Nhiều trường đại học đang có sự điều chỉnh trong chính sách tuyển sinh, cân nhắc lại việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ.
Thay vì tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS hay ưu tiên quy đổi điểm số từ các chứng chỉ này sang điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường đang có xu hướng sử dụng chúng như một tiêu chí phụ hoặc thậm chí chỉ xét đến trong phương thức xét tuyển kết hợp.
Điều này cũng xuất phát từ Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng mới, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra khống chế trọng số tính điểm xét tuyển từ việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, không vượt quá 50%.
Trong đó, Trường Đại học Hà Nội (HANU) không chấp nhận sử dụng điểm quy đổi từ chứng chỉ ngoại ngữ để thay thế điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 ở môn ngoại ngữ. Chứng chỉ ngoại ngữ chỉ được dùng làm điều kiện ưu tiên xét tuyển kết hợp.
Bảng quy đổi điểm chứng chỉ ngoại ngữ sang điểm cộng khuyến khích của HANU ở mức điểm cộng dao động 1-4 điểm. Theo đó, thí sinh có IELTS 6.0 được cộng 1 điểm, 6.5 được cộng 2 điểm, 7.0-7.5 được cộng 3 điểm và 8.0 trở lên được cộng 4 điểm. Với chứng chỉ SAT, thí sinh đạt 1.100 được cộng 1 điểm, trên 1.420 được cộng 4 điểm.
Trường Đại học Dược Hà Nội không xét tuyển chứng chỉ IELTS, không quy đổi điểm IELTS sang điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh do trường chỉ xét tổ hợp khối A00 và B00.
Tương tự, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội bỏ tuyển thẳng thí sinh có IELTS từ 6.5 cho chương trình tiên tiến ngành kiến trúc. Thay vào đó, thí sinh có IELTS từ 6.0 trở lên được cộng điểm ưu tiên 0,6-1,2 điểm.
Trường Đại học Y Dược TPHCM cũng thay đổi cách tính điểm chứng chỉ quốc tế. Với xét tuyển kết hợp, trường sẽ cộng điểm cho thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.0, TOEFL 80 hoặc điểm SAT từ 1340/1600 trở lên. Các năm trước, hai chứng chỉ này được dùng để sơ tuyển, tùy theo ngành.
Mới đây nhất, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội điều chỉnh thông tin tuyển sinh theo hướng bỏ cộng 3 điểm cho thí sinh có IELTS từ 4.0. Với quy định mới, IELTS 4.0-4.5 chỉ được trường cộng 1 điểm. Thí sinh có IELTS 6.5 trở lên mới được cộng 3 điểm. Trường này cũng không quy đổi điểm IELTS sang điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh.
Có thể thấy, xu hướng chung của nhiều trường đại học là giảm bớt sự ưu tiên đối với việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ sang điểm thi tốt nghiệp THPT, thay vào đó tập trung hơn vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp và sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ như một yếu tố cộng thêm hoặc điều kiện phụ trong xét tuyển kết hợp.
Như vậy, tư duy phụ thuộc vào chứng chỉ ngoại ngữ như một "tấm vé thông hành", "kim bài" duy nhất để tuyển thẳng vào nhiều trường đại học đã không còn "hiệu nghiệm". Học sinh và phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong việc đầu tư vào các chứng chỉ ngoại ngữ, tập trung hơn vào kết quả học tập và các phương thức xét tuyển khác.

Thay vì tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS hay ưu tiên quy đổi điểm số từ các chứng chỉ này sang điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường đang có xu hướng sử dụng chúng như một tiêu chí phụ hoặc thậm chí chỉ xét đến trong phương thức xét tuyển kết hợp.
Điều này cũng xuất phát từ Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng mới, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra khống chế trọng số tính điểm xét tuyển từ việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, không vượt quá 50%.
Trong đó, Trường Đại học Hà Nội (HANU) không chấp nhận sử dụng điểm quy đổi từ chứng chỉ ngoại ngữ để thay thế điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 ở môn ngoại ngữ. Chứng chỉ ngoại ngữ chỉ được dùng làm điều kiện ưu tiên xét tuyển kết hợp.
Bảng quy đổi điểm chứng chỉ ngoại ngữ sang điểm cộng khuyến khích của HANU ở mức điểm cộng dao động 1-4 điểm. Theo đó, thí sinh có IELTS 6.0 được cộng 1 điểm, 6.5 được cộng 2 điểm, 7.0-7.5 được cộng 3 điểm và 8.0 trở lên được cộng 4 điểm. Với chứng chỉ SAT, thí sinh đạt 1.100 được cộng 1 điểm, trên 1.420 được cộng 4 điểm.
Trường Đại học Dược Hà Nội không xét tuyển chứng chỉ IELTS, không quy đổi điểm IELTS sang điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh do trường chỉ xét tổ hợp khối A00 và B00.
Tương tự, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội bỏ tuyển thẳng thí sinh có IELTS từ 6.5 cho chương trình tiên tiến ngành kiến trúc. Thay vào đó, thí sinh có IELTS từ 6.0 trở lên được cộng điểm ưu tiên 0,6-1,2 điểm.
Trường Đại học Y Dược TPHCM cũng thay đổi cách tính điểm chứng chỉ quốc tế. Với xét tuyển kết hợp, trường sẽ cộng điểm cho thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.0, TOEFL 80 hoặc điểm SAT từ 1340/1600 trở lên. Các năm trước, hai chứng chỉ này được dùng để sơ tuyển, tùy theo ngành.
Mới đây nhất, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội điều chỉnh thông tin tuyển sinh theo hướng bỏ cộng 3 điểm cho thí sinh có IELTS từ 4.0. Với quy định mới, IELTS 4.0-4.5 chỉ được trường cộng 1 điểm. Thí sinh có IELTS 6.5 trở lên mới được cộng 3 điểm. Trường này cũng không quy đổi điểm IELTS sang điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh.
Có thể thấy, xu hướng chung của nhiều trường đại học là giảm bớt sự ưu tiên đối với việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ sang điểm thi tốt nghiệp THPT, thay vào đó tập trung hơn vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp và sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ như một yếu tố cộng thêm hoặc điều kiện phụ trong xét tuyển kết hợp.
Như vậy, tư duy phụ thuộc vào chứng chỉ ngoại ngữ như một "tấm vé thông hành", "kim bài" duy nhất để tuyển thẳng vào nhiều trường đại học đã không còn "hiệu nghiệm". Học sinh và phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong việc đầu tư vào các chứng chỉ ngoại ngữ, tập trung hơn vào kết quả học tập và các phương thức xét tuyển khác.
Sửa lần cuối: