Nguyễn Thị Phương Thúy
Thành viên nổi tiếng
Có thể bạn chưa nghe đến tên cây này bao giờ, nhưng nó dùng để chữa táo bón hiệu nghiệm hơn cả khoai lang, bí ngô. Đó chính là phan tả diệp, một cây thuốc nam có trong cuốn sách kinh điển "Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam" của GS.TS Đỗ Tất Lợi.
Phan tả diệp là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp, có tác dụng tiêu tích trệ, thông đại tiện, chữa các chứng ăn uống không tiêu, bụng ngực đầy trướng, táo bón...
1. Đặc điểm của cây phan tả diệp và tác dụng dược lý
Phan tả diệp còn có tên gọi khác là hiệp diệp, tiêm diệp. Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Delile. Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.
Phan tả diệp (folium sennae) là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp lá hẹp Cassia angustifolia Vahl, hay cây phan tả diệp lá nhọn Cassia acutifolia Delile, đều thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Phan tả diệp là một vị thuốc thường dùng trong cả đông và tây y. Tả diệp là lá gây đi ngoài lỏng, mọc ở nước Phiên (một nước ở biên giới Trung Quốc xưa kia) đọc chệch là Phan.
Phan tả diệp Cassia angustifolia Vahl. là một cây nhỏ cao chừng 1m. Tại những nơi cây mọc, mùa hoa tháng 9-12, mùa quả tháng 3 năm sau.
Theo sách "Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam" của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, tùy theo liều, phan tả diệp có tác dụng nhuận tràng (phân mềm sau khi uống 5-7 giờ) hoặc tẩy mạnh (phân lỏng có đau bụng).
2. Công dụng và liều dùng
Lá phan tả diệp khô
Theo tài liệu cổ, phan tả diệp vị ngọt, đắng, tính hàn, vào kinh đại tràng; có tác dụng tiêu tích trệ, thông đại tiện; dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng ngực đầy trướng, táo bón. Dùng làm thuốc giúp thông đại tiện: Ngày dùng 1-2g, nhuận tràng với liều 3-4g, tẩy mạnh với liều 5-7g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha.
Khi bào chế phan tả diệp, chỉ cần hãm vào nước đun sôi độ 5 phút, gạn lấy nước hãm. Làm như vậy 3 lần, gộp dịch hãm, uống ấm. Tránh đun sôi thời gian lâu sẽ làm thủy phân các sennosid khiến chúng sẽ bị hấp thu ngay ở ruột non làm mất khả năng tăng nhu động ở đại tràng.
3. Một số bài thuốc trị bệnh từ phan tả diệp
Bác sĩ nội trú Nguyễn Thành Vương – Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh từ phan tả diệp như sau:
- Nhuận tràng, làm mềm phân, chống táo bón: Hãm mỗi lần 3-4g. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng, trước bữa ăn.
- Gây xổ mạnh, trị đại tràng thực nhiệt, phân táo kết nhiều: Có thể dùng 5-7g.
- Tăng nhẹ nhu động ruột, giúp cho tiêu hóa được tốt: Chỉ cần dùng 1-2g/ngày. Sau khi uống, độ 6-7 giờ là có tác dụng.
- Hỗ trợ điều trị táo bón do nhiệt tích: Phan tả diệp 6g, chỉ thực 6g, hậu phác 9g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
- Hỗ trợ điều trị táo bón do thực tích: Phan tả diệp 4 - 6g, đại hoàng 9g, trần bì 4g, hoàng liên 3g, đinh hương, sinh khương đều 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy: Phan tả diệp 2g, binh lang, đại hoàng đều 3g, sơn tra 10g, sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
4. Lưu ý khi dùng phan tả diệp
Tránh dùng phan tả diệp cho người đang cho con bú vì các anthranoid rất dễ hấp thu qua sữa sẽ làm trẻ bị tiêu chảy. Mặt khác, anthranoid này cũng gây tăng co bóp cơ trơn tử cung và bàng quang; do đó, những người có thai, viêm bàng quang, viêm tử cung kiêng dùng.
Người táo bón do co thắt đại tràng hoặc viêm đại tràng cũng không được dùng. Ngoài ra, không nên dùng phan tả diệp cho người gầy yếu, thể trạng hư nhược, người cao tuổi. Hạn chế dùng cho phụ nữ sau đẻ.
Theo Y học cổ truyền, phan tả diệp thuộc nhóm thuốc nhuận hạ, làm tổn thương tới chính khí, dùng thời gian kéo dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, gầy yếu, rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng nát… Vì vậy không nên dùng phan tả diệp trong thời gian dài.
Người táo bón trường kì, tái diễn, cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân, không nên sử dụng phan tả diệp mỗi khi táo bón sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Phan tả diệp là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp, có tác dụng tiêu tích trệ, thông đại tiện, chữa các chứng ăn uống không tiêu, bụng ngực đầy trướng, táo bón...
1. Đặc điểm của cây phan tả diệp và tác dụng dược lý
Phan tả diệp còn có tên gọi khác là hiệp diệp, tiêm diệp. Tên khoa học Cassia angustifolia Vahl và Cassia acutifolia Delile. Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.
Phan tả diệp (folium sennae) là lá phơi hay sấy khô của cây phan tả diệp lá hẹp Cassia angustifolia Vahl, hay cây phan tả diệp lá nhọn Cassia acutifolia Delile, đều thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Phan tả diệp là một vị thuốc thường dùng trong cả đông và tây y. Tả diệp là lá gây đi ngoài lỏng, mọc ở nước Phiên (một nước ở biên giới Trung Quốc xưa kia) đọc chệch là Phan.
Phan tả diệp Cassia angustifolia Vahl. là một cây nhỏ cao chừng 1m. Tại những nơi cây mọc, mùa hoa tháng 9-12, mùa quả tháng 3 năm sau.
Theo sách "Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam" của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, tùy theo liều, phan tả diệp có tác dụng nhuận tràng (phân mềm sau khi uống 5-7 giờ) hoặc tẩy mạnh (phân lỏng có đau bụng).
2. Công dụng và liều dùng
Lá phan tả diệp khô
Theo tài liệu cổ, phan tả diệp vị ngọt, đắng, tính hàn, vào kinh đại tràng; có tác dụng tiêu tích trệ, thông đại tiện; dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng ngực đầy trướng, táo bón. Dùng làm thuốc giúp thông đại tiện: Ngày dùng 1-2g, nhuận tràng với liều 3-4g, tẩy mạnh với liều 5-7g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha.
Khi bào chế phan tả diệp, chỉ cần hãm vào nước đun sôi độ 5 phút, gạn lấy nước hãm. Làm như vậy 3 lần, gộp dịch hãm, uống ấm. Tránh đun sôi thời gian lâu sẽ làm thủy phân các sennosid khiến chúng sẽ bị hấp thu ngay ở ruột non làm mất khả năng tăng nhu động ở đại tràng.
3. Một số bài thuốc trị bệnh từ phan tả diệp
Bác sĩ nội trú Nguyễn Thành Vương – Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh từ phan tả diệp như sau:
- Nhuận tràng, làm mềm phân, chống táo bón: Hãm mỗi lần 3-4g. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng, trước bữa ăn.
- Gây xổ mạnh, trị đại tràng thực nhiệt, phân táo kết nhiều: Có thể dùng 5-7g.
- Tăng nhẹ nhu động ruột, giúp cho tiêu hóa được tốt: Chỉ cần dùng 1-2g/ngày. Sau khi uống, độ 6-7 giờ là có tác dụng.
- Hỗ trợ điều trị táo bón do nhiệt tích: Phan tả diệp 6g, chỉ thực 6g, hậu phác 9g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
- Hỗ trợ điều trị táo bón do thực tích: Phan tả diệp 4 - 6g, đại hoàng 9g, trần bì 4g, hoàng liên 3g, đinh hương, sinh khương đều 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy: Phan tả diệp 2g, binh lang, đại hoàng đều 3g, sơn tra 10g, sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
4. Lưu ý khi dùng phan tả diệp
Tránh dùng phan tả diệp cho người đang cho con bú vì các anthranoid rất dễ hấp thu qua sữa sẽ làm trẻ bị tiêu chảy. Mặt khác, anthranoid này cũng gây tăng co bóp cơ trơn tử cung và bàng quang; do đó, những người có thai, viêm bàng quang, viêm tử cung kiêng dùng.
Người táo bón do co thắt đại tràng hoặc viêm đại tràng cũng không được dùng. Ngoài ra, không nên dùng phan tả diệp cho người gầy yếu, thể trạng hư nhược, người cao tuổi. Hạn chế dùng cho phụ nữ sau đẻ.
Theo Y học cổ truyền, phan tả diệp thuộc nhóm thuốc nhuận hạ, làm tổn thương tới chính khí, dùng thời gian kéo dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, gầy yếu, rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng nát… Vì vậy không nên dùng phan tả diệp trong thời gian dài.
Người táo bón trường kì, tái diễn, cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân, không nên sử dụng phan tả diệp mỗi khi táo bón sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.