Sỏi tiết niệu là một bệnh lý phổ biến, có thể gây ra những cơn đau quặn dữ dội. Tuy nhiên, không phải lúc nào sỏi cũng biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Một số trường hợp, sỏi nhỏ nằm yên trong đường tiết niệu được gọi là “sỏi im lặng” - chỉ được phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
TS.BS. Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sỏi tiết niệu là sự kết tinh của các chất hòa tan trong nước tiểu, hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong hệ thống tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo. Nguyên nhân thường do canxi oxalate hoặc phosphate kết tụ thành tinh thể.
Khi không được phát hiện sớm, sỏi có thể gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, dẫn đến tổn thương hoặc suy thận. Triệu chứng điển hình là cơn đau quặn thận, khởi phát đột ngột từ vùng thắt lưng, lan xuống bụng dưới, hố chậu hoặc cơ quan sinh dục, đi kèm buồn nôn, vã mồ hôi.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc tình trạng tiểu ít, vô niệu. Khi sỏi gây nhiễm trùng, bệnh nhân có thể sốt cao, rét run, mệt mỏi kéo dài.
Sỏi tiết niệu gây nhiều biến chứng nếu không xử lý sớm (Ảnh: Báo VnExpress)
“Điều đáng lo là nhiều người không có triệu chứng và chủ quan. Sỏi im lặng, nếu không được phát hiện và xử lý, có thể gây ứ nước thận - hậu quả nghiêm trọng dẫn đến giãn đài bể thận, phá hủy chức năng thận, thậm chí suy thận mạn tính,” bác sĩ Tuấn cảnh báo.
Tùy vào kích thước, vị trí sỏi và thể trạng người bệnh, các phương pháp điều trị được lựa chọn phù hợp:
Sỏi nhỏ dưới 7 mm thường được điều trị nội khoa: Uống nhiều nước (2,5 - 3 lít/ngày), kết hợp thuốc giãn cơ trơn và giảm đau để hỗ trợ đào thải sỏi tự nhiên. Bệnh nhân cần tái khám định kỳ. Nếu không hiệu quả, sẽ chuyển sang can thiệp ngoại khoa.
Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) là phương pháp cũ, hiện ít được sử dụng do hạn chế về hiệu quả với sỏi lớn hoặc cứng.
Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser được ưu tiên với sỏi ở niệu quản 1/3 dưới, bàng quang, hoặc sử dụng ống soi mềm tiếp cận sỏi thận và niệu quản đoạn trên. Phương pháp này không cần rạch da, ít biến chứng, hiệu quả sạch sỏi cao.
Tán sỏi qua da (PCNL) dành cho sỏi thận lớn trên 2 cm hoặc sỏi san hô. Bác sĩ sẽ tạo đường hầm nhỏ từ da vùng thắt lưng vào thận để tán sỏi và hút ra ngoài. Phương pháp này ít đau, xâm lấn tối thiểu, thời gian nằm viện ngắn.
Phẫu thuật mở là lựa chọn cuối cùng, chỉ dùng trong trường hợp sỏi tái phát nhiều lần, gây biến chứng hoặc có dị dạng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nhờ tiến bộ y học, tỷ lệ phải phẫu thuật mở hiện rất thấp.
- Uống đủ nước mỗi ngày (2 - 2,5 lít).
- Bổ sung nước cam, chanh - giàu citrate giúp ngăn hình thành sỏi.
- Hạn chế muối, đạm động vật, thực phẩm chứa oxalat (rau bina, trà đặc, socola).
- Không nhịn tiểu.
- Vận động thể chất đều đặn.
- Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt với người có tiền sử sỏi hoặc rối loạn chuyển hóa.
Sỏi tiết niệu - dù là “im lặng” hay gây đau đớn, đều tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Chủ động thăm khám, lắng nghe cơ thể là chìa khóa bảo vệ sức khỏe hệ tiết niệu.
TS.BS. Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sỏi tiết niệu là sự kết tinh của các chất hòa tan trong nước tiểu, hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong hệ thống tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo. Nguyên nhân thường do canxi oxalate hoặc phosphate kết tụ thành tinh thể.
Khi không được phát hiện sớm, sỏi có thể gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, dẫn đến tổn thương hoặc suy thận. Triệu chứng điển hình là cơn đau quặn thận, khởi phát đột ngột từ vùng thắt lưng, lan xuống bụng dưới, hố chậu hoặc cơ quan sinh dục, đi kèm buồn nôn, vã mồ hôi.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc tình trạng tiểu ít, vô niệu. Khi sỏi gây nhiễm trùng, bệnh nhân có thể sốt cao, rét run, mệt mỏi kéo dài.

“Điều đáng lo là nhiều người không có triệu chứng và chủ quan. Sỏi im lặng, nếu không được phát hiện và xử lý, có thể gây ứ nước thận - hậu quả nghiêm trọng dẫn đến giãn đài bể thận, phá hủy chức năng thận, thậm chí suy thận mạn tính,” bác sĩ Tuấn cảnh báo.
Các phương pháp điều trị hiện đại, ít xâm lấn
Tùy vào kích thước, vị trí sỏi và thể trạng người bệnh, các phương pháp điều trị được lựa chọn phù hợp:
Sỏi nhỏ dưới 7 mm thường được điều trị nội khoa: Uống nhiều nước (2,5 - 3 lít/ngày), kết hợp thuốc giãn cơ trơn và giảm đau để hỗ trợ đào thải sỏi tự nhiên. Bệnh nhân cần tái khám định kỳ. Nếu không hiệu quả, sẽ chuyển sang can thiệp ngoại khoa.
Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) là phương pháp cũ, hiện ít được sử dụng do hạn chế về hiệu quả với sỏi lớn hoặc cứng.
Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser được ưu tiên với sỏi ở niệu quản 1/3 dưới, bàng quang, hoặc sử dụng ống soi mềm tiếp cận sỏi thận và niệu quản đoạn trên. Phương pháp này không cần rạch da, ít biến chứng, hiệu quả sạch sỏi cao.
Tán sỏi qua da (PCNL) dành cho sỏi thận lớn trên 2 cm hoặc sỏi san hô. Bác sĩ sẽ tạo đường hầm nhỏ từ da vùng thắt lưng vào thận để tán sỏi và hút ra ngoài. Phương pháp này ít đau, xâm lấn tối thiểu, thời gian nằm viện ngắn.
Phẫu thuật mở là lựa chọn cuối cùng, chỉ dùng trong trường hợp sỏi tái phát nhiều lần, gây biến chứng hoặc có dị dạng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nhờ tiến bộ y học, tỷ lệ phải phẫu thuật mở hiện rất thấp.
Cách phòng ngừa sỏi tiết niệu
- Uống đủ nước mỗi ngày (2 - 2,5 lít).
- Bổ sung nước cam, chanh - giàu citrate giúp ngăn hình thành sỏi.
- Hạn chế muối, đạm động vật, thực phẩm chứa oxalat (rau bina, trà đặc, socola).
- Không nhịn tiểu.
- Vận động thể chất đều đặn.
- Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt với người có tiền sử sỏi hoặc rối loạn chuyển hóa.
Sỏi tiết niệu - dù là “im lặng” hay gây đau đớn, đều tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Chủ động thăm khám, lắng nghe cơ thể là chìa khóa bảo vệ sức khỏe hệ tiết niệu.
Nguồn: vnexpress.net.