Ngô Xuân Thành
Thành viên nổi tiếng
Có thể bạn sẽ biết ngay khi nghe đến tên ông: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (còn có tên là Lê Hữu Huân) sinh năm Giáp Thìn 1724 tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).
Dòng tộc Lê Hữu nổi tiếng với truyền thống khoa bảng, nhiều người đỗ đạt làm quan dưới thời Hậu Lê; trong đó thân phụ ông là Lê Hữu Mưu (1675-1739), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Dần, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710) đời Lê Dụ Tông, làm quan đến chức Hữu thị lang Bộ Công, Nhập thị kinh diên, được phong tước Phu Đình Bá, sau khi mất được truy tặng hàm Thượng thư. Thân mẫu là Bùi Thị Thưởng, là vợ thứ, con gái tướng công Bùi Diệm Đăng, quê xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm (nay là thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con út trong gia đình có 7 anh em nên thường được gọi là cậu Chiêu Bảy.
Thuở nhỏ, Lê Hữu Trác nổi tiếng học giỏi, năm 16 tuổi thân phụ qua đời nên ông phải rời Kinh thành về quê chịu tang cha và trông nom gia đình. Tại quê nhà, Lê Hữu Trác chăm lo đèn sách để tiến thân bằng khoa cử, nhưng chỉ thi đến bậc Sinh đồ rồi nghỉ. Bấy giờ, xã hội rối ren, ông bắt đầu nghiên cứu binh thư, luyện tập võ nghệ và gia nhập quân đội. Tuy nhiên, sau mấy năm chinh chiến, thấy cảnh binh đao gây ra nhiều đau thương cho người dân nên ông muốn rời khỏi quân đội, nhiều lần từ chối sự đề bạt thăng thưởng.
Năm 1746, sau khi người anh cả mất, Lê Hữu Trác viện cớ xin rời khỏi quân ngũ để chăm mẹ già và các cháu nhỏ mồ côi ở thôn Bàu Thượng, xã Tình Diệm (nay là xã Quang Diệm, Hương Sơn).
Do đau yếu triền miên, Lê Hữu Trác đến nhà thầy thuốc Trần Độc ở Thành Sơn chữa bệnh(1). Trong dịp này, ông được đọc sách “Phùng Thị cẩm nang” của Phùng Triệu Trương - danh y dưới triều nhà Thanh (Trung Hoa). Qua bàn luận, nhận thấy Lê Hữu Trác là người am hiểu lý luận âm dương của nghề thuốc, thầy Trần Độc đã truyền dạy nghề thuốc cho ông. Từ đó, Lê Hữu Trác chuyên tâm học nghề làm thuốc, chữa bệnh cứu người.
Năm 1758, Lê Hữu Trác lên kinh thành Thăng Long nhằm trau dồi nghề nghiệp nhưng không tìm được thầy giỏi nên quay về đọc sách, nghiên cứu y dược. Trong thời gian này, ông tiếp tục nghiên cứu, hiểu được dịch lý, âm dương trong kinh điển y học “Phùng Thị cẩm nang”. Nhờ đó, ông đã chữa khỏi bệnh cho 2 người con gái của ông và bắt đầu chữa bệnh cho những người trong họ, trong làng. Ít năm sau, Lê Hữu Trác chính thức hành nghề thuốc, chữa bệnh, dạy học trò, nghiên cứu sách y học, trao đổi lý luận, biên soạn và hoàn thành cơ bản bộ sách “Lãn Ông tâm lĩnh” vào năm 1770.
Năm 1782, tiếng tăm thầy thuốc Hải Thượng Lãn Ông đã truyền tới kinh thành, chúa Trịnh triệu Lê Hữu Trác về kinh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Nhiều quan đại thần, danh sĩ tìm đến nhờ Lê Hữu Trác chữa bệnh, kê đơn thuốc và giao lưu thơ ca. Tuy các bài thuốc của ông có hiệu nghiệm nhưng do sự đố kỵ của các ngự y thời đó, cộng thêm bệnh tình của chúa và thế tử đều đã rất nặng nên ông không chắc chắn là chữa khỏi được. Vì vậy, Lê Hữu Trác đã tìm mọi cách để cáo lui, về quê. Trong chuyến đi này, Lê Hữu Trác đã viết cuốn “Thượng kinh ký sự”.
Trở về quê mẹ, Lê Hữu Trác tiếp tục hành nghề thuốc, biên soạn và hoàn thiện bộ sách “Lãn Ông tâm lĩnh”. Lê Hữu Trác mất vào ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791).
Sau khi qua đời, các bài thuốc và sách của Lê Hữu Trác đều được lưu truyền, sử dụng rộng rãi; các di sản y học, văn học, y đức của ông được nhiều thế hệ học trò, các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao và học tập, noi theo. Với những công lao, cống hiến to lớn đối với nền y học Việt Nam và thế giới, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024-2025”.
Cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là tấm gương sáng về lao động, học tập, sáng tạo, y đức, trí tuệ, nhân nghĩa và tinh thần cống hiến. Ông đã để lại cho đời những giá trị trường tồn, góp phần làm rạng danh nền y học dân tộc và lan tỏa giá trị văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè thế giới Bộ sách "Hải Thượng Y tông Tâm lĩnh" được xem là "bách khoa toàn thư", mang giá trị phổ quát của nhân loại, thể hiện rõ những giá trị to lớn về văn hoá, giáo dục, nhân học, đúc kết những chuẩn mực đạo đức; là lời thề, phương châm, kim chỉ nam cho sứ mệnh cao cả của người thầy thuốc.
(1) Trần Độc là người làng Trung Cần, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông là người học rộng văn hay, đậu hương tiến nhưng thi mãi không đậu đại khoa; vì thế bỏ cử nghiệp về ở ẩn tại Thành Sơn, chuyên tâm chữa bệnh cứu người.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (còn có tên là Lê Hữu Huân) sinh năm Giáp Thìn 1724 tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).
Dòng tộc Lê Hữu nổi tiếng với truyền thống khoa bảng, nhiều người đỗ đạt làm quan dưới thời Hậu Lê; trong đó thân phụ ông là Lê Hữu Mưu (1675-1739), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Dần, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710) đời Lê Dụ Tông, làm quan đến chức Hữu thị lang Bộ Công, Nhập thị kinh diên, được phong tước Phu Đình Bá, sau khi mất được truy tặng hàm Thượng thư. Thân mẫu là Bùi Thị Thưởng, là vợ thứ, con gái tướng công Bùi Diệm Đăng, quê xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm (nay là thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con út trong gia đình có 7 anh em nên thường được gọi là cậu Chiêu Bảy.
Thuở nhỏ, Lê Hữu Trác nổi tiếng học giỏi, năm 16 tuổi thân phụ qua đời nên ông phải rời Kinh thành về quê chịu tang cha và trông nom gia đình. Tại quê nhà, Lê Hữu Trác chăm lo đèn sách để tiến thân bằng khoa cử, nhưng chỉ thi đến bậc Sinh đồ rồi nghỉ. Bấy giờ, xã hội rối ren, ông bắt đầu nghiên cứu binh thư, luyện tập võ nghệ và gia nhập quân đội. Tuy nhiên, sau mấy năm chinh chiến, thấy cảnh binh đao gây ra nhiều đau thương cho người dân nên ông muốn rời khỏi quân đội, nhiều lần từ chối sự đề bạt thăng thưởng.
Năm 1746, sau khi người anh cả mất, Lê Hữu Trác viện cớ xin rời khỏi quân ngũ để chăm mẹ già và các cháu nhỏ mồ côi ở thôn Bàu Thượng, xã Tình Diệm (nay là xã Quang Diệm, Hương Sơn).
Do đau yếu triền miên, Lê Hữu Trác đến nhà thầy thuốc Trần Độc ở Thành Sơn chữa bệnh(1). Trong dịp này, ông được đọc sách “Phùng Thị cẩm nang” của Phùng Triệu Trương - danh y dưới triều nhà Thanh (Trung Hoa). Qua bàn luận, nhận thấy Lê Hữu Trác là người am hiểu lý luận âm dương của nghề thuốc, thầy Trần Độc đã truyền dạy nghề thuốc cho ông. Từ đó, Lê Hữu Trác chuyên tâm học nghề làm thuốc, chữa bệnh cứu người.
Năm 1758, Lê Hữu Trác lên kinh thành Thăng Long nhằm trau dồi nghề nghiệp nhưng không tìm được thầy giỏi nên quay về đọc sách, nghiên cứu y dược. Trong thời gian này, ông tiếp tục nghiên cứu, hiểu được dịch lý, âm dương trong kinh điển y học “Phùng Thị cẩm nang”. Nhờ đó, ông đã chữa khỏi bệnh cho 2 người con gái của ông và bắt đầu chữa bệnh cho những người trong họ, trong làng. Ít năm sau, Lê Hữu Trác chính thức hành nghề thuốc, chữa bệnh, dạy học trò, nghiên cứu sách y học, trao đổi lý luận, biên soạn và hoàn thành cơ bản bộ sách “Lãn Ông tâm lĩnh” vào năm 1770.
Năm 1782, tiếng tăm thầy thuốc Hải Thượng Lãn Ông đã truyền tới kinh thành, chúa Trịnh triệu Lê Hữu Trác về kinh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Nhiều quan đại thần, danh sĩ tìm đến nhờ Lê Hữu Trác chữa bệnh, kê đơn thuốc và giao lưu thơ ca. Tuy các bài thuốc của ông có hiệu nghiệm nhưng do sự đố kỵ của các ngự y thời đó, cộng thêm bệnh tình của chúa và thế tử đều đã rất nặng nên ông không chắc chắn là chữa khỏi được. Vì vậy, Lê Hữu Trác đã tìm mọi cách để cáo lui, về quê. Trong chuyến đi này, Lê Hữu Trác đã viết cuốn “Thượng kinh ký sự”.
Trở về quê mẹ, Lê Hữu Trác tiếp tục hành nghề thuốc, biên soạn và hoàn thiện bộ sách “Lãn Ông tâm lĩnh”. Lê Hữu Trác mất vào ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791).
Sau khi qua đời, các bài thuốc và sách của Lê Hữu Trác đều được lưu truyền, sử dụng rộng rãi; các di sản y học, văn học, y đức của ông được nhiều thế hệ học trò, các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao và học tập, noi theo. Với những công lao, cống hiến to lớn đối với nền y học Việt Nam và thế giới, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024-2025”.
Cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là tấm gương sáng về lao động, học tập, sáng tạo, y đức, trí tuệ, nhân nghĩa và tinh thần cống hiến. Ông đã để lại cho đời những giá trị trường tồn, góp phần làm rạng danh nền y học dân tộc và lan tỏa giá trị văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè thế giới Bộ sách "Hải Thượng Y tông Tâm lĩnh" được xem là "bách khoa toàn thư", mang giá trị phổ quát của nhân loại, thể hiện rõ những giá trị to lớn về văn hoá, giáo dục, nhân học, đúc kết những chuẩn mực đạo đức; là lời thề, phương châm, kim chỉ nam cho sứ mệnh cao cả của người thầy thuốc.
(1) Trần Độc là người làng Trung Cần, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông là người học rộng văn hay, đậu hương tiến nhưng thi mãi không đậu đại khoa; vì thế bỏ cử nghiệp về ở ẩn tại Thành Sơn, chuyên tâm chữa bệnh cứu người.