Mở lớp dạy thêm tại nhà có phải xin phép? Hay chỉ dạy thêm tiếng Anh tại nhà cho nhóm học sinh nhỏ có phải xin phép không? là nhiều thắc mắc hiện nay, khi từ ngày 15/2/2025 việc quản lý dạy thêm sẽ bị siết chặt theo Thông tư 29 của Bộ Giáo dục.
Thực tế, việc quản lý dạy thêm đã được đưa ra cách đây hơn 10 năm (Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT), nhưng việc giám sát thực hiện chưa được chặt chẽ.
Theo thông tư này, bất kỳ hoạt động tổ chức dạy học ngoài chương trình nhà trường theo quy định đều là dạy thêm và phải đăng ký.
Cụ thể, theo Thông tư 17, việc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường phải được cấp giấy phép bởi UBND cấp xã.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép phải cam kết với UBND cấp xã nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm. Công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm:
(i) Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
(ii) Danh sách người dạy thêm.
(iii) Thời khóa biểu dạy thêm, học thêm.
(iii) Mức thu tiền học thêm.
Ngoài ra, Thông tư 17 còn có một số quy định về yêu cầu đối với người dạy thêm, người tổ chức dạy thêm, học thêm, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm…
đối chiếu các quy định hiện hành liên quan cho thấy "dạy ngoại ngữ" là một trong các ngành nghề thuộc nhóm giáo dục và đào tạo có mã ngành cấp 4 là 8559 (Tiểu mục P Mục 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg) và là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Nếu muốn mở lớp dạy các môn văn hóa hoặc ngoại ngữ tại nhà, với quy mô chỉ 1-2 lớp và số lượng 5-7 học viên, bạn phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh và hoạt động theo quy định tại Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp việc kinh doanh thuận lợi, bạn có thể chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh sang một trong các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH, đây là quyền của bạn và được Nhà nước khuyến khích để hoạt động kinh doanh trở nên chuyên nghiệp, quy củ hơn.
#Điềukiệndạythêm
Thực tế, việc quản lý dạy thêm đã được đưa ra cách đây hơn 10 năm (Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT), nhưng việc giám sát thực hiện chưa được chặt chẽ.
Theo thông tư này, bất kỳ hoạt động tổ chức dạy học ngoài chương trình nhà trường theo quy định đều là dạy thêm và phải đăng ký.
Cụ thể, theo Thông tư 17, việc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường phải được cấp giấy phép bởi UBND cấp xã.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép phải cam kết với UBND cấp xã nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm. Công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm:
(i) Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
(ii) Danh sách người dạy thêm.
(iii) Thời khóa biểu dạy thêm, học thêm.
(iii) Mức thu tiền học thêm.
Ngoài ra, Thông tư 17 còn có một số quy định về yêu cầu đối với người dạy thêm, người tổ chức dạy thêm, học thêm, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm…
đối chiếu các quy định hiện hành liên quan cho thấy "dạy ngoại ngữ" là một trong các ngành nghề thuộc nhóm giáo dục và đào tạo có mã ngành cấp 4 là 8559 (Tiểu mục P Mục 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg) và là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Nếu muốn mở lớp dạy các môn văn hóa hoặc ngoại ngữ tại nhà, với quy mô chỉ 1-2 lớp và số lượng 5-7 học viên, bạn phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh và hoạt động theo quy định tại Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp việc kinh doanh thuận lợi, bạn có thể chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh sang một trong các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH, đây là quyền của bạn và được Nhà nước khuyến khích để hoạt động kinh doanh trở nên chuyên nghiệp, quy củ hơn.
#Điềukiệndạythêm