Thanh Hải Lucky
Thanh Hải Lucky
* ThS Phùng Quán (chuyên gia tuyển sinh Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM):
Việc quy đổi điểm xét tuyển đại học hiện nay còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế như:
1. Tính tương đương về mặt học thuật là rất khó đảm bảo, điểm học bạ có tính chủ quan cao, phụ thuộc vào giáo viên, trường, vùng miền, không chuẩn hóa như kỳ thi quốc gia.
2. Điểm các kỳ thi riêng (đánh giá năng lực, đánh giá tư duy...) rất khác nhau về cấu trúc, độ khó, mục tiêu đo lường. Việc quy đổi dựa trên tương quan thống kê không hoàn toàn phản ánh năng lực học thuật thật sự của thí sinh.
3. Khó duy trì tính công bằng tuyệt đối, thí sinh dùng điểm học bạ hoặc thi riêng ở các đơn vị tổ chức khác nhau, nhưng khi quy đổi thì số điểm vẫn được so sánh trực tiếp với kỳ thi quốc gia, gây ra cảm giác thiệt thòi cho người thi tốt nghiệp THPT.
Vì vậy, việc quy đổi điểm giữa các phương thức là cần nhưng không thực sự hiệu quả vào thời điểm hiện tại ở Việt Nam nếu không đi kèm với chuẩn hóa chương trình, đề thi, tiêu chí đánh giá giữa các phương thức.
Nếu không được chuẩn hóa nghiêm túc, quy đổi điểm có thể vô tình trở thành công cụ hợp thức hóa bất công trong tuyển sinh đại học, gây mất niềm tin cho xã hội và tạo hệ lụy dài hạn về chất lượng đào tạo.

Việc quy đổi điểm xét tuyển đại học hiện nay còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế như:
1. Tính tương đương về mặt học thuật là rất khó đảm bảo, điểm học bạ có tính chủ quan cao, phụ thuộc vào giáo viên, trường, vùng miền, không chuẩn hóa như kỳ thi quốc gia.
2. Điểm các kỳ thi riêng (đánh giá năng lực, đánh giá tư duy...) rất khác nhau về cấu trúc, độ khó, mục tiêu đo lường. Việc quy đổi dựa trên tương quan thống kê không hoàn toàn phản ánh năng lực học thuật thật sự của thí sinh.
3. Khó duy trì tính công bằng tuyệt đối, thí sinh dùng điểm học bạ hoặc thi riêng ở các đơn vị tổ chức khác nhau, nhưng khi quy đổi thì số điểm vẫn được so sánh trực tiếp với kỳ thi quốc gia, gây ra cảm giác thiệt thòi cho người thi tốt nghiệp THPT.
Vì vậy, việc quy đổi điểm giữa các phương thức là cần nhưng không thực sự hiệu quả vào thời điểm hiện tại ở Việt Nam nếu không đi kèm với chuẩn hóa chương trình, đề thi, tiêu chí đánh giá giữa các phương thức.
Nếu không được chuẩn hóa nghiêm túc, quy đổi điểm có thể vô tình trở thành công cụ hợp thức hóa bất công trong tuyển sinh đại học, gây mất niềm tin cho xã hội và tạo hệ lụy dài hạn về chất lượng đào tạo.