyến nằm ở trong vùng vịnh hoặc các cửa sông, tuyến bờ ra đảo gần trong vòng 12 hải lý đều được coi là tuyến đường thủy nội địa.

Vậy Vịnh Hạ Long được quy định chính xác là vùng nào?

Theo ông Vũ Anh, việc phân vùng dựa trên chiều cao sóng. Tại Phụ lục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa, được bổ sung sửa đổi nhiều lần, chia phương tiện thành các cấp phương tiện khác nhau bao gồm cấp VR-SB, VR-SI, VR-SII, VR-SIII.

Cụ thể, tuyến ven biển VR- SB thì chiều cao sóng là 2,5m, VR- SI là 2m và VR- SII là 1,2m. Tương tự, cấp tàu cũng được phân cấp theo chiều cao sóng lớn nhất tương ứng với từng cấp là: VR-SB: 2,50 m; VR-SI: 2,00 m; VR-SII: 1,20 m.

“Căn cứ vào các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nói trên thì vùng Vịnh Hạ Long là vùng sông VR- SII (vùng có chiều cao sóng 1,2m).

Tuy nhiên, tàu Vịnh Xanh 58 được thiết kế theo quy chuẩn VR- SI do đó được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường với cấp VR-SI cao hơn tiêu chuẩn của cấp VR-SII.

Ông Vũ Anh cho rằng, với những căn cứ, quy định như trên, các phương tiện thủy nội địa cấp VR-SII, VR-SI, VR-SB phù hợp hoạt động tại Vịnh Hạ Long.

Tuy nhiên, tại thời điểm giông bão theo thông báo của đài khí tượng thủy văn khu vực thì gió giật cấp 10, lớn hơn so quy chuẩn thiết kế”, ông Vũ Anh nói.

Được biết, đăng kiểm không phải là cơ quan duy nhất cho phép tàu hoạt động. Cơ quan đăng kiểm chỉ là đơn vị công bố các tàu có hay không thỏa mãn các quy chuẩn đã được quy định. Việc cho phép tàu chạy còn nhiều cơ quan quản lý, trong đó có các cảng vụ khu vực.

Một chuyên gia cho rằng cần xem xét, điều chỉnh, bổ sung Luật Đường thủy nội địa, các quy chuẩn về tàu thủy trước những diễn biến ngày càng cực đoan của thời tiết.

 
Vịnh Hạ Long là vịnh hở, không thể gọi là thủy nội địa. Cần nên có quy định mới cho tàu khách du lịch trên vịnh cho an toàn cho hành khách và quốc gia.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top