Theo Đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Quyết định 759 của Chính phủ), quy mô các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập sẽ được mở rộng về diện tích, đồng thời tăng quyền hạn và nhiệm vụ.
Cụ thể, chính quyền cấp xã sẽ tiếp nhận toàn bộ nhiệm vụ từ cấp huyện, đồng thời được phân cấp, phân quyền thêm từ cấp tỉnh. Đây được xem là bước cải tổ mạnh mẽ nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở.
Đáng chú ý, từ ngày 1/8, Chính phủ dự kiến chấm dứt việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Lực lượng này sẽ được địa phương xem xét bố trí công tác tại thôn, tổ dân phố nếu đáp ứng điều kiện. Trường hợp không thể sắp xếp, sẽ thực hiện chính sách nghỉ việc theo quy định.
Hiện nay, theo Nghị định 33, số lượng cán bộ không chuyên trách cấp xã được phân loại như sau: xã loại 1 có 14 người, loại 2 có 12 người, loại 3 có 10 người. Các chức danh cụ thể do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định.
Chẳng hạn, Hà Nội hiện quy định 10 chức danh không chuyên trách cấp xã (Nghị quyết 18/2023), bao gồm: phụ trách Văn phòng Đảng ủy xã, công tác truyền thanh, phó Chỉ huy trưởng Quân sự, các Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và các hội đoàn thể như Phụ nữ, Cựu chiến binh, Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi và Hội Chữ thập đỏ
Tỉnh Đồng Tháp quy định 14 chức danh (Nghị quyết 43/2023), còn TP.HCM có đến 17 chức danh theo Nghị quyết 02/2024. Tuy nhiên, sau sáp nhập, các chức danh này sẽ chính thức chấm dứt hoạt động.
Cũng theo Quyết định 759, sau sáp nhập, UBND cấp xã mới sẽ được tổ chức tối đa 4 phòng chuyên môn và tương đương, phù hợp với đặc điểm từng khu vực như đô thị, nông thôn hay hải đảo. Các phòng gồm: Văn phòng HĐND và UBND, Phòng Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng đô thị, Phòng Văn hóa - Xã hội và Trung tâm Phục vụ Hành chính công.
Cụ thể, chính quyền cấp xã sẽ tiếp nhận toàn bộ nhiệm vụ từ cấp huyện, đồng thời được phân cấp, phân quyền thêm từ cấp tỉnh. Đây được xem là bước cải tổ mạnh mẽ nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở.

Chính phủ dự kiến kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kể từ ngày 1/8 (Ảnh: Báo 24h)
Đáng chú ý, từ ngày 1/8, Chính phủ dự kiến chấm dứt việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Lực lượng này sẽ được địa phương xem xét bố trí công tác tại thôn, tổ dân phố nếu đáp ứng điều kiện. Trường hợp không thể sắp xếp, sẽ thực hiện chính sách nghỉ việc theo quy định.
Hiện nay, theo Nghị định 33, số lượng cán bộ không chuyên trách cấp xã được phân loại như sau: xã loại 1 có 14 người, loại 2 có 12 người, loại 3 có 10 người. Các chức danh cụ thể do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định.
Chẳng hạn, Hà Nội hiện quy định 10 chức danh không chuyên trách cấp xã (Nghị quyết 18/2023), bao gồm: phụ trách Văn phòng Đảng ủy xã, công tác truyền thanh, phó Chỉ huy trưởng Quân sự, các Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và các hội đoàn thể như Phụ nữ, Cựu chiến binh, Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi và Hội Chữ thập đỏ
Tỉnh Đồng Tháp quy định 14 chức danh (Nghị quyết 43/2023), còn TP.HCM có đến 17 chức danh theo Nghị quyết 02/2024. Tuy nhiên, sau sáp nhập, các chức danh này sẽ chính thức chấm dứt hoạt động.
Cũng theo Quyết định 759, sau sáp nhập, UBND cấp xã mới sẽ được tổ chức tối đa 4 phòng chuyên môn và tương đương, phù hợp với đặc điểm từng khu vực như đô thị, nông thôn hay hải đảo. Các phòng gồm: Văn phòng HĐND và UBND, Phòng Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng đô thị, Phòng Văn hóa - Xã hội và Trung tâm Phục vụ Hành chính công.
Nguồn: 24h.com.vn.