Ngày mai (17/1) sẽ chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu kém GPBank và DongA Bank

Hồng Chương
Hồng Chương
Phản hồi: 2

Hồng Chương

Thành viên nổi tiếng
Dự kiến, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức lễ công bố quyết định về việc chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng là Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) vào ngày mai 17/1.

Trước đó, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết chuyển giao đối với 2 ngân hàng yếu kém, bao gồm 1 ngân hàng từng mua lại 0 đồng là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Đông Á (DongA Bank).

"Vài ngày tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành Quyết định và tổ chức lễ chuyển giao", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói tại Hội nghị.

1737087118442.png

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP.

Tháng 10/2024, sau một thời gian dài, NHNN đã chính thức chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu kiếm, cụ thể: Vietcombank nhận chuyển giao CBBank và MB nhận chuyển giao OceanBank (nay đã đổi tên thành MVB).

Theo nguồn tin của PV Dân Việt, ngân hàng 0 đồng GPBank và ngân hàng yếu kém DongA Bank dự kiến sẽ chuyển giao vào ngày mai (17/1).

Hiện, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đã công bố chủ trương nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém.

Tình hình của GPBank và DongA Bank trước chuyển giao?

GPBank là một trong 3 ngân hàng được NHNN mua lại với giá “0 đồng” kể từ năm 2025. Đồng nghĩa, Ngân hàng Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ của GPBank, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu.

Trong khi đó, dù bị NHNN đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ 13/8/2015 nhưng DongA Bank không thuộc diện “ngân hàng 0 đồng”. Kể từ khi bị kiểm soát đặc biệt, nhà băng này đã ngừng công bố báo cáo tài chính.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Ban Kiểm soát đặc biệt DongA Bank, kể từ ngày 14/8/2025, toàn bộ cổ đông DongA Bank không được chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp đặc biệt, NHNN xem xét việc chuyển nhượng cổ phần trên cơ sở đề xuất của Ban Kiểm soát đặc biệt.

Quyết định trên đồng nghĩa với việc đóng băng tài sản của các cổ đông trước khi có quyết định tiếp theo về số phận của ngân hàng.

Trước thời điểm bị rơi vào diện kiểm soát đặc biệt, DongA Bank có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng. 100% cổ đông trong nước, trong đó cổ đông pháp nhân chiếm tỷ lệ 40,68%, cổ đông cá nhân chiếm 59,32%.

Hai ngân hàng nào sẽ nhận chuyển giao GPBank và DongA Bank?

Hiện, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đã công bố chủ trương nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém.

Năm 2022, HDBank từng trình và được cổ đông thông qua chủ trương tham gia tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, HDBank cũng được cổ đông chấp thuận việc tiếp tục tham gia chương trình tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng ngân hàng theo chủ trương của NHNN. Đồng thời thông qua những nội dung được cập nhật, sửa đổi, bổ sung của phương án nhận chuyển giao bắt buộc theo tình hình thực tế và hướng dẫn, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm đệ trình.

Cụ thể, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024, đại diện HDBank khẳng định, HDBank là một trong 4 ngân hàng được đánh giá có hoạt động lành mạnh và năng lực tài chính tốt được Chính phủ, NHNN lựa chọn để tham gia đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại.

"Chương trình này là trách nhiệm, là cơ hội để M&A, bứt phá để tăng trưởng quy mô cao hơn, năng lực quản trị, hiệu quả và chất lượng hoat động", đại diện HDBank nhấn mạnh.

Lãnh đạo HDBank nói thêm, trong lịch sử hoạt động, HDBank đã thực hiện tốt hoạt động M&A có kết quả thành công.

Bằng chứng là khi nhận sáp nhập DaiAbank, có quy mô tương đối, mạng lưới khu vực Đông Nam bộ, hoạt động chủ yếu lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã có thành tích đáng nể, đã tích hợp an toàn hệ thống corebank trong thời gian ngắn,.. khiến các đơn vị của DaiABank đã đạt kết quả hoạt động tốt trong toàn hệ thống HDBank, đem lại quyền lợi cao cho nhân sự khu vực DaiABank cũ.

"Đó là cơ sở để HDBank tiếp tục thực hiện các giao dịch M&A, tái cơ cấu tổ chức tài chính", đại diện nhà băng này khẳng định. Tuy nhiên, tại thời điểm tổ chức ĐHĐCĐ, HDBank vẫn chưa hé mở kế hoạch cụ thể.

Tương tự, việc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém từng được nhắc đến nhiều lần tại các kỳ Đại hội đồng cổ đông nhiều năm gần đây của VPBank. Nhưng phải tới kỳ họp Đại hội đồng cổ đông năm 2023, lãnh đạo ngân hàng này mới lên tiếng khẳng định rằng, VPBank là một trong 4 ngân hàng tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.

Gần đây nhất, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, VPBank cũng đã trình và được cổ đông phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại yếu kém.

Các ngân hàng hưởng lợi gì khi nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém?

Với việc nhận chuyển giao các ngân hàng yếu kém, các nhà băng có thể nhận được sự hỗ trợ, điều kiện từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng (TCTD), các quy định của pháp luật có liên quan được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại Phương án chuyển giao bắt buộc. Điều này được đánh giá là tạo ra cho ngân hàng động lực mới, cơ hội phát triển mới.

Đồng thời, theo quy định, những ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém có thể được nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại từ mức 30% lên 49%.

Ngoài việc được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn, đã được Luật TCTD 2024 quy định, với những tổ chức tín dụng trong diện phải chuyển giao bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước cũng xây dựng các cơ chế ưu đãi như: được Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến 0% trong thời gian thực hiện chuyển giao bắt buộc, không phải thực hiện các tỷ lệ an toàn hoạt động, không bị giới hạn tăng trưởng tín dụng hàng năm…

Nguồn: Dân Việt
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

, 17/01/2025

Back
Top