Phuong Chi
Thành viên nổi tiếng
Nghiên cứu của Đại học Westminster (Anh) cho thấy nhiều vật dụng quen thuộc chứa vi khuẩn gây bệnh nhưng thay đổi thói quen vệ sinh có thể phòng ngừa hiệu quả.
Miếng rửa chén
Miếng rửa chén đặt bên bồn rửa, với bề mặt xốp, luôn ẩm và thường tiếp xúc thực phẩm, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Nghiên cứu của NSF, tổ chức phi lợi nhuận chuyên đánh giá an toàn vệ sinh tại Mỹ, cho thấy chỉ sau hai tuần sử dụng, một miếng rửa có thể chứa hàng triệu vi khuẩn, bao gồm nhóm coliform liên quan đến nhiễm bẩn phân.
Báo cáo từ Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) cũng ghi nhận sự hiện diện của Salmonella và Campylobacter, hai tác nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm, trong các mẫu miếng rửa gia dụng.
Để hạn chế nguy cơ, các chuyên gia khuyến cáo nên khử trùng miếng rửa hàng tuần bằng lò vi sóng, giấm hoặc máy rửa chén, thay mới nếu vẫn còn mùi sau khi rửa, và dùng riêng miếng rửa cho các công việc khác nhau, đặc biệt là khi xử lý thịt sống.
Thớt
Thớt có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn nếu xuất hiện các vết rãnh do dao để lại trong quá trình sử dụng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), các loại vi khuẩn như Salmonella và E. colicó thể sống sót hàng giờ trên bề mặt khô và dễ dàng gây bệnh nếu thớt không được vệ sinh đúng cách.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo nên dùng thớt riêng cho thịt sống và rau củ, rửa sạch bằng nước nóng và xà phòng sau mỗi lần sử dụng, xả kỹ và phơi khô hoàn toàn. Nếu thớt xuất hiện các vết rãnh sâu khó làm sạch, cần thay mới để tránh tích tụ vi khuẩn.
Khăn bếp
Khăn tái sử dụng dễ tích tụ vi khuẩn do thường xuyên được dùng để lau tay, dọn bề mặt hoặc xử lý đồ ăn rơi.
Nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Arizona (Mỹ) chỉ ra vi khuẩn tồn tại hàng giờ trên bề mặt khăn vải. Vì vậy, bạn nên dùng khăn riêng cho từng mục đích, giặt bằng nước nóng kết hợp thuốc tẩy hoặc chất khử trùng, hoặc thay bằng khăn giấy nếu có thể.
Điện thoại di động
Điện thoại là vật được chạm vào nhiều nhất và thường xuyên được mang theo đến mọi nơi, kể cả nhà vệ sinh. Độ ấm của thiết bị cùng việc sử dụng liên tục tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Nghiên cứu của Đại học Manchester (Anh) phát hiện nhiều điện thoại chứa Staphylococcus aureus, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng da và hô hấp. Các chuyên gia khuyến cáo hạn chế mang điện thoại vào nhà vệ sinh, rửa tay thường xuyên và lau máy bằng khăn sợi nhỏ ẩm với xà phòng nhẹ, tránh dùng hóa chất mạnh hoặc xịt trực tiếp lên bề mặt.
Thảm phòng tắm
Chúng thường xuyên ẩm sau khi sử dụng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Treo thảm lên sau mỗi lần tắm và giặt hàng tuần bằng nước nóng có thể giúp hạn chế rủi ro.
Một số chuyên gia khuyến nghị dùng thảm gỗ hoặc thảm đá làm từ đất tảo cát, vật liệu khô nhanh và ít giữ ẩm, từ đó giảm khả năng tích tụ vi khuẩn.
Dụng cụ cắt móng tay, chân
Vật dụng như kềm, cây đẩy da có thể truyền vi khuẩn nếu không được làm sạch đúng cách. Một số mầm bệnh thường gặp gồm Staphylococcus aureus, bao gồm cả chủng kháng thuốc MRSA, Pseudomonas aeruginosa gây hội chứng móng xanh, và Mycobacterium fortuitum liên quan đến nhiễm trùng khi làm móng hoặc ngâm chân.
Các chuyên gia khuyến cáo nên mang dụng cụ cá nhân đến tiệm hoặc hỏi rõ quy trình khử trùng, vì những cơ sở uy tín sẽ luôn sẵn sàng cung cấp thông tin này.
Miếng rửa chén
Miếng rửa chén đặt bên bồn rửa, với bề mặt xốp, luôn ẩm và thường tiếp xúc thực phẩm, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Nghiên cứu của NSF, tổ chức phi lợi nhuận chuyên đánh giá an toàn vệ sinh tại Mỹ, cho thấy chỉ sau hai tuần sử dụng, một miếng rửa có thể chứa hàng triệu vi khuẩn, bao gồm nhóm coliform liên quan đến nhiễm bẩn phân.
Báo cáo từ Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) cũng ghi nhận sự hiện diện của Salmonella và Campylobacter, hai tác nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm, trong các mẫu miếng rửa gia dụng.
Để hạn chế nguy cơ, các chuyên gia khuyến cáo nên khử trùng miếng rửa hàng tuần bằng lò vi sóng, giấm hoặc máy rửa chén, thay mới nếu vẫn còn mùi sau khi rửa, và dùng riêng miếng rửa cho các công việc khác nhau, đặc biệt là khi xử lý thịt sống.
Thớt
Thớt có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn nếu xuất hiện các vết rãnh do dao để lại trong quá trình sử dụng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), các loại vi khuẩn như Salmonella và E. colicó thể sống sót hàng giờ trên bề mặt khô và dễ dàng gây bệnh nếu thớt không được vệ sinh đúng cách.

Do đó, chuyên gia khuyến cáo nên dùng thớt riêng cho thịt sống và rau củ, rửa sạch bằng nước nóng và xà phòng sau mỗi lần sử dụng, xả kỹ và phơi khô hoàn toàn. Nếu thớt xuất hiện các vết rãnh sâu khó làm sạch, cần thay mới để tránh tích tụ vi khuẩn.
Khăn bếp
Khăn tái sử dụng dễ tích tụ vi khuẩn do thường xuyên được dùng để lau tay, dọn bề mặt hoặc xử lý đồ ăn rơi.
Nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Arizona (Mỹ) chỉ ra vi khuẩn tồn tại hàng giờ trên bề mặt khăn vải. Vì vậy, bạn nên dùng khăn riêng cho từng mục đích, giặt bằng nước nóng kết hợp thuốc tẩy hoặc chất khử trùng, hoặc thay bằng khăn giấy nếu có thể.
Điện thoại di động
Điện thoại là vật được chạm vào nhiều nhất và thường xuyên được mang theo đến mọi nơi, kể cả nhà vệ sinh. Độ ấm của thiết bị cùng việc sử dụng liên tục tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Nghiên cứu của Đại học Manchester (Anh) phát hiện nhiều điện thoại chứa Staphylococcus aureus, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng da và hô hấp. Các chuyên gia khuyến cáo hạn chế mang điện thoại vào nhà vệ sinh, rửa tay thường xuyên và lau máy bằng khăn sợi nhỏ ẩm với xà phòng nhẹ, tránh dùng hóa chất mạnh hoặc xịt trực tiếp lên bề mặt.
Thảm phòng tắm
Chúng thường xuyên ẩm sau khi sử dụng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Treo thảm lên sau mỗi lần tắm và giặt hàng tuần bằng nước nóng có thể giúp hạn chế rủi ro.
Một số chuyên gia khuyến nghị dùng thảm gỗ hoặc thảm đá làm từ đất tảo cát, vật liệu khô nhanh và ít giữ ẩm, từ đó giảm khả năng tích tụ vi khuẩn.
Dụng cụ cắt móng tay, chân
Vật dụng như kềm, cây đẩy da có thể truyền vi khuẩn nếu không được làm sạch đúng cách. Một số mầm bệnh thường gặp gồm Staphylococcus aureus, bao gồm cả chủng kháng thuốc MRSA, Pseudomonas aeruginosa gây hội chứng móng xanh, và Mycobacterium fortuitum liên quan đến nhiễm trùng khi làm móng hoặc ngâm chân.
Các chuyên gia khuyến cáo nên mang dụng cụ cá nhân đến tiệm hoặc hỏi rõ quy trình khử trùng, vì những cơ sở uy tín sẽ luôn sẵn sàng cung cấp thông tin này.