Truyền hình Việt đang chứng kiến làn sóng “bùng nổ” của các chương trình thực tế tìm kiếm tài năng. Từ "Em Xinh Say Hi", "Tân Binh Toàn Năng", "Trạm Phát Sóng" đến "Điểm Hẹn Tài Năng 2025", mỗi chương trình mang màu sắc riêng, nhưng đều hướng tới mục tiêu chung: phát hiện và đào tạo những gương mặt nghệ sĩ mới trong lĩnh vực âm nhạc, biểu diễn và vũ đạo. Vấy lý do nào cho sự trở lại mạnh mẽ của các chương trình thực tế tại Việt Nam đến thế?
Sự bùng nổ này không phải ngẫu nhiên. Các chương trình truyền hình sinh tồn mang lại sự hồi hộp, tạo tương tác trực tiếp với khán giả. Họ không chỉ xem mà còn trực tiếp bình chọn, cổ vũ cho thí sinh yêu thích.
Khán giả bị hút bởi những câu chuyện đời thường nhưng đầy cảm hứng của các thí sinh - phần lớn là những người trẻ dám ước mơ, dám bước ra khỏi vùng an toàn để theo đuổi đam mê nghệ thuật. Mỗi vòng thi, mỗi phần biểu diễn như một câu chuyện đầy cảm xúc, khiến người xem gắn bó và trung thành với chương trình.
Thêm nữa, sau thành công ngoài tưởng tượng của hai show "Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai", "Anh Trai Say Hi" năm 2024, các show thực tế tài năng được dịp nở rộ.
(Các Em Xinh Say Hi "nhá hàng", hứa hẹn mùa hè 2025 rực rỡ.)
Từ góc độ nhà đài, các chương trình này còn mang lại nguồn doanh thu lớn. Tỷ suất người xem cao giúp các nhãn hàng đua nhau tài trợ, trong khi nội dung dễ dàng lan tỏa qua YouTube, TikTok, tạo độ phủ sóng. Chi phí sản xuất đã tối ưu hơn trước, cho phép nhà sản xuất đầu tư nhiều vào hình ảnh, âm thanh, sân khấu khấu.
Thực tế, xu hướng show sinh tồn đã nở rộ ở Hàn Quốc cách đây vài năm với loạt chương trình như "Superstar K" (2009-2016), "Kpop Star" (2011-2017), "Produce 101" (2016-2019) hay "Miss Trot" (2019-2021). Các show này không chỉ tạo sóng với tỷ suất người xem mỗi tập, mà còn đào tạo và làm bừng tên tuổi của nhiều nghệ sĩ trẻ.
(Show thực tế "Produce 101" season 2 của Hàn Quốc gây sốt toàn cầu)
Các nhà sản xuất Hàn Quốc đã chứng minh mô hình truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng không chỉ hút người xem mà còn tạo ra những ngôi sao thực thụ. Làn sóng này lan rộng ra toàn châu Á - và giờ đây bắt đầu hiện rõ dấu ấn tại Việt Nam.
Sự bùng nổ này không phải ngẫu nhiên. Các chương trình truyền hình sinh tồn mang lại sự hồi hộp, tạo tương tác trực tiếp với khán giả. Họ không chỉ xem mà còn trực tiếp bình chọn, cổ vũ cho thí sinh yêu thích.
Khán giả bị hút bởi những câu chuyện đời thường nhưng đầy cảm hứng của các thí sinh - phần lớn là những người trẻ dám ước mơ, dám bước ra khỏi vùng an toàn để theo đuổi đam mê nghệ thuật. Mỗi vòng thi, mỗi phần biểu diễn như một câu chuyện đầy cảm xúc, khiến người xem gắn bó và trung thành với chương trình.
Thêm nữa, sau thành công ngoài tưởng tượng của hai show "Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai", "Anh Trai Say Hi" năm 2024, các show thực tế tài năng được dịp nở rộ.

(Các Em Xinh Say Hi "nhá hàng", hứa hẹn mùa hè 2025 rực rỡ.)
Từ góc độ nhà đài, các chương trình này còn mang lại nguồn doanh thu lớn. Tỷ suất người xem cao giúp các nhãn hàng đua nhau tài trợ, trong khi nội dung dễ dàng lan tỏa qua YouTube, TikTok, tạo độ phủ sóng. Chi phí sản xuất đã tối ưu hơn trước, cho phép nhà sản xuất đầu tư nhiều vào hình ảnh, âm thanh, sân khấu khấu.
Thực tế, xu hướng show sinh tồn đã nở rộ ở Hàn Quốc cách đây vài năm với loạt chương trình như "Superstar K" (2009-2016), "Kpop Star" (2011-2017), "Produce 101" (2016-2019) hay "Miss Trot" (2019-2021). Các show này không chỉ tạo sóng với tỷ suất người xem mỗi tập, mà còn đào tạo và làm bừng tên tuổi của nhiều nghệ sĩ trẻ.

(Show thực tế "Produce 101" season 2 của Hàn Quốc gây sốt toàn cầu)
Các nhà sản xuất Hàn Quốc đã chứng minh mô hình truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng không chỉ hút người xem mà còn tạo ra những ngôi sao thực thụ. Làn sóng này lan rộng ra toàn châu Á - và giờ đây bắt đầu hiện rõ dấu ấn tại Việt Nam.