Sáp nhập Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận "về ở với nhau", tỉnh mới có hồ to, biển đẹp, một hòn đảo quan trọng

H
Mimosa
Phản hồi: 3

Mimosa

Thành viên nổi tiếng
Thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, thành, 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận nằm trong danh sách các tỉnh thuộc diện sáp nhập. Nếu phương án sáp nhập 3 tỉnh này được chấp nhận, tỉnh mới hình thành sẽ có nhiều hồ nước ngọt to lớn, có biển đẹp như phim, hòn đảo Phú Quý quan trọng, thậm chí có cả "Vịnh Hạ Long" trên cao nguyên.

Trong trường hợp phương án sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông là phương án được chấp thuận, tỉnh mới sau sáp nhập sẽ vừa có biển, vừa có rừng, vừa có núi, vừa có các hồ nước nhân tạo với diện tích thuộc top lớn nhất Việt Nam.

Tỉnh mới hình thành sau sáp nhập 3 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận vừa có đường biên giới trên biển, vừa có đường biên giới trên đất liền. Đường biên giới trên biển chính là lối ra biển Đông từ tỉnh Bình Thuận.

Đường biên giới trên bộ chính là lối lên từ tỉnh Đắk Nông. Phía Tây tỉnh Đắk Nông giáp tỉnh Bình Phước và giáp tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài khoảng 141 km.

Kết nối 3 thành phố lớn và cũng là "thủ phủ" hành chính của 3 tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông là hệ thống giao thông đường bộ đang tiếp tục được đầu tư. Từ TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) đi TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có quãng đường là 158 km và mất khoảng 3 giờ 37 phút đi xe hơi.

Từ TP Đà Lạt đến TP Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) có quãng đường là 183 km và mất khoảng 3 giờ 55 phút đi xe hơi.

Từ TP Gia Nghĩa đến TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) có quãng đường là 205 km và mất khoảng 4 giờ 39 phút đi xe hơi.

Sáp nhập, về mặt cấu tạo địa chất, tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông có nhiều đặc điểm chung

Hai tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng cùng nằm trên nền đá bazan. Và cả hai tỉnh đều có diện tích lớn được phủ bởi các lớp đá bazan hình thành từ hoạt động phun trào núi lửa trong quá khứ.

Đá bazan phong hóa tạo thành đất đỏ bazan màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như trồng cà phê, cây cao su, cây điều, cây hồ tiêu, đặc biệt những năm gần đây là cây sầu riêng ví như "cầy tiền tỷ".

Đây là một trong những đặc điểm địa chất nổi bật và quan trọng nhất của cả hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng.

Thêm vào đó, cả tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông đều nằm trên các cao nguyên của vùng Tây Nguyên. Lâm Đồng có cao nguyên Lang Biang, Di Linh - Bảo Lộc, trong khi Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M'Nông.

Địa hình cao nguyên tạo nên sự phân bậc độ cao, nhiều đồi núi và bề mặt tương đối bằng phẳng xen kẽ. Hoạt động kiến tạo phức tạp.

Một điều nữa là, cả hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông đều có lịch sử kiến tạo địa chất phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều giai đoạn vận động tạo núi và hoạt động magma. Điều này tạo ra sự đa dạng trong cấu trúc địa chất và sự phân bố các loại đá khác nhau ngoài bazan, bao gồm cả đá trầm tích và đá xâm nhập.

1744557681971.png

Công viên địa chất Đắk Nông trải dài trên diện tích 4.760km2, bao gồm các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa, có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, trong đó có hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000m, các miệng núi lửa, thác nước…Ảnh: Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông.

Trên địa bàn cả hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng đều tồn tại các đới đứt gãy kiến tạo, có thể ảnh hưởng đến sự phân bố khoáng sản và tiềm ẩn nguy cơ về tai biến địa chất.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng mỗi tỉnh vẫn có những đặc điểm địa chất riêng biệt. Ví dụ, Lâm Đồng được biết đến với cấu trúc địa chất phức tạp hơn và sự đa dạng về khoáng sản hơn so với Đắk Nông.

Đắk Nông lại nổi bật với hệ thống hang động núi lửa độc đáo và được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

Cấu tạo địa chất của tỉnh Bình Thuận

Cấu tạo địa chất của tỉnh Bình Thuận khá phức tạp và đa dạng, chịu ảnh hưởng của nhiều giai đoạn kiến tạo khác nhau.

Theo trang repository.vnu.edu.vn, có một số đặc điểm nổi bật về mặt cấu tạo địa chất của tỉnh Bình Thuận như:

-Sự xâm nhập của đá magma, chủ yếu là các khối granit thuộc phức hệ Đèo Cả, phân bố rộng rãi ở khu vực ven biển và sâu trong đất liền.

Đá granit có tuổi Creta muộn - Paleogen sớm, bị biến chất yếu. Ngoài ra còn có các thành tạo gabro tại khu vực Núi Đan có tuổi Creta muộn.

-Trầm tích lục địa với các thành tạo Neogen hệ tầng Đồng Nai (cuội kết, sạn kết, bột kết, sét kết) và các trầm tích Đệ Tứ (cát, sạn, sỏi, sét).

-Trầm tích biển với các thành tạo Đệ Tứ (cát biển, cồn cát). Đặc biệt, dải cát ven biển Bình Thuận có sự phân hóa thành 4 đơn vị địa mạo - trầm tích tương ứng với 4 đơn vị cấu trúc địa chất: đồng bằng - vũng vịnh (lagoon); cồn cát và thềm cát ven biển; đới thủy triều; đáy biển nông ven bờ.

Các thành tạo cát Đệ Tứ 1 có tuổi càng cổ thì phân bố ở độ cao càng lớn, cho thấy quá trình nâng kiến tạo mạnh mẽ trong Đệ Tứ.

Cấu tạo địa chất ở Bình Thuận còn có mặt của đá phun trào. Đó là các bazan tuổi Neogen - Đệ Tứ, tuy nhiên diện tích không lớn như các tỉnh Tây Nguyên.

Địa chất Bình Thuận nằm trong vùng kiến tạo Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo liên quan đến sự hình thành và phát triển của Biển Đông.

Địa chất Bình Thuận tồn tại nhiều hệ thống đứt gãy kiến tạo, có phương á kinh tuyến và tây bắc - đông nam. Các đứt gãy này có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự phân bố khoáng sản và địa hình.

Địa hình Bình Thuận đa dạng, bao gồm: đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích, đặc biệt ở phía tây và tây bắc của tỉnh; đồng bằng ven biển nhỏ hẹp phát triển dọc theo bờ biển; đồi cát và cồn cát ven biển hình thành do tác động của gió và biển, tạo nên những cảnh quan đặc trưng "rất Bình Thuận".

1744557743599.png

Đồi Cát Vàng Mũi Né, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Đình Hòa (Báo Bình Thuận).

Cấu tạo địa chất Bình Thuận và các đặc điểm khác của địa chất đã tạo nên một số nguồn khoáng sản. Đó là sa khoáng titan - zircon, tỉnh có trữ lượng lớn, tập trung ở khu vực ven biển.

Cát trắng thạch anh, phân bố ở một số khu vực ven biển, có chất lượng tốt cho sản xuất thủy tinh.

Sét bentonit, có trữ lượng đáng kể, sử dụng trong công nghiệp hóa chất và khai thác dầu mỏ.

Đá xây dựng (granit, đá ốp lát) phân bố rộng rãi, đáp ứng nhu cầu xây dựng. Bình Thuân còn nổi tiếng với thương hiệu nước khoáng Vĩnh Hảo. Ngoài ra, còn có tiềm năng về vonfram và các khoáng sản khác.

Tỉnh mới thành lập có "thế giới hồ"

Tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông sáp nhập với tỉnh Lâm Đồng tạo ra tỉnh mới với "thế giới hồ" nước ngọt nhân tạo, hồ nước ngọt tự nhiên.

Tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông sáp nhập với tỉnh Lâm Đồng là phương án được chấp thuận thì tỉnh mới sẽ có một hệ thống hồ nước ngọt nhân tạo, hồ nước ngọt tự nhiên, có thể gọi tỉnh này là "thế giới hồ". Nhiều hồ nước ngọt của tỉnh mới có cảnh quan đẹp như phim, có hồ có tuổi đời như hồ Xuân Hương, hồ hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, hồ Biển Lạc, hồ Tà Đùng...

Có thể điểm qua một số hồ nước ngọt nổi tiếng của tỉnh mới sau khi sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng

1: Hồ Biển Lạc

Hồ Biển Lạc là hồ nước ngọt tự nhiên tỉnh Bình Thuận. Hồ Biển Lạc cũng là là hồ nước tự nhiên lớn nhất Bình Thuận.

Hồ Biển Lạc là một hồ nước tự nhiên tại xã Gia An, huyện Tánh Linh và xã Vũ Hòa, huyện Đức Linh. Hồ này thông với sông La Ngà qua suối Lăng Quăng.

Hồ Biển Lạc rộng nhưng không sâu, diện tích hồ vào mùa khô là 436 ha và vào mùa mưa là 1.659.

Biển Lạc là hồ mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình với làn nước trong xanh và hệ sinh thái đa dạng. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên, cắm trại và câu cá.

2: Hồ Suối Đá

Hồ Suối Đá cũng là một hồ nước tự nhiên nằm trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận).

Hằm giữa những ngọn đồi và rừng cây, hồ Suối Đá hiện lên với khung cảnh nên thơ, lãng mạn. Đây cũng là một trong những hồ tự nhiên lớn của tỉnh Bình Thuận.

Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận còn có các hồ thủy lợi, hồ thủy điên như Hồ Cà Dây (huyện Bắc Bình): hồ Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc): hồ Hàm Thuận (huyện Hàm Thuận Bắc): hồ Sông Quao (huyện Hàm Thuận Bắc): hồ Sông Lũy (huyện Bắc Bình)...

3: Hồ Bàu Trắng

Bình Thuận còn có hồ Bàu Trắng hay còn gọi là hồ Bàu sen ở huyện Bắc Bình. Tuy được gọi là "bàu" (ao, hồ) nhưng thực chất là một hệ thống các hồ nước ngọt tự nhiên nằm giữa những đồi cát trắng.

1744557917746.png

Hồ Bàu Trắng hùng vĩ, nên thơ luôn cuốn hút du khách khi đặt chân đến xứ sở biển xanh, cát trắng, nắng vàng Bình Thuận. Ảnh: Quỳnh Uyển (Báo Lâm Đồng).

Hồ Bàu Trắng (Bàu sen) ở Bình Thuận nổi tiếng với cảnh quan độc đáo và hoạt động đi xe địa hình trên cát.

Các hồ nước ở Bình Thuận không chỉ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất mà còn là những điểm đến du lịch hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và hoạt động thú vị.

Lâm Đồng nổi tiếng với nhiều hồ nước đẹp và thơ mộng, góp phần tạo nên vẻ quyến rũ đặc trưng của vùng đất này.

Các hồ nước ngọt tự nhiên và hồ nước ngọt nhân tạo nổi tiếng

-Hồ Xuân Hương (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), được ví như trái tim của thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là một hồ nhân tạo nằm ngay trung tâm thành phố. Với hình dáng trăng lưỡi liềm, mặt hồ phẳng lặng soi bóng những hàng thông xanh và kiến trúc Pháp cổ kính xung quanh.

Du khách có thể đi dạo bộ, đạp xe quanh hồ, thuê thuyền đạp vịt hoặc thưởng thức cà phê bên bờ hồ.

-Hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Đà Lạt, nằm cách trung tâm khoảng 7km. Hồ Tuyền Lâm có vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng được bao bọc bởi rừng thông xanh ngát.

Du khách có thể tham gia các hoạt động như chèo thuyền kayak, đi thuyền ngắm cảnh, câu cá hoặc trekking quanh hồ.

-Hồ Than Thở (Đà Lạt) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 6km, hồ Than Thở gắn liền với câu chuyện tình buồn lãng mạn. Hồ có không gian yên tĩnh, mặt nước phẳng lặng và được bao quanh bởi những hàng thông cổ thụ.

-Hồ Suối Vàng (Đà Lạt) nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 12km, hồ Suối Vàng (hay còn gọi là hồ Dankia - Suối Vàng) là một trong những hồ nước tự nhiên lớn nhất Đà Lạt.

Hồ có vẻ đẹp hùng vĩ, được bao quanh bởi rừng thông và những thảm cỏ xanh mướt. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho thành phố Đà Lạt. Gần hồ có cây thông cô đơn nổi tiếng.

-Hồ Đa Nhim (Đơn Dương) nằm cách Đà Lạt khoảng 40km, hồ Đa Nhim là một hồ thủy điện lớn, có cảnh quan thiên nhiên đẹp và hùng vĩ.

-Hồ Vô Cực (Đà Lạt) nằm trong khu du lịch Đường Hầm Đất Sét, hồ Vô Cực là một điểm check-in độc đáo với tiểu cảnh hai gương mặt nhìn vào nhau, tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.

-Hồ Kala (Di Linh là một hồ nước tự nhiên thuộc huyện Di Linh, cách Đà Lạt khoảng 80km. Hồ Kala mang vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và ít được biết đến, thích hợp cho những ai muốn khám phá những địa điểm mới lạ.

Đắk Nông nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên và những hồ nước tự nhiên, nhân tạo tuyệt đẹp.

Hồ nước ngọt tự nhiên nổi tiếng ở tỉnh Đắk Nông.

-Hồ Ea Snô (huyện Krông Nô) là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn với diện tích khoảng 80 ha, nằm giữa khung cảnh núi rừng xanh mát. Hồ Ea Snô mang vẻ đẹp yên bình, hoang sơ và gắn liền với những truyền thuyết của người dân tộc.

-Hồ Tây Đắk Mil (thị xã Đắk Mil) còn được gọi là hồ núi lửa Đắk Mil, hồ nằm ngay trung tâm thị xã và có cảnh quan thơ mộng. Mặt hồ xanh biếc như một viên ngọc bích, xung quanh là những hàng cây xanh mát. Đây là một điểm đến thư giãn và ngắm cảnh yêu thích của người dân địa phương và du khách.

-Hồ Trúc (huyện Cư Jút) là một trong những hồ nước tự nhiên lớn nhất Đắk Nông, với diện tích khoảng 22,5 ha. Hồ Trúc được ví như "lá phổi xanh" của khu vực, có không gian yên bình và hệ sinh thái đa dạng.

Hồ nước ngọt nhân tạo nổi tiếng ở tỉnh Đắk Nông.

-Hồ Tà Đùng (huyện Đắk Glong), được mệnh danh là "Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên, Vịnh Hạ Long trên cao nguyên".

Hồ Đồng Nai 3, còn được gọi là hồ Tà Đùng, là một hồ nước ngọt nhân tạo nằm trong Vườn quốc gia Tà Đùng, thuộc huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Hồ Tà Đùng có diện tích mặt nước là 3.632 ha, bao quanh bởi 47 đảo lớn nhỏ và là nơi sinh sống của nhiều loài chim đặc hữu, chim hoang dã.

Hồ Tà Đùng là một hồ thủy điện lớn với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô trên mặt nước xanh biếc. Khung cảnh hùng vĩ và nên thơ của hồ Tà Đùng thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và khám phá.

-Hồ Thủy điện Buôn Tua Srah (huyện Krông Nô) là hồ nhân tạo này được hình thành từ việc ngăn dòng sông Krông Nô. Nơi đây có khung cảnh tuyệt đẹp với bãi cát trắng trải dài bên hồ, tạo cảm giác như một "bãi biển trên núi".

-Hồ Đắk R'Tih (giáp ranh Gia Nghĩa và Đắk R'Lấp) là hồ chứa nước của cụm thủy điện Đắk R'Tih, hồ có diện tích khá lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước và phát điện của khu vực.

Hồ nước ngọt đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường của tỉnh mới sau khi sáp nhập tỉnh Bình Thuận, tỉnh Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng.

Các hồ nước tại ba tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cả nông nghiệp và môi trường, mang lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng cũng tiềm ẩn một số thách thức.

Thứ nhất: Đối với phát triển nông nghiệp

-Cung cấp nước tưới là vai trò quan trọng hàng đầu. Các hồ chứa nước, đặc biệt là các hồ thủy lợi nhân tạo như hồ Cà Dây, hồ Đa Mi (Bình Thuận), hồ Tà Đùng (Đắk Nông), hồ Đa Nhim (Lâm Đồng),... cung cấp nguồn nước ổn định cho các vùng trồng trọt, đặc biệt là trong mùa khô, giúp duy trì và mở rộng diện tích canh tác các loại cây trồng chủ lực như lúa, cà phê, cao su, điều, cây ăn quả,...

-Các hồ nước tự nhiên và nhân tạo là môi trường thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại cá, tôm và các loài thủy sản khác, góp phần tăng thu nhập cho người dân và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

-Các hồ chứa có khả năng điều tiết dòng chảy, giúp giảm thiểu tình trạng ngập úng vào mùa mưa và cung cấp nước khi cần thiết vào mùa khô, ổn định sản xuất nông nghiệp.

-Phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch, cảnh quan đẹp của nhiều hồ nước như hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng), hồ Tà Đùng (Đắk Nông) tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, mang lại nguồn thu nhập bổ sung cho người dân.

Thứ hai: Đối với môi trường, cảnh quan

-Duy trì hệ sinh thái, các hồ nước là môi trường sống của nhiều loài động thực vật, góp phần duy trì đa dạng sinh học của khu vực. Các vùng đất ngập nước xung quanh hồ cũng có vai trò quan trọng trong việc lọc nước tự nhiên và là nơi cư trú của nhiều loài chim và động vật hoang dã.

-Điều hòa khí hậu, diện tích mặt nước lớn của các hồ có tác dụng điều hòa nhiệt độ, làm dịu mát không khí trong vùng, tạo môi trường sống dễ chịu hơn cho con người và các loài sinh vật.

-Cung cấp nước sinh hoạt, các hồ chứa nước ngọt là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng cho người dân và các khu đô thị trong vùng.

-Tạo cảnh quan và không gian xanh, các hồ nước góp phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, là điểm vui chơi giải trí, thư giãn cho người dân và du khách, cải thiện chất lượng cuộc sống và môi trường đô thị.

Giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, các hồ chứa có vai trò trong việc trữ nước, giúp ứng phó với tình trạng hạn hán kéo dài và giảm thiểu nguy cơ lũ lụt cục bộ.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến một số thách thức và tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với các hồ nước ngọt như: ô nhiễm môi trường, thay đổi dòng chảy, bồi lắng, mất đa dạng sinh học...

Sáp nhập tỉnh Đắk Nông, Bình Thuận với Lâm Đồng, tỉnh mới có một hòn đảo lớn, vô số đảo nhỏ.

Đảo lớn nêu trên chính là đảo Phú Quý, tức huyện đảo Phú Quý hiện nay của tỉnh Bình Thuận.

Thời Tiền Lê (thế kỷ X-XI), hòn đảo đã được ghi nhận trong lịch sử với tên gọi Cổ Long (Koh Rong). Qua các thời kỳ, đảo còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Thuận Tịnh, Thuận Tĩnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu.

Các nhà hàng hải phương Tây thường gọi đảo là Poulo-Cécir-de-Mer. Thời Nguyễn, vào đầu triều Nguyễn, đảo có tên là Vu Đảo hay Hòn Khoai, sau đó đổi thành Thuận Tĩnh. Đến năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), đảo được đổi tên thành tổng Phú Quý, trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận.

Đảo Phú Quý được hình thành do quá trình vận động của núi lửa cách đây hàng triệu năm. Các nghiên cứu khảo cổ học đã phát hiện nhiều hiện vật thời tiền sử trên đảo, cho thấy dấu vết của các nền văn hóa và các thế hệ người sinh sống từ rất sớm.

Thời kỳ Chăm Pa, đảo Phú Quý có thể đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của vương quốc Chăm Pa. Khi kỹ thuật đóng thuyền buồm phát triển, nhiều người từ đất liền đã đặt chân lên đảo.

Đặc biệt, trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh (1627-1672), nhiều ngư dân miền Trung đã tìm đến đảo Phú Quý sinh sống. Khai phá và xây dựng: Trải qua hàng trăm năm, các thế hệ người dân đã khai phá, xây dựng cuộc sống trên đảo, đoàn kết giữa các dân tộc Chăm, Kinh, Hoa, tạo nên bản sắc văn hóa riêng.

Đảo Phú Quý có vai trò quan trọng về kinh tế, cung cấp nhiều sản vật cho triều đình Huế.

Sau chiến thắng mùa Xuân, thống nhất đất nước năm 1975, đảo Phú Quý thuộc tỉnh Thuận Hải (gồm Bình Thuận, Bình Tuy và Ninh Thuận). Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Thuận Hải tách thành Bình Thuận và Ninh Thuận, huyện đảo Phú Quý chính thức trực thuộc tỉnh Bình Thuận cho đến ngày nay.

Huyện đảo Phú Quý là một trong các huyện đảo nổi tiếng của Việt Nam và thuộc top những huyện đảo có diện tích lớn.

1744558006994.png

Một góc đảo Phú Quý ngoài khơi tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Long Vân Limousine.

Đảo Phú Quý, còn được biết đến với tên gọi Cù Lao Thu hay Cù Lao Khoai Xứ, là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 120 km về phía đông nam. Đây là một quần đảo gồm 12 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo chính Phú Quý là đảo lớn nhất và có dân cư sinh sống.

Phú Quý nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, bình dị và những bãi biển tuyệt đẹp với làn nước trong xanh, bờ cát trắng mịn. Nơi đây được ví như một "hòn ngọc thô" với nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo:

Bãi Nhỏ - Gành Hang là bãi tắm hình bán nguyệt được ôm ấp bởi những vách đá dựng đứng, tạo nên hồ bơi vô cực tự nhiên và khe nước "Sung Sướng" độc đáo.

Vịnh Triều Dương là bãi biển cát trắng trải dài, nước biển xanh ngắt, là địa điểm lý tưởng để tắm biển và thư giãn.

Hòn Tranh là một hòn đảo nhỏ với bãi biển đẹp và hệ sinh thái san hô phong phú, thích hợp cho các hoạt động lặn ngắm san hô.

Đỉnh Cao Cát được ví như "Grand Canyon" thu nhỏ của Phú Quý, từ đây có thể ngắm toàn cảnh đảo.

Mũi Dinh Thầy là ỏm đất nhô ra biển, nơi ngắm bình minh đẹp nhất trên đảo và có Mộ Thầy linh thiêng.

Cánh đồng quạt gió là một điểm check-in ấn tượng với những trụ điện gió khổng lồ trên nền trời xanh.

Kinh tế chính của người dân Phú Quý chủ yếu dựa vào đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Gần đây, du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng, thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và những trải nghiệm độc đáo.

Đảo Phú Quý đang dần trở thành một điểm đến hấp dẫn cho những du khách muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng biển. Nơi đây được ví như "Bali thu nhỏ" của Bình Thuận với tiềm năng du lịch biển đảo rất lớn.

Nếu phương án sáp nhập tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng được chấp thuận, thông qua thì đảo Phú Quý vẫn được ví như "một Bali thu nhỏ" của tỉnh mới.

Đảo Phú Quý giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với quốc phòng và an ninh của Việt Nam, thể hiện qua nhiều khía cạnh. Đó là: Vị trí chiến lược trọng yếu; Tiền tiêu bảo vệ đất liền; Hậu cần cho Trường Sa và DK1; Kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế; Điểm A6 xác định đường cơ sở lãnh hải; Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; Thế trận quốc phòng toàn dân...

Nguồn: Dân Việt
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top