Chị H. - người thực hiện các động tác yoga bên ngoài cung điện ở Seoul, Hàn Quốc - cho biết, lần sau sẽ tránh, không tập ở các địa điểm như thế này.
Chị H. thực hiện động tác yoga phía bên ngoài tường rào ở Gyeongbokgung (Ảnh: H.K.H).
Tranh cãi trái chiều
Ngày 3/11, cư dân mạng chia sẻ hình ảnh một người phụ nữ mặc bộ quần áo màu xanh, thực hiện động tác yoga bên ngoài tường rào cung Gyeongbokgung (Seoul, Hàn Quốc).
Sự việc khiến cư dân mạng dấy lên tranh cãi, phản ứng mạnh. Một số người cho rằng, nữ du khách thực hiện động tác yoga bên ngoài tường rào cung điện, không đáng bị lên án.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác bày tỏ, cung điện ở Hàn Quốc là nơi tôn nghiêm, được giữ gìn qua nhiều triều đại nên khi đến các địa điểm này cần tác phong nghiêm túc.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chị H. (sống ở Hà Nội) - người phụ nữ thực hiện động tác yoga bên ngoài cung Gyeongbokgung ở Seoul (Hàn Quốc) - cho biết hình ảnh được chụp ngày 31/10 trong chuyến đi 6 ngày 5 đêm đến xứ sở kim chi.
Khi đăng tải hình ảnh thực hiện động tác yoga bên ngoài cung Gyeongbokgung, chị H. không nghĩ cư dân mạng sẽ phản ứng dữ dội như vậy.
"Tôi đi lướt qua các điểm, thấy chỗ đó có bờ tường đẹp nên chụp vài kiểu, chứ không vào bên trong. Địa điểm này là nơi vua và cung tần ở ngày xưa chứ không phải nơi thờ cúng hay lăng tẩm. Tôi chỉ tập bên ngoài. Người dân đi qua họ còn vỗ tay cổ vũ, xin chụp ảnh cùng", chị H. nói.
Theo chị H., ở các nước có nhà thờ Hồi giáo hay chùa ở Thái Lan, nếu du khách mặc không đúng quy chuẩn hoặc mặc váy quá ngắn, bảo vệ sẽ nhắc nhở, yêu cầu quấn váy quây, còn ở cung Gyeongbokgung, bảo vệ chỉ đứng nhìn và không cấm.
"Lần sau, tôi sẽ tránh, không tập yoga ở các điểm như thế này", chị H. nói.
Sau khi sự việc xảy ra, những hình ảnh chị H. chụp ở Bali (Indonesia), Maldives, Singapore, đảo Nami (Hàn Quốc)… cũng bị cư dân mạng đưa ra bình luận.
"Mỗi người có một sở thích riêng, nên tôn trọng sự khác biệt", chị H. bày tỏ.
Chị H. chụp ảnh tại Hàn Quốc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chị H. từng tập động tác yoga ở đảo Nami, Hàn Quốc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, không có quy định về trang phục khi đến thăm Gyeongbokgung. Tuy nhiên, đa số du khách vẫn chọn kiểu quần áo kín đáo, không quá hở hang khi đi tham quan di tích này.
Thăng trầm của cung Gyeongbokgung
Cung Gyeongbokgung được xây dựng năm 1395 với 390 phòng. Đây là cung điện chính của triều đại Joseon. So với 4 cung điện khác ở Seoul, cung Gyeongbokgung được đánh giá là lớn và đẹp nhất.
Hồi thế kỷ 14, bên trong Gyeongbokgung có nhiều điện nhỏ là nơi làm việc, nghỉ ngơi cho vua và các quan đại thần, nơi ở của gia đình hoàng gia, các vườn hoa để thư giãn.
Cổng chính của Gyeongbukgung (Ảnh: Korea).
Nhiều vị vua của triều đại Joseon đã lên ngôi tại cung điện này. Năm 1592, cung điện bị phá hủy nặng nề do hỏa hoạn.
Năm 1867, dưới triều đại vua Gojong, công trình được xây dựng lại. Tuy nhiên, trong thời kỳ Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật Bản, nhiều công trình bên trong Gyeongbokgung bị phá hủy.
Năm 1990, Gyeongbokgung được trùng tu toàn diện. Sau dự án, cung điện của nhà vua và hoàng hậu, cung điện của thái tử được khôi phục...
Gwanghwamun là cổng chính của Gyeongbokgung. Cổng được làm bằng đá, phía trên có lầu 2 tầng với mái cong và các đường nét nhiều màu sắc. Cổng Gwanghwamun có 3 lối đi, trong đó lối đi ở giữa dành cho nhà vua, còn lối đi bên trái và bên phải được dùng cho thái tử, thành viên hoàng gia và người dân.
Cung Gyeongbokgung là địa điểm thu hút rất đông người dân địa phương và khách du lịch bởi giá trị lịch sử và văn hóa qua hàng trăm năm.
Dự án trùng tu toàn diện Gyeongbokgung hồi năm 1990 đã mang đến một địa điểm thu hút khách tham quan và người dân địa phương (Ảnh: Worldlist).
Cung Gyeongbokgung mở cửa các ngày trong tuần trừ thứ 3. Thời gian mở cửa thay đổi theo từng giai đoạn trong năm, cụ thể: Từ tháng 11 đến tháng 2 mở cửa từ 9h đến 17h, còn tháng 3 đến tháng 5 mở cửa từ 9h đến 18h, tháng 6 đến tháng 8 mở cửa từ 9h đến 18h30.
Chị H. thực hiện động tác yoga phía bên ngoài tường rào ở Gyeongbokgung (Ảnh: H.K.H).
Tranh cãi trái chiều
Ngày 3/11, cư dân mạng chia sẻ hình ảnh một người phụ nữ mặc bộ quần áo màu xanh, thực hiện động tác yoga bên ngoài tường rào cung Gyeongbokgung (Seoul, Hàn Quốc).
Sự việc khiến cư dân mạng dấy lên tranh cãi, phản ứng mạnh. Một số người cho rằng, nữ du khách thực hiện động tác yoga bên ngoài tường rào cung điện, không đáng bị lên án.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác bày tỏ, cung điện ở Hàn Quốc là nơi tôn nghiêm, được giữ gìn qua nhiều triều đại nên khi đến các địa điểm này cần tác phong nghiêm túc.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chị H. (sống ở Hà Nội) - người phụ nữ thực hiện động tác yoga bên ngoài cung Gyeongbokgung ở Seoul (Hàn Quốc) - cho biết hình ảnh được chụp ngày 31/10 trong chuyến đi 6 ngày 5 đêm đến xứ sở kim chi.
Khi đăng tải hình ảnh thực hiện động tác yoga bên ngoài cung Gyeongbokgung, chị H. không nghĩ cư dân mạng sẽ phản ứng dữ dội như vậy.
"Tôi đi lướt qua các điểm, thấy chỗ đó có bờ tường đẹp nên chụp vài kiểu, chứ không vào bên trong. Địa điểm này là nơi vua và cung tần ở ngày xưa chứ không phải nơi thờ cúng hay lăng tẩm. Tôi chỉ tập bên ngoài. Người dân đi qua họ còn vỗ tay cổ vũ, xin chụp ảnh cùng", chị H. nói.
Theo chị H., ở các nước có nhà thờ Hồi giáo hay chùa ở Thái Lan, nếu du khách mặc không đúng quy chuẩn hoặc mặc váy quá ngắn, bảo vệ sẽ nhắc nhở, yêu cầu quấn váy quây, còn ở cung Gyeongbokgung, bảo vệ chỉ đứng nhìn và không cấm.
"Lần sau, tôi sẽ tránh, không tập yoga ở các điểm như thế này", chị H. nói.
Sau khi sự việc xảy ra, những hình ảnh chị H. chụp ở Bali (Indonesia), Maldives, Singapore, đảo Nami (Hàn Quốc)… cũng bị cư dân mạng đưa ra bình luận.
"Mỗi người có một sở thích riêng, nên tôn trọng sự khác biệt", chị H. bày tỏ.
Chị H. chụp ảnh tại Hàn Quốc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chị H. từng tập động tác yoga ở đảo Nami, Hàn Quốc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, không có quy định về trang phục khi đến thăm Gyeongbokgung. Tuy nhiên, đa số du khách vẫn chọn kiểu quần áo kín đáo, không quá hở hang khi đi tham quan di tích này.
Thăng trầm của cung Gyeongbokgung
Cung Gyeongbokgung được xây dựng năm 1395 với 390 phòng. Đây là cung điện chính của triều đại Joseon. So với 4 cung điện khác ở Seoul, cung Gyeongbokgung được đánh giá là lớn và đẹp nhất.
Hồi thế kỷ 14, bên trong Gyeongbokgung có nhiều điện nhỏ là nơi làm việc, nghỉ ngơi cho vua và các quan đại thần, nơi ở của gia đình hoàng gia, các vườn hoa để thư giãn.
Cổng chính của Gyeongbukgung (Ảnh: Korea).
Nhiều vị vua của triều đại Joseon đã lên ngôi tại cung điện này. Năm 1592, cung điện bị phá hủy nặng nề do hỏa hoạn.
Năm 1867, dưới triều đại vua Gojong, công trình được xây dựng lại. Tuy nhiên, trong thời kỳ Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật Bản, nhiều công trình bên trong Gyeongbokgung bị phá hủy.
Năm 1990, Gyeongbokgung được trùng tu toàn diện. Sau dự án, cung điện của nhà vua và hoàng hậu, cung điện của thái tử được khôi phục...
Gwanghwamun là cổng chính của Gyeongbokgung. Cổng được làm bằng đá, phía trên có lầu 2 tầng với mái cong và các đường nét nhiều màu sắc. Cổng Gwanghwamun có 3 lối đi, trong đó lối đi ở giữa dành cho nhà vua, còn lối đi bên trái và bên phải được dùng cho thái tử, thành viên hoàng gia và người dân.
Cung Gyeongbokgung là địa điểm thu hút rất đông người dân địa phương và khách du lịch bởi giá trị lịch sử và văn hóa qua hàng trăm năm.
Dự án trùng tu toàn diện Gyeongbokgung hồi năm 1990 đã mang đến một địa điểm thu hút khách tham quan và người dân địa phương (Ảnh: Worldlist).
Cung Gyeongbokgung mở cửa các ngày trong tuần trừ thứ 3. Thời gian mở cửa thay đổi theo từng giai đoạn trong năm, cụ thể: Từ tháng 11 đến tháng 2 mở cửa từ 9h đến 17h, còn tháng 3 đến tháng 5 mở cửa từ 9h đến 18h, tháng 6 đến tháng 8 mở cửa từ 9h đến 18h30.