Kim Phát Tài
Thành viên nổi tiếng
Tại Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra chiều 25/12, đối với một số yêu cầu, nhiệm vụ về triển khai công tác lập pháp của Quốc hội năm 2025 và chuẩn bị nhiệm kỳ Khóa XVI, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, tại Kỳ họp thứ Chín, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua 11 luật và 2 nghị quyết; cho ý kiến 15 dự án luật để trình thông qua tại Kỳ họp thứ Mười.
Đồng thời, Quốc hội sẽ tiến hành kỳ họp bất thường vào cuối tháng 2/2025 để xem xét sửa đổi, ban hành các luật, nghị quyết thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định công tác nhân sự theo thẩm quyền.
Năm 2025 cũng là năm triển khai tổng kết thực hiện Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Khóa XV và xây dựng Định hướng Chương trình nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XVI…
Để kịp thời triển khai khối lượng công việc rất lớn nêu trên bảo đảm chất lượng, tiến độ, trước hết là với việc chuẩn bị kỳ họp bất thường của Quốc hội cuối tháng 2/2025, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ chỉ đạo khẩn trương rà soát, nghiên cứu, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy và các luật chuyên ngành có quy định liên quan đến tên, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan sẽ thay đổi sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, có phương án cụ thể kiến nghị sửa đổi các luật hoặc trình Quốc hội ban hành nghị quyết quy định nguyên tắc xử lý.
Gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 10/1/2025 để xem xét, quyết định bổ sung vào Chương trình.
Trường hợp cần thiết, để bảo đảm yêu cầu tiến độ thì có thể trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nội dung của các dự án đồng thời với việc quyết định bổ sung vào Chương trình.
Đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Ủy ban Pháp luật, các cơ quan của Quốc hội để kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất phương án xử lý các vấn đề có liên quan, bảo đảm đồng bộ với nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội và các luật, nghị quyết khác có liên quan.
Đồng thời, Quốc hội sẽ tiến hành kỳ họp bất thường vào cuối tháng 2/2025 để xem xét sửa đổi, ban hành các luật, nghị quyết thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định công tác nhân sự theo thẩm quyền.
Năm 2025 cũng là năm triển khai tổng kết thực hiện Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Khóa XV và xây dựng Định hướng Chương trình nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XVI…
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng
Để kịp thời triển khai khối lượng công việc rất lớn nêu trên bảo đảm chất lượng, tiến độ, trước hết là với việc chuẩn bị kỳ họp bất thường của Quốc hội cuối tháng 2/2025, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ chỉ đạo khẩn trương rà soát, nghiên cứu, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy và các luật chuyên ngành có quy định liên quan đến tên, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan sẽ thay đổi sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, có phương án cụ thể kiến nghị sửa đổi các luật hoặc trình Quốc hội ban hành nghị quyết quy định nguyên tắc xử lý.
Gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 10/1/2025 để xem xét, quyết định bổ sung vào Chương trình.
Trường hợp cần thiết, để bảo đảm yêu cầu tiến độ thì có thể trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nội dung của các dự án đồng thời với việc quyết định bổ sung vào Chương trình.
Đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Ủy ban Pháp luật, các cơ quan của Quốc hội để kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất phương án xử lý các vấn đề có liên quan, bảo đảm đồng bộ với nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội và các luật, nghị quyết khác có liên quan.
Nguồn: chinhphu.vn