Phuong Chi
Thành viên nổi tiếng
Do có vị trí chiến lược quan trọng nên trong quá trình phát triển, Long An đã nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính và dân cư. Thành phố Tân An của tỉnh này được xem là cửa ngõ đi vào TPHCM.
Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định. Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường.
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XVIII, hai tổng Thuận An và Phước Lộc (tức phần đất Long An ngày nay) đã có 350 thôn với số dân đinh khoảng 15.000 người.
Do nằm trên vị trí chiến lược nên trong quá trình phát triển, Long An có nhiều thay đổi về địa giới hành chính và dân cư.
Ngày 22/10/1956, chính quyền Sài Gòn lập tỉnh Long An trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An; tỉnh lỵ đặt tại Tân An, về mặt hành chánh thuộc xã Bình Lập, quận Châu Thành.
Ngày 24/4/1957, tỉnh Long An bao gồm 7 quận: Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Tân Trụ. Ngày 3/10/1957, quận Châu Thành đổi tên thành quận Bình Phước.
Ngày 3/3/1959, quận mới Đức Huệ được thành lập, gồm 3 xã. Đầu năm 1963, quận Cần Đước được đổi tên thành quận Cần Đức, quận Cần Giuộc đổi tên thành quận Thanh Đức.
Việc tách hai quận Đức Hòa, Đức Huệ nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa được thực hiện vào tháng 10/1963. Đến tháng 11/1965, quận Cần Đức lại được đổi tên thành quận Cần Đước, quận Thanh Đức thành quận Cần Giuộc như cũ.
Ngày 7/1/1967, quận Rạch Kiến được lập mới, gồm 9 xã.
Bản đồ hành chính tỉnh Long An hiện nay (Ảnh: Dandautu).
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An cho biết, sau năm 1975, quận Bình Phước đổi về tên cũ là Châu Thành, quận Rạch Kiến giải thể.
Năm 1976, tỉnh Long An hợp nhất với tỉnh Kiến Tường và hai quận Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Hậu Nghĩa thành tỉnh Long An mới. Toàn bộ đất của tỉnh Kiến Tường cũ trở thành huyện Mộc Hóa của tỉnh Long An. Cùng năm, xã Bình Lập, huyện Châu Thành được tách ra để thành lập thị xã Tân An - thị xã tỉnh lỵ tỉnh Long An.
Tỉnh Long An khi đó bao gồm thị xã Tân An và 9 huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Trụ, Thủ Thừa.
Đến ngày 11/3/1977, hai huyện Thủ Thừa và Bến Lức được hợp nhất thành huyện Bến Thủ, hợp nhất hai huyện Tân Trụ và Châu Thành thành huyện Tân Châu.
Ngày 30/3/1978, chia huyện Mộc Hóa thành hai huyện là Mộc Hóa và Vĩnh Hưng.
Tháng 9/1980, Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định chia huyện Mộc Hóa thành hai huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh, đổi tên huyện Tân Châu thành huyện Vàm Cỏ.
Ngày 14/1/1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Long An như sau: Chia huyện Bến Thủ thành hai huyện Bến Lức và Thủ Thừa; mở rộng thị xã Tân An trên cơ sở nhập 3 xã của huyện Vàm Cỏ và 3 xã của huyện Bến Thủ.
Huyện Vàm Cỏ được chia tách thành 2 huyện Châu Thành và Tân Trụ vào ngày 4/4/1989, theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 26/6/1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định thành lập huyện Thạnh Hóa từ một phần các huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh.
Đến tháng 3/1994, Chính phủ ban hành nghị định chia huyện Vĩnh Hưng thành 2 huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Tháng 8/2009, Chính phủ ban hành nghị quyết thành lập thành phố Tân An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tân An.
Ngày 18/3/2013, Chính phủ ban hành nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Hóa để thành lập thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa còn lại; thành lập các phường thuộc thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An.
Thành phố Tân An được Chính phủ công nhận là đô thị loại II vào tháng 9/2019.
Một góc thành phố Tân An (Ảnh: Báo Long An)
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Long An giai đoạn 2023-2025 (có hiệu lực từ ngày 1/12/2024) cho thấy, Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện với 186 đơn vị hành chính cấp xã với 11 phường, 15 thị trấn và 160 xã.
Tỉnh Long An tiếp giáp với TPHCM và tỉnh Tây Ninh về phía Đông; giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc; giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.
Tỉnh có hệ thống đường bộ gồm quốc lộ 1A, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh); tỉnh lộ gồm ĐT 830 (Đức Hòa - Tân Tập), ĐT 823, ĐT 824, ĐT 825; đường vành đai thành phố Tân An.
Về hệ thống giao thông kết nối vùng, Long An có đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường vành đai 3, vành đai 4...
Long An có các hệ thống sông lớn đi qua như sông Vàm cỏ Đông, sông Vàm cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thủy quan trọng TPHCM - Kiên Lương, TPHCM - Cà Mau, TPHCM - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông.
Các phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch (Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa) đi từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến TPHCM.
Do có đường biên giới dài khoảng 134km, Long An có điều kiện thuận lợi trong kết nối giao thương với Campuchia thông qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp.
Hiện nay, tỉnh Long An có diện tích 4.494,93km2; dân số trên 1,7 triệu người. 15 đơn vị hành chính cấp huyện ở tỉnh này gồm: Thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030 toàn tỉnh sẽ có 27 đô thị các loại. Trong đó, thành phố Tân An trở thành đô thị loại I, đóng vai trò là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại.
Một đô thị loại II là thị xã Kiến Tường đóng vai trò là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười gắn với khu kinh tế cửa khẩu Long An, có vai trò động lực, thúc đẩy hoạt động công nghiệp, logistics, chế biến nông sản, kinh tế biên mậu với Campuchia.
3 đô thị loại III là Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa là các đô thị vệ tinh, có vai trò giảm tải về áp lực dân số, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho TP.HCM.
9 đô thị loại IV gồm các thị trấn Cần Đước, Đông Thành, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Tầm Vu.
13 đô thị loại V gồm Rạch Kiến, Long Cang, Long Hựu Đông, Long Trạch, Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Nam, Hưng Điền B, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Bình Phong Thạnh, Hậu Thạnh Đông, Tân Long, Lạc Tấn.
Khu du lịch Cánh đồng bất tận được lấy bối cảnh cho bộ phim "Cánh đồng bất tận", một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Long An (Ảnh: Du lịch Vincom).
Thành phố Tân An được xem là cửa ngõ đi vào TPHCM. Đây là địa bàn quan trọng nối liền các tỉnh miền Đông với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Với vị trí, vai trò chiến lược đó, từ những ngày mở đất, vùng đất Vũng Gù (Tân An ngày nay) đã được chọn lựa để dừng chân, phát triển kinh tế và dựng xây phòng tuyến bảo vệ quê hương.
Năm 2024, Tân An được công nhận là thành phố đạt chuẩn đô thị văn minh. Sau hơn 300 năm đặt nền móng hình thành và phát triển, Tân An ngày nay vẫn giữ vững vị thế chiến lược về kinh tế, quốc phòng, đã và đang trở thành một thành phố trẻ năng động và hiện đại.
Hiện Long An nằm trong danh sách 52 tỉnh thành sẽ có sáp nhập địa giới hành chính với tỉnh khác, theo bạn ghép với tỉnh nào là hợp lý nhất?

Lịch sử vùng đất Long An
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An, các di chỉ khảo cổ học cho thấy ngay từ thời cổ đại, Long An đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam - Chân Lạp.Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định. Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường.
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XVIII, hai tổng Thuận An và Phước Lộc (tức phần đất Long An ngày nay) đã có 350 thôn với số dân đinh khoảng 15.000 người.
Do nằm trên vị trí chiến lược nên trong quá trình phát triển, Long An có nhiều thay đổi về địa giới hành chính và dân cư.
Ngày 22/10/1956, chính quyền Sài Gòn lập tỉnh Long An trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An; tỉnh lỵ đặt tại Tân An, về mặt hành chánh thuộc xã Bình Lập, quận Châu Thành.
Ngày 24/4/1957, tỉnh Long An bao gồm 7 quận: Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Tân Trụ. Ngày 3/10/1957, quận Châu Thành đổi tên thành quận Bình Phước.
Ngày 3/3/1959, quận mới Đức Huệ được thành lập, gồm 3 xã. Đầu năm 1963, quận Cần Đước được đổi tên thành quận Cần Đức, quận Cần Giuộc đổi tên thành quận Thanh Đức.
Việc tách hai quận Đức Hòa, Đức Huệ nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa được thực hiện vào tháng 10/1963. Đến tháng 11/1965, quận Cần Đức lại được đổi tên thành quận Cần Đước, quận Thanh Đức thành quận Cần Giuộc như cũ.
Ngày 7/1/1967, quận Rạch Kiến được lập mới, gồm 9 xã.

Bản đồ hành chính tỉnh Long An hiện nay (Ảnh: Dandautu).
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An cho biết, sau năm 1975, quận Bình Phước đổi về tên cũ là Châu Thành, quận Rạch Kiến giải thể.
Năm 1976, tỉnh Long An hợp nhất với tỉnh Kiến Tường và hai quận Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Hậu Nghĩa thành tỉnh Long An mới. Toàn bộ đất của tỉnh Kiến Tường cũ trở thành huyện Mộc Hóa của tỉnh Long An. Cùng năm, xã Bình Lập, huyện Châu Thành được tách ra để thành lập thị xã Tân An - thị xã tỉnh lỵ tỉnh Long An.
Tỉnh Long An khi đó bao gồm thị xã Tân An và 9 huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Trụ, Thủ Thừa.
Đến ngày 11/3/1977, hai huyện Thủ Thừa và Bến Lức được hợp nhất thành huyện Bến Thủ, hợp nhất hai huyện Tân Trụ và Châu Thành thành huyện Tân Châu.
Ngày 30/3/1978, chia huyện Mộc Hóa thành hai huyện là Mộc Hóa và Vĩnh Hưng.
Tháng 9/1980, Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định chia huyện Mộc Hóa thành hai huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh, đổi tên huyện Tân Châu thành huyện Vàm Cỏ.
Ngày 14/1/1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Long An như sau: Chia huyện Bến Thủ thành hai huyện Bến Lức và Thủ Thừa; mở rộng thị xã Tân An trên cơ sở nhập 3 xã của huyện Vàm Cỏ và 3 xã của huyện Bến Thủ.
Huyện Vàm Cỏ được chia tách thành 2 huyện Châu Thành và Tân Trụ vào ngày 4/4/1989, theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 26/6/1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định thành lập huyện Thạnh Hóa từ một phần các huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh.
Đến tháng 3/1994, Chính phủ ban hành nghị định chia huyện Vĩnh Hưng thành 2 huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Tháng 8/2009, Chính phủ ban hành nghị quyết thành lập thành phố Tân An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tân An.
Ngày 18/3/2013, Chính phủ ban hành nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Hóa để thành lập thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa còn lại; thành lập các phường thuộc thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An.
Thành phố Tân An được Chính phủ công nhận là đô thị loại II vào tháng 9/2019.

Một góc thành phố Tân An (Ảnh: Báo Long An)
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Long An giai đoạn 2023-2025 (có hiệu lực từ ngày 1/12/2024) cho thấy, Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện với 186 đơn vị hành chính cấp xã với 11 phường, 15 thị trấn và 160 xã.
Tỉnh Long An tiếp giáp với TPHCM và tỉnh Tây Ninh về phía Đông; giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc; giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.
Vị trí chiến lược quan trọng, cửa ngõ TPHCM
Long An có vị trí địa lý kinh tế chiến lược quan trọng, cửa ngõ nối liền vùng Đông Nam bộ với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp TPHCM.Tỉnh có hệ thống đường bộ gồm quốc lộ 1A, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh); tỉnh lộ gồm ĐT 830 (Đức Hòa - Tân Tập), ĐT 823, ĐT 824, ĐT 825; đường vành đai thành phố Tân An.
Về hệ thống giao thông kết nối vùng, Long An có đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường vành đai 3, vành đai 4...
Long An có các hệ thống sông lớn đi qua như sông Vàm cỏ Đông, sông Vàm cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thủy quan trọng TPHCM - Kiên Lương, TPHCM - Cà Mau, TPHCM - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông.
Các phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch (Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa) đi từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến TPHCM.
Do có đường biên giới dài khoảng 134km, Long An có điều kiện thuận lợi trong kết nối giao thương với Campuchia thông qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp.
Hiện nay, tỉnh Long An có diện tích 4.494,93km2; dân số trên 1,7 triệu người. 15 đơn vị hành chính cấp huyện ở tỉnh này gồm: Thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030 toàn tỉnh sẽ có 27 đô thị các loại. Trong đó, thành phố Tân An trở thành đô thị loại I, đóng vai trò là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại.
Một đô thị loại II là thị xã Kiến Tường đóng vai trò là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười gắn với khu kinh tế cửa khẩu Long An, có vai trò động lực, thúc đẩy hoạt động công nghiệp, logistics, chế biến nông sản, kinh tế biên mậu với Campuchia.
3 đô thị loại III là Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa là các đô thị vệ tinh, có vai trò giảm tải về áp lực dân số, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho TP.HCM.
9 đô thị loại IV gồm các thị trấn Cần Đước, Đông Thành, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Tầm Vu.
13 đô thị loại V gồm Rạch Kiến, Long Cang, Long Hựu Đông, Long Trạch, Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Nam, Hưng Điền B, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Bình Phong Thạnh, Hậu Thạnh Đông, Tân Long, Lạc Tấn.

Khu du lịch Cánh đồng bất tận được lấy bối cảnh cho bộ phim "Cánh đồng bất tận", một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Long An (Ảnh: Du lịch Vincom).
Thành phố Tân An được xem là cửa ngõ đi vào TPHCM. Đây là địa bàn quan trọng nối liền các tỉnh miền Đông với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Với vị trí, vai trò chiến lược đó, từ những ngày mở đất, vùng đất Vũng Gù (Tân An ngày nay) đã được chọn lựa để dừng chân, phát triển kinh tế và dựng xây phòng tuyến bảo vệ quê hương.
Năm 2024, Tân An được công nhận là thành phố đạt chuẩn đô thị văn minh. Sau hơn 300 năm đặt nền móng hình thành và phát triển, Tân An ngày nay vẫn giữ vững vị thế chiến lược về kinh tế, quốc phòng, đã và đang trở thành một thành phố trẻ năng động và hiện đại.
Hiện Long An nằm trong danh sách 52 tỉnh thành sẽ có sáp nhập địa giới hành chính với tỉnh khác, theo bạn ghép với tỉnh nào là hợp lý nhất?
Nguồn: Dân Trí