Người đàn ông mắc căn bệnh kỳ lạ, suy sụp vì chẩn đoán nhầm ung thư xương

ndtn2009
John Smith
Phản hồi: 0

John Smith

Thành viên nổi tiếng
Thành viên BQT
Người đàn ông đến Bệnh viện Vinmec khám trong tình trạng phải ngồi xe lăn vì đau buốt khớp háng, suy thận do nhiễm độc ion. Gia đình, người bệnh đều suy sụp vì nhiều nơi nghi ngờ ông bị ung thư xương.
Tưởng ung thư xương, không ngờ mắc bệnh lý hiếm gặp
Ngày 23/11, Bệnh viện Vinmec Times City (Hà Nội) thông tin về ca bệnh đặc biệt, các bác sĩ phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị giả u vô cùng phức tạp và hiếm gặp, do biến chứng nguy hiểm từ việc mài mòn của khớp nhân tạo thế hệ cũ.
Bệnh nhân là ông T. (Thanh Hóa), đến Bệnh viện Vinmec Times City khám trong tình trạng di chuyển phải phụ thuộc vào xe lăn do đau buốt không dứt tại khớp háng, cùng các dấu hiệu của suy thận do nhiễm độc ion kim loại.
Người nhà bệnh nhân cho biết, bản thân ông và gia đình đều suy sụp, vì đi khám nhiều nơi đều nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư xương.
Tại Bệnh viện Vinmec Times City, bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm chuyên sâu để xác định khối u tại xương chậu là u xương ác tính hay thể giả u.
"Ở Việt Nam, thể giả u này chỉ chiếm dưới 1% các ca thay khớp háng khiến quá trình chẩn đoán trở nên phức tạp, dễ gây nhầm lẫn với ung thư", GS.TS Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao, Bệnh viện Vinmec Times City cho biết.
Khai thác bệnh sử, bệnh nhân là một trong những bệnh nhân thuộc thế hệ đầu tiên ở Việt Nam được thay khớp háng cả hai bên (thực hiện năm 2006). Đây là phương pháp hiệu quả để phục hồi chức năng khớp bị tổn thương do lão hóa hoặc chấn thương.
Theo GS Dũng, khớp nhân tạo thế hệ cũ có thiết kế vật liệu chưa tối ưu, gây mài mòn giữa chỏm kim loại và mặt khớp nhựa. Quá trình này giải phóng các mạt kim loại và nhựa, gây nguy cơ viêm, nhiễm độc và các biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Đây là nguyên nhân khiến ông T. bị nhiễm độc ion kim loại nghiêm trọng.
Biến chứng hiếm gặp này không chỉ gây viêm tiêu xương mà còn dẫn đến sự hình thành khối giả u lớn tại xương chậu.
Sau đánh giá, các bác sĩ xác định 80% đây là thể giả u và chỉ định phẫu thuật.
GS Dũng, BSCKII Phạm Trung Hiếu, đội ngũ y bác sĩ ứng dụng công nghệ 3D để chuẩn bị kế hoạch phẫu thuật, chủ động xử lý khi gặp cả hai trường hợp.
"Trong tình huống nếu là u ác tính thì cần cắt bỏ xương chậu tổn thương. Trường hợp còn lại, nếu là giả u thì phải làm sạch ổ viêm và tái tạo xương bằng vật liệu nhân tạo, bảo tồn tối đa xương chậu và thay khớp háng", GS Dũng thông tin.
1732582718954.png
1732582723548.png

Đồng thời, đội ngũ phẫu thuật cũng phải chọn lựa kỹ lưỡng và chuẩn bị vật liệu khớp háng mới để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc kim loại cho bệnh nhân.

Theo GS Dũng, biến chứng nhiễm độc kim loại do mài mòn khớp nhân tạo chỉ chiếm dưới 5% số ca thay khớp toàn cầu, và chủ yếu xảy ra với các khớp thế hệ cũ được sản xuất hơn 20 năm trước.

Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, trong đó có suy thận, trước khi khối giả u được xử lý.

Tập đi lại chỉ một ngày sau mổ

GS Dũng chia sẻ, ca mổ cho bệnh nhân đầy khó khăn. Bởi khi mở ổ khớp háng, các bác sĩ phát hiện gần nửa lít dịch khớp màu đen như dầu nhớt tích tụ quanh khớp nhân tạo cũ, chứa đầy mạt kim loại và nhựa. Dấu hiệu này cảnh báo tình trạng nhiễm độc kim loại kéo dài, gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt là thận và tim.

Các bác sĩ đã loại bỏ hoàn toàn khối giả u chứa dịch nhầy đen này, sử dụng công nghệ 3D để thiết kế mô hình xương chậu tùy chỉnh, khắc phục các khuyết hổng do tiêu xương với độ chính xác cao.

Phần khớp háng thay thế sử dụng gốm ceramics, loại vật liệu có độ trơ cao, giúp hạn chế tối đa việc giải phóng mạt kim loại và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc kim loại sau này.

"Đây là công nghệ tiên tiến giúp giảm thời gian phẫu thuật, xâm lấn tối thiểu được giảm xuống mức thấp nhất. Mức độ chính xác cũng gần như tuyệt đối và giảm biến chứng đáng kể sau phẫu thuật cho người bệnh", GS Dũng nói.

Ngay ngày đầu tiên sau mổ, ông T. đã có thể ngồi dậy và bắt đầu tập đi lại, điều mà người bệnh không tưởng sau một thời gian dài ngồi xe lăn vì đau đớn. Bên cạnh đó, tình trạng suy thận do nhiễm độc kim loại cũng đã được kiểm soát, chức năng thận đang dần hồi phục.

Đặc biệt, chỉ sau một tuần, ông T. đã có thể đi lại mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào.

Người đàn ông mắc căn bệnh kỳ lạ, suy sụp vì chẩn đoán nhầm ung thư xương - 2

Chỉ sau 1 ngày phẫu thuật, ông T. đã có thể tập đi lại, sau 1 tuần, bệnh nhân đi lại được bình thường (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Từ những biến chứng phức tạp và nguy hiểm chưa từng có tại Việt Nam, ông T. đã hồi phục thần kỳ nhờ vào chẩn đoán chính xác và kịp thời, hướng điều trị hiệu quả của đội ngũ bác sĩ Vinmec có chuyên môn cao, kết hợp với công nghệ 3D tiên tiến.

Nam bệnh nhân chia sẻ, bản thân ông thấy ca mổ quá thần kỳ. Ông luôn nghĩ cả đời phải gắn với xe lăn, chịu đựng sự đau đớn, không ngờ chỉ sau ca mổ một ngày, ông đã giảm đau và tập đi lại.

"Sau khi nghỉ hưu, tôi đã hứa sẽ cùng bà ấy đi xuyên Việt mà không thể thực hiện vì bệnh tật, nhưng giờ tôi có thể làm tròn lời hứa với vợ, cho bà ấy trải nghiệm chuyến bay đầu tiên. Tôi biết ơn các bác sĩ đã giúp tôi có thể đi lại, giúp tôi thực hiện được lời hứa với người vợ thân yêu", nam bệnh nhân chia sẻ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top