Kim Phát Tài
Thành viên nổi tiếng
"Xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm còn nhiều bất cập, như một số tòa nhà, khách sạn, trong đó có 'Hàm cá mập', cá nhân tôi và nhiều chuyên gia hiện nay ủng hộ quyết tâm phá bỏ", KTS Trần Huy Ánh nói.
Trao đổi với PV Dân Việt, KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết, tòa nhà "Hàm cá mập" ở số 7 phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) được xây từ đầu năm 1990, hoàn thành vào năm 1993 và là một công trình có khối tích lớn, đặc biệt và chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong không gian hồ Hoàn Kiếm.
Tòa nhà “Hàm cá mập” (số 7 Đinh Tiên Hoàng) có vị trí đẹp, đắc địa ở Hà Nội. Mặt trước tòa nhà hướng ra quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, mặt trái hướng ra bờ hồ Gươm, xung quanh là các tuyến phố đi bộ. Ảnh: Khổng Chí.
Công trình trước đây được kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn thiết kế với mong muốn gửi gắm tình yêu với Hà Nội. Tuy nhiên, nó không thể hiện đúng được tinh thần và ý nghĩa ban đầu mà kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn mong muốn.
"Ban đầu khi xây dựng lên phần thô của tòa nhà khá đẹp, ăn nhập với không gian hồ Hoàn Kiếm và phù hợp với thiết kế ban đầu của KTS Tạ Xuân Vạn. Tuy nhiên, công trình này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ giới kiến trúc sư và công chúng, và sau một thời gian dừng lại, nó đã được tiếp tục xây dựng bởi một kiến trúc sư khác", ông Ánh nói và cho biết, sau khi được cải tạo, công trình đã trở nên xấu xí và không còn phù hợp với không gian xung quanh.
"Điều này càng khiến KTS Tạ Xuân Vạn ngậm ngùi, đem nỗi buồn vào trong lòng đến khi ra đi, vì ông muốn làm đẹp hồ Hoàn Kiếm nhưng không có cơ hội", ông Ánh chia sẻ.
KTS Trần Huy Ánh cũng như nhiều KTS được hỏi đều thống nhất việc tháo dỡ công trình "Hàm cá mập" là cần thiết. Lý do chính là do sự thay đổi về mật độ, tần suất và cường độ hoạt động tại khu vực này trong suốt 30 năm qua. Những yêu cầu về không gian hiện nay khác xa so với thời điểm công trình được xây dựng, do đó việc tháo dỡ trở thành một việc cần thiết phải làm.
"Đây là việc làm mang tính lịch sử, hành động mang tính đột phá, góp phần thay đổi tư duy khi nhìn đất đai Hà Nội chỉ là bất động sản khổng lồ để kiếm lợi. Chúng ta phải tạo dựng không gian công cộng đem lại lợi ích cho người dân hôm nay và mai sau", KTS Trần Huy Ánh nói.
Xung quanh hồ Hoàn Kiếm còn nhiều công trình "bất cập"
Theo Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, giới kiến trúc sư như ông hay các thế hệ trước, đặc biệt là KTS Lê Văn Lân (tác giả Cung Thiếu nhi Hà Nội) luôn cho rằng xung quanh hồ Hoàn Kiếm không nên xây dựng thêm bất cứ công trình nào, mà chỉ "nhổ bớt đi". Và điều này đang được chính quyền TP.Hà Nội hiện thực hóa.
"Việc này phải được hiện thực hóa càng sớm càng tốt. Nó làm cho Hà Nội biến đổi một cách năng động, linh hoạt, sáng tạo và đầy ý nghĩa, cập nhật những thách thức của xã hội đương đại", ông Ánh nói và cho rằng, việc mở rộng không gian Quảng trường Đông Kinh – Nghĩa Thục bằng các loại bỏ các công trình kiến trúc xung quanh tạo nên một không gian trống cho "gió hồ Gươm" có thể thổi sâu vào trong lòng phố cổ, giúp cho khu 36 phố phường trở nên thanh lịch và tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật giống như nhiều quảng trường khi bước vào khu phố cổ ở Florence, Paris, London hay ở nhiều TP châu Âu như Amsterdam, Vienna…
Nói thêm, KTS Trần Huy Ánh cho biết, từ nhiều năm trước, giới kiến trúc sư đã nêu ý tưởng về việc đập bỏ "Hàm cá mập" hay di dời một số trụ sở quanh hồ Hoàn Kiếm. Cụ thể, năm 2009, trong cuộc thi thiết kế khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, nhiều tác phẩm đã đề cập vấn đề này. Tuy nhiên, thời điểm đó các tác giả cũng còn thận trọng, không đả động đến công trình, kiến trúc cụ thể phải di dời, vì ngại động chạm đến lợi ích của chủ đầu tư.
"Xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm còn nhiều bất cập, như một số tòa nhà, khách sạn, trong đó có 'Hàm cá mập'. Cá nhân tôi và nhiều chuyên gia hiện nay ủng hộ quyết tâm phá bỏ, di dời nhiều công trình 'sai lầm' về quy hoạch ở hồ Hoàn Kiếm, dành diện tích cho không gian công cộng. Đây là tư duy đột phá vì đã loại bỏ lợi ích vật chất, đem lại không gian văn hóa xứng tầm Thủ đô Hà Nội hơn 1.000 năm văn hiến", ông Ánh nhấn mạnh thêm và cho biết, cộng đồng Hội Kiến trúc sư Hà Nội sẵn sàng đồng hành cùng với TP để có những đề xuất đem lại hiệu quả cao nhất.
"Đã đến lúc Hà Nội phải phá bỏ các công trình nhà cao tầng quanh hồ Hoàn Kiếm"
Mới đây, UBND TP.Hà Nội đã tán thành phương án đề xuất phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập" và xem xét về phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.
Hà Nội giao quận Hoàn Kiếm phối hợp các sở, ngành liên quan lập đồ án thiết kế đô thị riêng khu vực quảng trường tuyến phố khu vực phía Bắc hồ Hoàn Kiếm, phía Nam phố cổ, trong đó nội dung chủ đạo là khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.
Sau khi phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập", các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng khoảng 3 tầng hầm và đề xuất cụ thể chức năng sử dụng tầng hầm, trong đó bố trí không gian văn hóa, thương mại tại tầng hầm 1, khu vực đỗ xe tại tầng hầm 2, 3.
Ông Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, chủ trương cải tạo khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, trong đó phá dỡ đi 1 số trụ sở cao tầng, đặc biệt tòa nhà "Hàm cá mập" là chủ trương rất đúng đắn.
Ông nhấn mạnh, đã đến lúc Hà Nội phải "hạ đài", phá bỏ các công trình nhà cao tầng xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, lấy đất tạo các không gian mở, công cộng để phục vụ người dân.
Nếu làm được điều này, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam kỳ vọng nơi đây sẽ trở thành không gian sáng tạo, không gian văn hóa, trở thành địa điểm thu hút du khách, thúc đẩy kinh tế du lịch Thủ đô.
Trao đổi với PV Dân Việt, KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết, tòa nhà "Hàm cá mập" ở số 7 phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) được xây từ đầu năm 1990, hoàn thành vào năm 1993 và là một công trình có khối tích lớn, đặc biệt và chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong không gian hồ Hoàn Kiếm.

Tòa nhà “Hàm cá mập” (số 7 Đinh Tiên Hoàng) có vị trí đẹp, đắc địa ở Hà Nội. Mặt trước tòa nhà hướng ra quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, mặt trái hướng ra bờ hồ Gươm, xung quanh là các tuyến phố đi bộ. Ảnh: Khổng Chí.
Công trình trước đây được kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn thiết kế với mong muốn gửi gắm tình yêu với Hà Nội. Tuy nhiên, nó không thể hiện đúng được tinh thần và ý nghĩa ban đầu mà kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn mong muốn.
"Ban đầu khi xây dựng lên phần thô của tòa nhà khá đẹp, ăn nhập với không gian hồ Hoàn Kiếm và phù hợp với thiết kế ban đầu của KTS Tạ Xuân Vạn. Tuy nhiên, công trình này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ giới kiến trúc sư và công chúng, và sau một thời gian dừng lại, nó đã được tiếp tục xây dựng bởi một kiến trúc sư khác", ông Ánh nói và cho biết, sau khi được cải tạo, công trình đã trở nên xấu xí và không còn phù hợp với không gian xung quanh.
"Điều này càng khiến KTS Tạ Xuân Vạn ngậm ngùi, đem nỗi buồn vào trong lòng đến khi ra đi, vì ông muốn làm đẹp hồ Hoàn Kiếm nhưng không có cơ hội", ông Ánh chia sẻ.
KTS Trần Huy Ánh cũng như nhiều KTS được hỏi đều thống nhất việc tháo dỡ công trình "Hàm cá mập" là cần thiết. Lý do chính là do sự thay đổi về mật độ, tần suất và cường độ hoạt động tại khu vực này trong suốt 30 năm qua. Những yêu cầu về không gian hiện nay khác xa so với thời điểm công trình được xây dựng, do đó việc tháo dỡ trở thành một việc cần thiết phải làm.
"Đây là việc làm mang tính lịch sử, hành động mang tính đột phá, góp phần thay đổi tư duy khi nhìn đất đai Hà Nội chỉ là bất động sản khổng lồ để kiếm lợi. Chúng ta phải tạo dựng không gian công cộng đem lại lợi ích cho người dân hôm nay và mai sau", KTS Trần Huy Ánh nói.
Xung quanh hồ Hoàn Kiếm còn nhiều công trình "bất cập"
Theo Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, giới kiến trúc sư như ông hay các thế hệ trước, đặc biệt là KTS Lê Văn Lân (tác giả Cung Thiếu nhi Hà Nội) luôn cho rằng xung quanh hồ Hoàn Kiếm không nên xây dựng thêm bất cứ công trình nào, mà chỉ "nhổ bớt đi". Và điều này đang được chính quyền TP.Hà Nội hiện thực hóa.
"Việc này phải được hiện thực hóa càng sớm càng tốt. Nó làm cho Hà Nội biến đổi một cách năng động, linh hoạt, sáng tạo và đầy ý nghĩa, cập nhật những thách thức của xã hội đương đại", ông Ánh nói và cho rằng, việc mở rộng không gian Quảng trường Đông Kinh – Nghĩa Thục bằng các loại bỏ các công trình kiến trúc xung quanh tạo nên một không gian trống cho "gió hồ Gươm" có thể thổi sâu vào trong lòng phố cổ, giúp cho khu 36 phố phường trở nên thanh lịch và tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật giống như nhiều quảng trường khi bước vào khu phố cổ ở Florence, Paris, London hay ở nhiều TP châu Âu như Amsterdam, Vienna…

Xung quanh hồ Hoàn Kiếm còn có một số công trình được cho là có nhiều bất cập, không ăn nhập với không gian. Ảnh: Nguyễn Thắng.
Nói thêm, KTS Trần Huy Ánh cho biết, từ nhiều năm trước, giới kiến trúc sư đã nêu ý tưởng về việc đập bỏ "Hàm cá mập" hay di dời một số trụ sở quanh hồ Hoàn Kiếm. Cụ thể, năm 2009, trong cuộc thi thiết kế khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, nhiều tác phẩm đã đề cập vấn đề này. Tuy nhiên, thời điểm đó các tác giả cũng còn thận trọng, không đả động đến công trình, kiến trúc cụ thể phải di dời, vì ngại động chạm đến lợi ích của chủ đầu tư.
"Xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm còn nhiều bất cập, như một số tòa nhà, khách sạn, trong đó có 'Hàm cá mập'. Cá nhân tôi và nhiều chuyên gia hiện nay ủng hộ quyết tâm phá bỏ, di dời nhiều công trình 'sai lầm' về quy hoạch ở hồ Hoàn Kiếm, dành diện tích cho không gian công cộng. Đây là tư duy đột phá vì đã loại bỏ lợi ích vật chất, đem lại không gian văn hóa xứng tầm Thủ đô Hà Nội hơn 1.000 năm văn hiến", ông Ánh nhấn mạnh thêm và cho biết, cộng đồng Hội Kiến trúc sư Hà Nội sẵn sàng đồng hành cùng với TP để có những đề xuất đem lại hiệu quả cao nhất.
"Đã đến lúc Hà Nội phải phá bỏ các công trình nhà cao tầng quanh hồ Hoàn Kiếm"
Mới đây, UBND TP.Hà Nội đã tán thành phương án đề xuất phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập" và xem xét về phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.
Hà Nội giao quận Hoàn Kiếm phối hợp các sở, ngành liên quan lập đồ án thiết kế đô thị riêng khu vực quảng trường tuyến phố khu vực phía Bắc hồ Hoàn Kiếm, phía Nam phố cổ, trong đó nội dung chủ đạo là khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.
Sau khi phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập", các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng khoảng 3 tầng hầm và đề xuất cụ thể chức năng sử dụng tầng hầm, trong đó bố trí không gian văn hóa, thương mại tại tầng hầm 1, khu vực đỗ xe tại tầng hầm 2, 3.
Ông Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, chủ trương cải tạo khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, trong đó phá dỡ đi 1 số trụ sở cao tầng, đặc biệt tòa nhà "Hàm cá mập" là chủ trương rất đúng đắn.
Ông nhấn mạnh, đã đến lúc Hà Nội phải "hạ đài", phá bỏ các công trình nhà cao tầng xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, lấy đất tạo các không gian mở, công cộng để phục vụ người dân.
Nếu làm được điều này, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam kỳ vọng nơi đây sẽ trở thành không gian sáng tạo, không gian văn hóa, trở thành địa điểm thu hút du khách, thúc đẩy kinh tế du lịch Thủ đô.
Nguồn: Dân Việt