Phó Tổng giám đốc lương 150 triệu còn cán bộ nhà nước cử xuống lương chỉ 25 triệu

ngangianggalaxy1st
Lê Nhã Linh
Phản hồi: 2

Lê Nhã Linh

Thành viên nổi tiếng
“Chức danh Phó Tổng giám đốc lương 150 triệu/tháng, nhưng cán bộ chúng ta cử xuống thì chỉ được trả khoảng 25 triệu/tháng theo lương hành chính”, Phó Thủ tướng dẫn chứng bất cập.

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, luật hiện hành đang có rất nhiều vướng mắc. Chẳng hạn về đầu tư, VietNam Airlines có kế hoạch mua máy bay Boeing từ năm 2023 nhưng đến nay vẫn chưa thể ký hợp đồng trong khi tiền vốn có sẵn. Trong khi đó, Vietjet vào sau, nhưng đã mua xong 200 chiếc.

1744901793273.png

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc. Ảnh: Quốc hội

Ngoài ra, ông cũng nêu thực tế cơ chế tiền lương cũng tồn tại nhiều bất cập. Chẳng hạn đối với các vị trí “biệt phái” cán bộ xuống hội đồng thành viên, đại diện cho phần vốn nhà nước hoặc trong ban kiểm soát, thì chỉ được hưởng lương hành chính thay vì được trả theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

“Chức danh Phó Tổng giám đốc lương 150 triệu/tháng, nhưng cán bộ chúng ta cử xuống thì chỉ được trả khoảng 25 triệu/tháng theo lương hành chính”, Phó Thủ tướng dẫn chứng.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Hội nghị Trung ương 11 đã xác định doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế, kinh tế tư nhân là động lực. Vì vậy việc sửa đổi luật lần này cần tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.

Về chính sách tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quán triệt cần điều chỉnh theo tinh thần Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 (về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp), đảm bảo doanh nghiệp cạnh tranh, thu hút nhân lực chất lượng cao.

Về cổ phần hóa và thoái vốn, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị quy định rõ trong luật để không thất thoát tài sản của Nhà nước.

Doanh nghiệp có vốn nhà nước cần có quy định về nguyên tắc để nhà nước nắm trên 50% cổ phần, tăng tính chủ động của quỹ đầu tư phát triển; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát để doanh nghiệp nhà nước đủ mạnh, đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế…

Dự thảo luật quy định đối tượng áp dụng doanh nghiệp nhà nước nắm giữ từ 50-100% vốn nhà nước, bao gồm doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội và xã hội nghề nghiệp, không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư khác do doanh nghiệp nhà nước đầu tư để tăng tính tự chủ.

Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cơ quan trình dự án luật làm rõ cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn nhà nước để tránh khoảng trống pháp luật.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu, cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn, không can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ trách nhiệm cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp.

Nguồn: vietnamnet
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top