Cố Nghệ sĩ Nhân dân Doãn Tần tên thật là Phan Doãn Tần, sinh năm 1947 ở Thái Bình. Sau khi học hết bậc Trung học cơ sở, ông trở thành công nhân và tham gia phong trào văn nghệ ở Liên đoàn Mỏ - Địa chất 9, tỉnh Quảng Ninh. Năm 1969, ông thi đỗ vào trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
Ngay từ năm học thứ nhất, giọng ca Doãn Tần là giọng ca nam đầu tiên được Đài phát thanh thu âm bài hát Đường chúng ta đi (nhạc Huy Du, lời thơ Xuân Sách). Từ đó, ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của ông.
NSND Doãn Tần từng chia sẻ ông thu thanh ca khúc Đường chúng ta đi vào đúng thời điểm Hội nghị Paris đang diễn ra, tác phẩm này hầu như ngày nào cũng được phát trên sóng phát thanh và được công chúng yêu mến đặc biệt. Cũng nhờ đó, ông trở thành nghệ sĩ của Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị.
Vào năm 1973, ca khúc này được nghệ sĩ Doãn Tần ngân vang tại Festival Ca nhạc thanh niên, sinh viên thế giới tại Đức. Đồng thời, tác phẩm cũng được trình diễn tại nhiều chương trình lớn trước hàng vạn đồng bào và chiến sĩ trong những ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Trong một bài phỏng vấn, cố nghệ sĩ cũng từng tâm sự cứ chỗ nào có bộ đội, có đồng bào là ông hát, không cần sân khấu, có ngày ông hát không biết bao nhiêu lần.
Ngoài Đường chúng ta đi, tên tuổi của ông còn gắn với nhiều ca khúc nổi tiếng như: Cùng anh tiến quân trên đường dài (Huy Du); Chim yến bay (Nguyên Nhung, thơ Lê Thị Mây); Người lính tình nguyện và điệu múa Apsara (Minh Quang) và Dáng đứng Việt Nam (Chu Chí Vũ phổ nhạc, thơ của Lê Anh Xuân)...
Không chỉ thành công ở những ca khúc cách mạng, NSND Doãn Tần nổi tiếng với những bản nhạc trữ tình như Sông Lô chiều cuối năm, Thương lắm tóc dài ơi...
Nói về chặng đường sự nghiệp của ông, NSƯT Đăng Dương từng chia sẻ: “NSND Doãn Tần là một trong những người hát rất thành công một số tác phẩm về cách mạng, một nghệ sĩ lớn của dòng nhạc cách mạng. Với tôi, chú sở hữu một chất giọng đặc biệt trong giới nghệ sĩ".
Trong khi đó, với ca sĩ Trọng Tấn, NSND Doãn Tần vừa là ca sĩ, vừa là người thầy: “Chú là người hiền lành, nhẹ nhàng, đó là cảm nhận ban đầu của người đối diện. Bên cạnh đó, chú sở hữu giọng hát tennor cao, giọng hát trong sáng không ai có. Ở thời hoàng kim, khi Đài Tiếng nói Việt Nam phát bài chú hát, nhiều người còn không nhận ra đó là giọng nam mà nhầm sang giọng nữ. Chú cũng là bậc cha chú rất quý mến những lứa nghệ sĩ con cháu như: Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn, Anh Thơ, Lan Anh…, bởi đây là lứa kế cận của dòng nhạc mà chú đã gắn bó" - anh chia sẻ.
Năm 2005, cố NSND ra mắt CD riêng đầu tiên Đường chúng ta đi. Năm 2007, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Trong những năm cuối đời, ông vẫn tham gia biểu diễn âm nhạc và làm công tác giảng dạy tại trường Văn hóa Quân đội. Ông nhận quyết định nghỉ hưu với quân hàm Đại tá sau gần 40 năm là nghệ sĩ lính với nhiều giải thưởng cao quý.
Năm 2019, NSND Doãn Tần từ trần, hưởng thọ 73 tuổi, sau 10 năm mắc căn bệnh Alzheimer.
Vợ và con gái ông đều có những cống hiến trong lĩnh vực âm nhạc. Vợ ông là bà Minh Hồng, từng là ca sĩ của đoàn văn công Lạng Sơn. Con gái ông là NSƯT Hồng Vy, từng tham gia Sao Mai 2001. Năm 2023, cô qua đời do căn bệnh ung thư buồng trứng.
Ngay từ năm học thứ nhất, giọng ca Doãn Tần là giọng ca nam đầu tiên được Đài phát thanh thu âm bài hát Đường chúng ta đi (nhạc Huy Du, lời thơ Xuân Sách). Từ đó, ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của ông.
NSND Doãn Tần từng chia sẻ ông thu thanh ca khúc Đường chúng ta đi vào đúng thời điểm Hội nghị Paris đang diễn ra, tác phẩm này hầu như ngày nào cũng được phát trên sóng phát thanh và được công chúng yêu mến đặc biệt. Cũng nhờ đó, ông trở thành nghệ sĩ của Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị.
Vào năm 1973, ca khúc này được nghệ sĩ Doãn Tần ngân vang tại Festival Ca nhạc thanh niên, sinh viên thế giới tại Đức. Đồng thời, tác phẩm cũng được trình diễn tại nhiều chương trình lớn trước hàng vạn đồng bào và chiến sĩ trong những ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Trong một bài phỏng vấn, cố nghệ sĩ cũng từng tâm sự cứ chỗ nào có bộ đội, có đồng bào là ông hát, không cần sân khấu, có ngày ông hát không biết bao nhiêu lần.
Cố Nghệ sĩ Nhân dân Doãn Tần. (Ảnh: TL)
Ngoài Đường chúng ta đi, tên tuổi của ông còn gắn với nhiều ca khúc nổi tiếng như: Cùng anh tiến quân trên đường dài (Huy Du); Chim yến bay (Nguyên Nhung, thơ Lê Thị Mây); Người lính tình nguyện và điệu múa Apsara (Minh Quang) và Dáng đứng Việt Nam (Chu Chí Vũ phổ nhạc, thơ của Lê Anh Xuân)...
Không chỉ thành công ở những ca khúc cách mạng, NSND Doãn Tần nổi tiếng với những bản nhạc trữ tình như Sông Lô chiều cuối năm, Thương lắm tóc dài ơi...
Nói về chặng đường sự nghiệp của ông, NSƯT Đăng Dương từng chia sẻ: “NSND Doãn Tần là một trong những người hát rất thành công một số tác phẩm về cách mạng, một nghệ sĩ lớn của dòng nhạc cách mạng. Với tôi, chú sở hữu một chất giọng đặc biệt trong giới nghệ sĩ".
Trong khi đó, với ca sĩ Trọng Tấn, NSND Doãn Tần vừa là ca sĩ, vừa là người thầy: “Chú là người hiền lành, nhẹ nhàng, đó là cảm nhận ban đầu của người đối diện. Bên cạnh đó, chú sở hữu giọng hát tennor cao, giọng hát trong sáng không ai có. Ở thời hoàng kim, khi Đài Tiếng nói Việt Nam phát bài chú hát, nhiều người còn không nhận ra đó là giọng nam mà nhầm sang giọng nữ. Chú cũng là bậc cha chú rất quý mến những lứa nghệ sĩ con cháu như: Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn, Anh Thơ, Lan Anh…, bởi đây là lứa kế cận của dòng nhạc mà chú đã gắn bó" - anh chia sẻ.
Năm 2005, cố NSND ra mắt CD riêng đầu tiên Đường chúng ta đi. Năm 2007, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Trong những năm cuối đời, ông vẫn tham gia biểu diễn âm nhạc và làm công tác giảng dạy tại trường Văn hóa Quân đội. Ông nhận quyết định nghỉ hưu với quân hàm Đại tá sau gần 40 năm là nghệ sĩ lính với nhiều giải thưởng cao quý.
Năm 2019, NSND Doãn Tần từ trần, hưởng thọ 73 tuổi, sau 10 năm mắc căn bệnh Alzheimer.
Vợ và con gái ông đều có những cống hiến trong lĩnh vực âm nhạc. Vợ ông là bà Minh Hồng, từng là ca sĩ của đoàn văn công Lạng Sơn. Con gái ông là NSƯT Hồng Vy, từng tham gia Sao Mai 2001. Năm 2023, cô qua đời do căn bệnh ung thư buồng trứng.
Nguồn: Dân Việt