Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Các ni cô tại tu viện Drukpa Amitabha ở Nepal học võ để cải thiện thể chất và tinh thần, xây dựng sức mạnh nội tại.
Tu viện Drukpa Amitabha ở Kathmandu, Nepal, đầu tháng này đánh dấu sự kiện mở cửa trở lại sau 5 năm đóng cửa vì Covid-19 bằng màn trình diễn võ thuật của hơn 10 sư cô. Các nữ tu thể hiện quyền pháp, cước pháp, khí công, múa đao... trước hàng trăm người.
Nhóm ni cô này trong độ tuổi 17-30, là thành viên dòng truyền thừa Drukpa 1.000 năm tuổi. Đây là dòng tu trao quyền cho các sư cô ngang với sư thầy.
Thông thường, ni cô được giao nhiệm vụ nấu nướng, dọn dẹp, không được phép luyện tập bất kỳ hình thức võ thuật nào. Nhưng Pháp vương Gyalwang Drukpa, một trong những lãnh đạo tinh thần cấp cao nhất của Phật giáo Tây Tạng, quyết định cải thiện thể chất và tinh thần cho nữ tu qua đào tạo võ thuật. Ông mở tu viện năm 2009 và nơi này đang có khoảng 300 thành viên từ 6 tới 54 tuổi.
Thầy dạy võ cho các ni cô là võ sư Nguyễn Khả Trường đến từ Việt Nam. Vào năm 2010, khi Pháp Vương thăm Việt Nam, anh Trường đã làm bảo vệ cho ông. Trường tập luyện võ cổ truyền Việt Nam từ nhỏ và vào năm 2012, anh được mời sang Nepal dạy võ.
Các sư cô trong tu viện quê quán ở Bhutan, Ấn Độ và Nepal. "Chúng tôi tập võ để giữ tinh thần và thể chất khỏe mạnh. Chúng tôi đặt mục tiêu thúc đẩy trao quyền cho phái nữ và bình đẳng giới", Jigme Jangchub Chosdon, 23 tuổi, quê ở Ladakh, Ấn Độ, nói.
"Nhờ học võ, tôi tự tin sẽ giúp đỡ được cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ trẻ, xây dựng sức mạnh tự thân", Jigme Yangchen Gamo, 24 tuổi, nữ tu quê ở Ramechhap, Nepal, bày tỏ.
Trang web của tu viện có nội dung nói về sự kết hợp giữa bình đẳng giới, sức mạnh thể chất và sự tôn trọng đối với mọi sinh vật sống tượng trưng cho việc quay về với "nguồn gốc tâm linh chân chính".
Các nữ tu ở đây từng tổ chức các chuyến đi bộ và đạp xe dài ngày ở Himalaya để gây quỹ cứu trợ thiên tai, tuyên truyền lối sống thân thiện môi trường.
Jigme Konchok Lhamo, 30 tuổi, người Ấn Độ, cho biết mục tiêu tu tập là vươn tới cảnh giới giác ngộ như Đức Phật, người sáng lập đạo Phật 2.600 năm trước.
"Nhưng bây giờ tôi vẫn là người bình thường. Tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào giúp đỡ mọi người", cô nói. "Giúp đỡ người khác là đạo mà chúng tôi tu tập".
#đôngtâykimcổ
Tu viện Drukpa Amitabha ở Kathmandu, Nepal, đầu tháng này đánh dấu sự kiện mở cửa trở lại sau 5 năm đóng cửa vì Covid-19 bằng màn trình diễn võ thuật của hơn 10 sư cô. Các nữ tu thể hiện quyền pháp, cước pháp, khí công, múa đao... trước hàng trăm người.
Nhóm ni cô này trong độ tuổi 17-30, là thành viên dòng truyền thừa Drukpa 1.000 năm tuổi. Đây là dòng tu trao quyền cho các sư cô ngang với sư thầy.
Thông thường, ni cô được giao nhiệm vụ nấu nướng, dọn dẹp, không được phép luyện tập bất kỳ hình thức võ thuật nào. Nhưng Pháp vương Gyalwang Drukpa, một trong những lãnh đạo tinh thần cấp cao nhất của Phật giáo Tây Tạng, quyết định cải thiện thể chất và tinh thần cho nữ tu qua đào tạo võ thuật. Ông mở tu viện năm 2009 và nơi này đang có khoảng 300 thành viên từ 6 tới 54 tuổi.
Thầy dạy võ cho các ni cô là võ sư Nguyễn Khả Trường đến từ Việt Nam. Vào năm 2010, khi Pháp Vương thăm Việt Nam, anh Trường đã làm bảo vệ cho ông. Trường tập luyện võ cổ truyền Việt Nam từ nhỏ và vào năm 2012, anh được mời sang Nepal dạy võ.
Một ni cô luyện tập trước giờ biểu diễn ở Kathmandu, Nepal. Ảnh: Reuters
Các sư cô trong tu viện quê quán ở Bhutan, Ấn Độ và Nepal. "Chúng tôi tập võ để giữ tinh thần và thể chất khỏe mạnh. Chúng tôi đặt mục tiêu thúc đẩy trao quyền cho phái nữ và bình đẳng giới", Jigme Jangchub Chosdon, 23 tuổi, quê ở Ladakh, Ấn Độ, nói.
"Nhờ học võ, tôi tự tin sẽ giúp đỡ được cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ trẻ, xây dựng sức mạnh tự thân", Jigme Yangchen Gamo, 24 tuổi, nữ tu quê ở Ramechhap, Nepal, bày tỏ.
Ni cô biểu diễn võ thuật trong sự kiện ở Kathmandu, Nepal. Ảnh: Reuters
Trang web của tu viện có nội dung nói về sự kết hợp giữa bình đẳng giới, sức mạnh thể chất và sự tôn trọng đối với mọi sinh vật sống tượng trưng cho việc quay về với "nguồn gốc tâm linh chân chính".
Các nữ tu ở đây từng tổ chức các chuyến đi bộ và đạp xe dài ngày ở Himalaya để gây quỹ cứu trợ thiên tai, tuyên truyền lối sống thân thiện môi trường.
Jigme Konchok Lhamo, 30 tuổi, người Ấn Độ, cho biết mục tiêu tu tập là vươn tới cảnh giới giác ngộ như Đức Phật, người sáng lập đạo Phật 2.600 năm trước.
"Nhưng bây giờ tôi vẫn là người bình thường. Tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào giúp đỡ mọi người", cô nói. "Giúp đỡ người khác là đạo mà chúng tôi tu tập".
Ni cô biểu diễn võ thuật trong sự kiện ở Kathmandu, Nepal. Ảnh: Reuters
#đôngtâykimcổ
Hồng Hạnh (Theo Reuters)/vnexpress