Minh Phương
Thành viên nổi tiếng
Theo Báo cáo đánh giá, 4 nhà thầu với hàng loạt ông lớn nhưng đều bị loại do không đáp ứng kết quả đánh giá về kỹ thuật, với những lý do tương đồng.
Chiến thắng dành cho nhà thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất
Ngày 22/5/2025, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Bình Phước có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói Xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước, gói thầu có dự toán 880 tỷ đồng.
Theo đó, đơn vị trúng thầu là Liên danh Cao tốc HCM-TDM-CT (Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn – Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Xây dựng NTV Thành Phát), giá trúng thầu 845,4 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tiết kiệm 3,9%.
Tại Dự án Xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước, một liên danh khác của Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn cũng là nhà thầu được chỉ định thực hiện gói thầu rà phá bom mìn, giá trị 3,8 tỷ đồng.
Trước đó tại Biên bản mở thầu, Gói thầu này này nhận được 5 nhà thầu quan tâm, tham dự và đều gồm những cái tên lớn trong ngành hạ tầng giao thông. Trong đó có Công ty CP Tập đoàn Cienco4 và Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải tham dự với vai trò độc lập; các nhà thầu liên danh bao gồm Liên danh cao tốc Bình Phước (Công ty CP Xây dựng Hạ tầng Đại Phong – Vinaconex – Công ty CP Cơ khí điện Lữ Gia) và Liên danh cao tốc IB250005761 (Công ty CP Hải Đăng – Đèo Cả - Thuận Hà).
Theo Biên bản mở thầu, Công ty CP Tập đoàn Sơn Hải là nhà thầu có giá tham dự thấp nhất, với 732,2 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm 16,8%; tiếp đến là Cienco4, giá dự thầu 800,6 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm 9,0%; Liên danh Cao tốc Bình Phước và Liên danh IB250005761 lần lượt là 836 tỷ đồng và 854 tỷ đồng (tỷ lệ tiết kiệm lần lượt 8.7% và 5,0%).
Như vậy, nhà thầu Liên danh Cao tốc HCM-TDM-CT dù có giá dự thầu cao nhất (866,4 tỷ đồng) nhưng vẫn được phê duyệt lựa chọn.
Chi tiết khiến 4 nhà thầu đồng loạt bị loại
Dù đều là những cái tên lớn trong mảng xây dựng hạ tầng, cùng có giá dự thầu với tỷ lệ tiết kiệm tốt hơn nhưng 4 nhà thầu bị loại đều bị đánh giá không đáp ứng kết quả về kỹ thuật, với những lý do tương tự nhau.
Theo đó, 3 lý do chính được nêu tại Báo cáo đánh giá bao gồm: Không đáp ứng yêu cầu về vật tư thiết bị cung cấp cho gói thầu; Không đáp ứng yêu cầu về tổ chức thực hiện BIM trong gói thầu; Không đáp ứng yêu cầu về máy, thiết bị xây dựng phục vụ thi công gói thầu.
Đặc biệt trong phần đánh giá về hồ sơ máy, thiết bị, Tổ chuyên gia kết luận cho rằng nhiều thiết bị dự thầu ban đầu, đính kèm theo các tài liệu kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, hoặc giấy chứng nhận kiểm định không phù hợp quy định, không hợp pháp (Sơn Hải 12 thiết bị; Cienco4, 28 thiết bị; Liên danh IB2500057961, 21 thiết bị; Liên danh cao tốc Bình Phước là 25 thiết bị).
"Nhà thầu cung cấp thông tin, tài liệu không khách quan trong hồ sơ dự thầu, nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu nên hồ sơ dự thầu bị đánh giá không đạt", trích nhận xét tại Báo cáo đánh giá của Tổ chuyên gia.
Việc các nhà thầu có ưu thế về đề xuất tài chính đều bị loại khiến Liên danh Cao tốc HCM-TDM-CT bất ngờ hưởng lợi, dù giá dự thầu của nhà thầu sau loại trừ giá trị dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá là 825 tỷ đồng, cao hơn giá gói thầu (không bao gồm dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá) khoảng 15 tỷ đồng.
Tại phần Kết luận, Tổ Chuyên gia khẳng định quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu đảm bảo tuân thủ về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, Tổ chuyên gia kiến nghị Bên mời thầu cho phép Nhà thầu Liên danh cao tốc HCM-TDM-CT chào lại giá dự thầu theo khoản 8, Điều 131 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ.
Tập đoàn Sơn Hải phản ứng mạnh
Như Dân Việt đã thông tin, ngày 26/5, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải có văn bản gửi Ban QLDA ĐTXD tỉnh Bình Phước với nội dung phản đối kết quả lựa chọn nhà thầu.
Nội dung văn bản của Tập đoàn Sơn Hải tỏ ra ngạc nhiên khi ngày 22/5/2025, Chủ đầu tư đã chọn nhà thầu có giá dự thầu cao nhất để trúng thầu là Liên danh cao tốc HCM-TDM-CT. Theo Tập đoàn Sơn Hải, Những nhà thầu mà Chủ đầu tư đã loại nhà những doanh nghiệp hàng đầu, có tiếng trong xây dựng giao thông Việt Nam.
"Tập đoàn Sơn Hải đã hoàn thành nhiều dự án, công trình trọng điểm của đất nước, lớn hơn công trình này rất nhiều. Với công trình này, chúng tôi đã cam kết ở Hồ sơ dự thầu về chất lượng bảo hành dài nhất 10 năm, có giá dự thầu thấp nhất, tiết kiệm cho nhà nước nhiều nhất nhưng Chủ đầu tư không chọn chúng tôi để trúng thầu", văn bản của Tập đoàn Sơn Hải nêu ý kiến.
Cuối cùng, nhà thầu này khẳng định, xét thấy chủ đầu tư có dấu hiệu làm trái quy định pháp luật trong đấu thầu dẫn đến thất thoát, lãng phí rất lớn tiền của Nhà nước (hơn 113 tỷ đồng) và thiệt hại đến kinh tế, uy tín, danh dự của doanh nghiệp. Bởi vậy, nhà thầu phản đối quyết định chọn nhà thầu của Chủ đầu tư, gửi kiến nghị đến UBND tỉnh Bình Phước để giải quyết theo quy định của Luật đấu thầu, gửi văn bản đến các cơ quan chức năng để xem xét, làm rõ.
Chiến thắng dành cho nhà thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất
Ngày 22/5/2025, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Bình Phước có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói Xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước, gói thầu có dự toán 880 tỷ đồng.
Theo đó, đơn vị trúng thầu là Liên danh Cao tốc HCM-TDM-CT (Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn – Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Xây dựng NTV Thành Phát), giá trúng thầu 845,4 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tiết kiệm 3,9%.
Tại Dự án Xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước, một liên danh khác của Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn cũng là nhà thầu được chỉ định thực hiện gói thầu rà phá bom mìn, giá trị 3,8 tỷ đồng.
Trước đó tại Biên bản mở thầu, Gói thầu này này nhận được 5 nhà thầu quan tâm, tham dự và đều gồm những cái tên lớn trong ngành hạ tầng giao thông. Trong đó có Công ty CP Tập đoàn Cienco4 và Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải tham dự với vai trò độc lập; các nhà thầu liên danh bao gồm Liên danh cao tốc Bình Phước (Công ty CP Xây dựng Hạ tầng Đại Phong – Vinaconex – Công ty CP Cơ khí điện Lữ Gia) và Liên danh cao tốc IB250005761 (Công ty CP Hải Đăng – Đèo Cả - Thuận Hà).
Theo Biên bản mở thầu, Công ty CP Tập đoàn Sơn Hải là nhà thầu có giá tham dự thấp nhất, với 732,2 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm 16,8%; tiếp đến là Cienco4, giá dự thầu 800,6 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm 9,0%; Liên danh Cao tốc Bình Phước và Liên danh IB250005761 lần lượt là 836 tỷ đồng và 854 tỷ đồng (tỷ lệ tiết kiệm lần lượt 8.7% và 5,0%).
Như vậy, nhà thầu Liên danh Cao tốc HCM-TDM-CT dù có giá dự thầu cao nhất (866,4 tỷ đồng) nhưng vẫn được phê duyệt lựa chọn.

Chi tiết khiến 4 nhà thầu đồng loạt bị loại
Dù đều là những cái tên lớn trong mảng xây dựng hạ tầng, cùng có giá dự thầu với tỷ lệ tiết kiệm tốt hơn nhưng 4 nhà thầu bị loại đều bị đánh giá không đáp ứng kết quả về kỹ thuật, với những lý do tương tự nhau.
Theo đó, 3 lý do chính được nêu tại Báo cáo đánh giá bao gồm: Không đáp ứng yêu cầu về vật tư thiết bị cung cấp cho gói thầu; Không đáp ứng yêu cầu về tổ chức thực hiện BIM trong gói thầu; Không đáp ứng yêu cầu về máy, thiết bị xây dựng phục vụ thi công gói thầu.
Đặc biệt trong phần đánh giá về hồ sơ máy, thiết bị, Tổ chuyên gia kết luận cho rằng nhiều thiết bị dự thầu ban đầu, đính kèm theo các tài liệu kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, hoặc giấy chứng nhận kiểm định không phù hợp quy định, không hợp pháp (Sơn Hải 12 thiết bị; Cienco4, 28 thiết bị; Liên danh IB2500057961, 21 thiết bị; Liên danh cao tốc Bình Phước là 25 thiết bị).
"Nhà thầu cung cấp thông tin, tài liệu không khách quan trong hồ sơ dự thầu, nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu nên hồ sơ dự thầu bị đánh giá không đạt", trích nhận xét tại Báo cáo đánh giá của Tổ chuyên gia.

Loạt ông lớn bất ngờ bị loại vì không đáp ứng yêu cầu về.. máy móc, thiết bị. Ảnh minh họa.
Việc các nhà thầu có ưu thế về đề xuất tài chính đều bị loại khiến Liên danh Cao tốc HCM-TDM-CT bất ngờ hưởng lợi, dù giá dự thầu của nhà thầu sau loại trừ giá trị dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá là 825 tỷ đồng, cao hơn giá gói thầu (không bao gồm dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá) khoảng 15 tỷ đồng.
Tại phần Kết luận, Tổ Chuyên gia khẳng định quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu đảm bảo tuân thủ về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, Tổ chuyên gia kiến nghị Bên mời thầu cho phép Nhà thầu Liên danh cao tốc HCM-TDM-CT chào lại giá dự thầu theo khoản 8, Điều 131 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ.
Tập đoàn Sơn Hải phản ứng mạnh
Như Dân Việt đã thông tin, ngày 26/5, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải có văn bản gửi Ban QLDA ĐTXD tỉnh Bình Phước với nội dung phản đối kết quả lựa chọn nhà thầu.
Nội dung văn bản của Tập đoàn Sơn Hải tỏ ra ngạc nhiên khi ngày 22/5/2025, Chủ đầu tư đã chọn nhà thầu có giá dự thầu cao nhất để trúng thầu là Liên danh cao tốc HCM-TDM-CT. Theo Tập đoàn Sơn Hải, Những nhà thầu mà Chủ đầu tư đã loại nhà những doanh nghiệp hàng đầu, có tiếng trong xây dựng giao thông Việt Nam.
"Tập đoàn Sơn Hải đã hoàn thành nhiều dự án, công trình trọng điểm của đất nước, lớn hơn công trình này rất nhiều. Với công trình này, chúng tôi đã cam kết ở Hồ sơ dự thầu về chất lượng bảo hành dài nhất 10 năm, có giá dự thầu thấp nhất, tiết kiệm cho nhà nước nhiều nhất nhưng Chủ đầu tư không chọn chúng tôi để trúng thầu", văn bản của Tập đoàn Sơn Hải nêu ý kiến.
Cuối cùng, nhà thầu này khẳng định, xét thấy chủ đầu tư có dấu hiệu làm trái quy định pháp luật trong đấu thầu dẫn đến thất thoát, lãng phí rất lớn tiền của Nhà nước (hơn 113 tỷ đồng) và thiệt hại đến kinh tế, uy tín, danh dự của doanh nghiệp. Bởi vậy, nhà thầu phản đối quyết định chọn nhà thầu của Chủ đầu tư, gửi kiến nghị đến UBND tỉnh Bình Phước để giải quyết theo quy định của Luật đấu thầu, gửi văn bản đến các cơ quan chức năng để xem xét, làm rõ.
Nguồn: Dân Việt