Phát biểu đáng chú ý đầu tiên của tân Bộ trưởng Tài chính

ngadc.96
Ngô Xuân Thành
Phản hồi: 0

Ngô Xuân Thành

Thành viên tích cực
Chiều 29/11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Chỉ 1 ngày sau khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Nguyễn Văn Thắng – nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – trước khi giải trình, tiếp thu cuối phiên họp đã nói lời cảm ơn các đại biểu Quốc hội đã tin tưởng, tín nhiệm và phê chuẩn ông giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Ông cũng cảm ơn các đại biểu về những đóng góp hết sức quý báu tại phiên thảo luận tổ ngày 23/11, cũng như ở phiên thảo luận tại hội trường ngày 27/11.
1733105884162.png

“Nhiều ý kiến tôi cho là rất xác đáng, rất sâu sắc, cần phải được nghiên cứu, tiếp thu”, báo Tiền phong tường thuật lời ông Thắng.
Tại phiên họp, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, cơ chế phân phối lợi nhuận theo dự thảo sẽ không khuyến khích được các doanh nghiệp kinh doanh tốt, có lợi nhuận nhiều, vì tất cả đều chỉ được trích tối đa 3 tháng tiền lương để đưa vào quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi.
Theo đó, nếu doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, nhưng mức tự trả lương cao thì không còn lợi nhuận để trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi. Ngược lại, nếu doanh nghiệp làm ăn tốt nhưng người ta xác định mức tiền lương thấp, khi đó kinh doanh có lãi, lợi nhuận nhiều, lại chỉ được trích 3 tháng tiền lương để khen thưởng, thì người lao động vẫn thu nhập thấp.

“Do vậy, việc phân phối lợi nhuận trước hết phải dành để thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch được giao như tăng vốn, trích nộp ngân sách, trích lập các quỹ tích lũy để phát triển… phần còn lại sẽ được phân phối cho người lao động. Như vậy, người lao động sẽ được hưởng theo thành quả. Lợi nhuận còn lại nhiều thì được hưởng nhiều, lợi nhuận ít sẽ được hưởng ít”, đại biểu đoàn Hà Nội phân tích.

Đồng ý với đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng, người đại diện vốn tại doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần phải có cơ chế quản lý, đánh giá gắn với chế độ đãi ngộ thực sự xứng đáng.
“Chúng ta đưa ra cơ chế đãi ngộ, đưa ra cơ chế đánh giá rất khắt khe, người ta rất vất vả nhưng tiền lương, tiền thưởng lại bảo cứ phải theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài. Người tài cũng không bao giờ làm hết trách nhiệm của mình”, ông Thắng nói thẳng.
Vị tư lệnh ngành tài chính lấy ví dụ dẫn chứng, với một doanh nghiệp cùng ngành nghề, tại sao ở ngoài người ta trả gấp khoảng 50 đến 100 lần, hoặc 5-10 lần là phổ biến, trong khi người đại diện vốn Nhà nước lại được trả rất thấp, mà theo ông thì “rõ ràng như thế không được”.
Theo Bộ trưởng, việc quản lý, đánh giá phải rất khách quan, minh bạch. Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì cần đánh giá hiệu quả đó như thế nào, về lợi nhuận, về doanh thu, hay như các chỉ tiêu đặt ra cũng phải rất rõ ràng.

“Nếu làm tốt thì lương thế nào, thưởng thế nào, nếu vượt lợi nhuận đặt ra thì mức lương, thưởng có được tăng lên hay không? Ngược lại, nếu không làm tốt, mức độ nào là cảnh báo và mức độ nào là sa thải. Mình phải dùng từ “sa thải” thì mới sòng phẳng”, ông Thắng nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng, người đại diện vốn cũng cần phải có đủ thẩm quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo. Nếu đã chấp nhận như doanh nghiệp tư nhân thì phải có cơ chế, đặc biệt là chế độ lương thưởng của người đại diện vốn.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top