Một ổ bánh mì 208.000 đồng và một tay viết một tay xóa

T
Không Màng Thế Sự
Phản hồi: 5

Không Màng Thế Sự

Thành viên nổi tiếng
Sau khi báo chí phản ánh việc một ổ bánh mì được bán với giá 208.000 đồng tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, gây ra làn sóng bức xúc từ dư luận về tình trạng giá cả dịch vụ ăn uống tại sân bay bị đẩy lên quá cao, Cục Hàng không Việt Nam đã nhanh chóng vào cuộc.

Ngày 10/7, Cục Hàng không đã có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan tiến hành xác minh, làm rõ thông tin phản ánh, đồng thời có biện pháp chấn chỉnh kịp thời nếu phát hiện sai phạm, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như quyền lợi chính đáng của hành khách.

Vấn đề đặt ra không chỉ là giá một ổ bánh mì, mà là câu chuyện về hình ảnh quốc gia qua trải nghiệm của hành khách tại sân bay - nơi đầu tiên và cuối cùng mà du khách quốc tế tiếp xúc khi đến Việt Nam. Việc một doanh nghiệp kiếm thêm trăm ngàn đồng mỗi suất ăn có lãi cho doanh nghiệp đó nhưng lại khiến khách nước ngoài có ấn tượng rằng sân bay Việt Nam "chặt chém". Nó giống như một tay vừa viết một tay xóa khi chúng ta đang nỗ lực quảng bá du lịch và xây dựng môi trường dịch vụ thân thiện, minh bạch.
1752310531426.png

Dĩ nhiên, không thể đòi hỏi giá đồ ăn trong sân bay phải rẻ như ngoài phố. Giá có thể cao hơn bởi chi phí thuê mặt bằng, vận hành, nhân lực đều khác. Nhưng cao hơn không đồng nghĩa với việc được phép định giá bất hợp lý. Giá thành sản phẩm cần tương xứng với chất lượng và hợp lý so với mặt bằng chung. Đã đến lúc dẹp quan niệm "ở sân bay thì cái gì cũng đắt"!

Cục Hàng không cũng yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam rà soát lại toàn bộ giá bán các mặt hàng dịch vụ tại sân bay, đặc biệt là dịch vụ ăn uống. Nếu phát hiện có tình trạng kê giá quá cao, chênh lệch lớn so với bên ngoài mà không có lý do hợp lý, phải chấn chỉnh ngay. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị kinh doanh niêm yết giá công khai, minh bạch, đảm bảo văn minh, lịch sự và phục vụ chu đáo.

Việc bán hàng trong sân bay là đặc thù. Người mua không có lựa chọn nào khác và thường bị đặt vào thế “mua thì mua, không mua thì chịu”. Chính vì thế, càng cần có quy định chặt chẽ hơn, giám sát thường xuyên hơn và tinh thần trách nhiệm cao hơn từ cả phía sân bay lẫn cơ quan quản lý. Một ổ bánh mì đắt bất thường không ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín quốc gia nếu người mua là khách nước ngoài.

Bán hàng trong sân bay không chỉ là hoạt động kinh doanh đơn thuần. Đó là một phần của bộ mặt đất nước. Vì thế, dù giá có thể cao hơn mức phổ thông, nhưng không được phép quá đáng. Được vài đồng nhưng mất hình ảnh, cái giá đó quá đắt.
 
Không học Thái Lan , ẩm thực trong sân bay phong phú , giá cả hợp lý , phục vụ ân cần chu đáo ( có khi còn rẽ hơn bên ngoài ) . Chỉ cần 10% số khách ăn uống tại đây thì lợi nhuận sẽ quá OK
 
Từ lâu lắm rồi, khách nước ngoài gọi du lịch Việt Nam là "ăn non". Một số nơi còn chém, cắt cổ cả khách nội địa gà mờ. Đành rằng thuận mua vừa bán. Nhưng hơi đểu.
Thói quen làm ăn chộp giật vẫn còn ăn sâu đậm trong văn hóa của ta lắm, ngay cả doanh nghiệp lớn cũng thế thì buồn thật
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

, 12/07/2025

Back
Top