Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Xây dựng), toàn bộ hệ thống giao thông thông minh (ITS) trên tuyến cao tốc Bắc - Nam sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay, mang đến những cải tiến rõ rệt cho công tác quản lý, giám sát giao thông, thu phí không dừng.
Sớm cán đích
Bộ Xây dựng gần đây đã yêu cầu các Ban Quản lý dự án (BQLDA) trực thuộc đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống giám sát điều hành giao thông thông minh (ITS) của các dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2025. Tiến độ triển khai hệ thống ITS tại các dự án trên đang bị chậm tiến độ.
Cụ thể, đối với 5 dự án giai đoạn 2017-2020, Bộ Xây dựng yêu cầu các BQLDA khẩn trương lựa chọn nhà thầu, khởi công các gói thầu, hoàn thành hệ thống ITS và đưa vào sử dụng trong năm 2025. Đối với 12 dự án giai đoạn 2021-2025, các BQLDA phải lựa chọn nhà thầu trước ngày 15/5; hoàn thành hệ thống ITS và đưa vào sử dụng trong năm 2025.
Trả lời Tiền Phong, ông Phùng Tiến Vinh, Cục phó Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết, 5 dự án giai đoạn 2017-2020 nằm trên các tuyến: Mai Sơn - QL45; QL45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Phan Thiết - Dầu Giây. Hiện nay, các BQLDA đã lựa chọn xong nhà thầu cho các hệ thống ITS bao gồm các gói thầu xây lắp, cung cấp thiết bị và cung cấp phần mềm, trong đó gói thầu xây lắp đã được khởi công. Thời gian dự kiến hoàn thành các dự án vào tháng 11/2025.
Với 12 dự án giai đoạn 2021-2025, các BQLDA vẫn đang lựa chọn nhà thầu cho các hệ thống ITS. Thời gian dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng là cuối năm 2025.
Theo ông Vinh, lý do chậm tiến độ chủ yếu do khó khăn trong việc thẩm định, phê duyệt giá mời thầu cung cấp thiết bị. Các thiết bị trong hệ thống ITS (đặc biệt là các thiết bị thu phí điện tử) thường có giá trị lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhà cung cấp, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật,… Ông Vinh cho biết, nguồn cung thiết bị cho hệ thống ITS đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Nhật, Mỹ… Mỗi nhà cung cấp niêm yết một mức giá riêng. Do đó, việc thẩm định, phê duyệt để chọn mức giá hợp lý nhất sẽ mất khá nhiều thời gian.
“Những khó khăn này đều đã được giải quyết. Thời gian tới, các BQLDA sẽ giám sát, đôn đốc các nhà thầu triển khai, hoàn thành trong năm nay. Nếu không hoàn thành đúng tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng, các nhà thầu sẽ phải chịu các hình thức xử phạt đã nêu tại hợp đồng”, ông Vinh nói.
Lợi ích to lớn nhờ ứng dụng công nghệ
Theo ông Phùng Tiến Vinh, khi được vận hành đồng bộ trên các tuyến cao tốc, hệ thống ITS mang đến nhiều cải tiến rõ rệt về quản lý, giám sát các phương tiện giao thông và thu phí không dừng, giúp Nhà nước tiết kiệm được nhiều loại chi phí.
Một trong những cải tiến nổi bật là hệ thống cân tự động, được thiết kế để giám sát và kiểm soát tải trọng xe lưu thông trên các tuyến đường. Mô hình này không cần người vận hành cân, không có điểm quay đầu xe hay vị trí hạ tải. Bằng công nghệ cảm biến hiện đại, hệ thống có thể nhận diện biển số và tự động cân các xe di chuyển với tốc độ từ 0-80 km/h. Nếu phát hiện quá tải, hệ thống sẽ hiển thị thông báo trên màn hình điện tử, sau đó gửi dữ liệu phạt nguội về cơ quan chức năng để xử lý vi phạm. Xe quá tải sẽ buộc phải di chuyển khỏi đường cao tốc thông qua tuyến nhánh rẽ phải xuống đường gom hoặc đường nhánh.
Hệ thống ITS sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn barie tại các trạm thu phí không dừng (ETC) trên cao tốc Bắc - Nam. Khi đó, hệ thống ETC sẽ ứng dụng công nghệ nhận diện tự động bằng camera, cảm biến và thẻ RFID (Radio frequency identification) để thu phí. Toàn bộ quá trình thu phí sẽ được giám sát từ xa, không cần nhân viên trực tiếp vận hành tại khu vực đặt hệ thống ETC. Các phương tiện giao thông không cần dừng lại hay giảm tốc độ do hệ thống camera và cảm biến có độ nhạy rất tốt, có thể nhận diện xe từ khoảng cách vài trăm mét. Công nghệ này đã được áp dụng trên một số tuyến cao tốc như Nha Trang - Cam Lâm, Hà Nội - Hải Phòng….
“Điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như giảm thiểu thời gian dừng đỗ của phương tiện giao thông tại trạm thu phí, tránh gây ùn tắc giao thông; tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành trạm, trả lương cho nhân viên… Đặc biệt, nguy cơ tai nạn giao thông tại các trạm thu phí sẽ gần như không còn”, ông Vinh phân tích.
Tuy nhiên, bên cạnh việc hoàn thành các dự án ITS, cần tuyên truyền để các chủ phương tiện dán thẻ thu phí không dừng đầy đủ và sớm xây dựng cơ chế truy thu phương tiện không trả phí. Hiện nay, tỷ lệ phương tiện dán thẻ đã đạt trên 95%, nhưng nhiều chủ phương tiện không có đủ tiền trong tài khoản. Chẳng hạn, trên 4 tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý (Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây), tính đến cuối năm 2024, có hơn 590.000 ô tô vẫn đi vào cao tốc dù hết tiền trong tài khoản.
“Sau khi hoàn thành các dự án ITS, chúng tôi sẽ không ngừng theo dõi, cập nhật các công nghệ hiện đại trên thế giới, liên tục nâng cấp, cải tiến hệ thống ITS trên cao tốc Bắc - Nam để phục vụ người tham gia giao thông tốt nhất có thể”, ông Vinh khẳng định.
Sớm cán đích
Bộ Xây dựng gần đây đã yêu cầu các Ban Quản lý dự án (BQLDA) trực thuộc đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống giám sát điều hành giao thông thông minh (ITS) của các dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2025. Tiến độ triển khai hệ thống ITS tại các dự án trên đang bị chậm tiến độ.
Cụ thể, đối với 5 dự án giai đoạn 2017-2020, Bộ Xây dựng yêu cầu các BQLDA khẩn trương lựa chọn nhà thầu, khởi công các gói thầu, hoàn thành hệ thống ITS và đưa vào sử dụng trong năm 2025. Đối với 12 dự án giai đoạn 2021-2025, các BQLDA phải lựa chọn nhà thầu trước ngày 15/5; hoàn thành hệ thống ITS và đưa vào sử dụng trong năm 2025.
Trả lời Tiền Phong, ông Phùng Tiến Vinh, Cục phó Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết, 5 dự án giai đoạn 2017-2020 nằm trên các tuyến: Mai Sơn - QL45; QL45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Phan Thiết - Dầu Giây. Hiện nay, các BQLDA đã lựa chọn xong nhà thầu cho các hệ thống ITS bao gồm các gói thầu xây lắp, cung cấp thiết bị và cung cấp phần mềm, trong đó gói thầu xây lắp đã được khởi công. Thời gian dự kiến hoàn thành các dự án vào tháng 11/2025.
Với 12 dự án giai đoạn 2021-2025, các BQLDA vẫn đang lựa chọn nhà thầu cho các hệ thống ITS. Thời gian dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng là cuối năm 2025.
Theo ông Vinh, lý do chậm tiến độ chủ yếu do khó khăn trong việc thẩm định, phê duyệt giá mời thầu cung cấp thiết bị. Các thiết bị trong hệ thống ITS (đặc biệt là các thiết bị thu phí điện tử) thường có giá trị lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhà cung cấp, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật,… Ông Vinh cho biết, nguồn cung thiết bị cho hệ thống ITS đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Nhật, Mỹ… Mỗi nhà cung cấp niêm yết một mức giá riêng. Do đó, việc thẩm định, phê duyệt để chọn mức giá hợp lý nhất sẽ mất khá nhiều thời gian.

“Những khó khăn này đều đã được giải quyết. Thời gian tới, các BQLDA sẽ giám sát, đôn đốc các nhà thầu triển khai, hoàn thành trong năm nay. Nếu không hoàn thành đúng tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng, các nhà thầu sẽ phải chịu các hình thức xử phạt đã nêu tại hợp đồng”, ông Vinh nói.
Lợi ích to lớn nhờ ứng dụng công nghệ
Theo ông Phùng Tiến Vinh, khi được vận hành đồng bộ trên các tuyến cao tốc, hệ thống ITS mang đến nhiều cải tiến rõ rệt về quản lý, giám sát các phương tiện giao thông và thu phí không dừng, giúp Nhà nước tiết kiệm được nhiều loại chi phí.
Một trong những cải tiến nổi bật là hệ thống cân tự động, được thiết kế để giám sát và kiểm soát tải trọng xe lưu thông trên các tuyến đường. Mô hình này không cần người vận hành cân, không có điểm quay đầu xe hay vị trí hạ tải. Bằng công nghệ cảm biến hiện đại, hệ thống có thể nhận diện biển số và tự động cân các xe di chuyển với tốc độ từ 0-80 km/h. Nếu phát hiện quá tải, hệ thống sẽ hiển thị thông báo trên màn hình điện tử, sau đó gửi dữ liệu phạt nguội về cơ quan chức năng để xử lý vi phạm. Xe quá tải sẽ buộc phải di chuyển khỏi đường cao tốc thông qua tuyến nhánh rẽ phải xuống đường gom hoặc đường nhánh.
Hệ thống ITS sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn barie tại các trạm thu phí không dừng (ETC) trên cao tốc Bắc - Nam. Khi đó, hệ thống ETC sẽ ứng dụng công nghệ nhận diện tự động bằng camera, cảm biến và thẻ RFID (Radio frequency identification) để thu phí. Toàn bộ quá trình thu phí sẽ được giám sát từ xa, không cần nhân viên trực tiếp vận hành tại khu vực đặt hệ thống ETC. Các phương tiện giao thông không cần dừng lại hay giảm tốc độ do hệ thống camera và cảm biến có độ nhạy rất tốt, có thể nhận diện xe từ khoảng cách vài trăm mét. Công nghệ này đã được áp dụng trên một số tuyến cao tốc như Nha Trang - Cam Lâm, Hà Nội - Hải Phòng….
“Điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như giảm thiểu thời gian dừng đỗ của phương tiện giao thông tại trạm thu phí, tránh gây ùn tắc giao thông; tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành trạm, trả lương cho nhân viên… Đặc biệt, nguy cơ tai nạn giao thông tại các trạm thu phí sẽ gần như không còn”, ông Vinh phân tích.
Tuy nhiên, bên cạnh việc hoàn thành các dự án ITS, cần tuyên truyền để các chủ phương tiện dán thẻ thu phí không dừng đầy đủ và sớm xây dựng cơ chế truy thu phương tiện không trả phí. Hiện nay, tỷ lệ phương tiện dán thẻ đã đạt trên 95%, nhưng nhiều chủ phương tiện không có đủ tiền trong tài khoản. Chẳng hạn, trên 4 tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý (Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây), tính đến cuối năm 2024, có hơn 590.000 ô tô vẫn đi vào cao tốc dù hết tiền trong tài khoản.
“Sau khi hoàn thành các dự án ITS, chúng tôi sẽ không ngừng theo dõi, cập nhật các công nghệ hiện đại trên thế giới, liên tục nâng cấp, cải tiến hệ thống ITS trên cao tốc Bắc - Nam để phục vụ người tham gia giao thông tốt nhất có thể”, ông Vinh khẳng định.
Nguồn: Tiền Phong