Tinh giảm bộ máy ai cũng biết là khó, vì việc sắp xếp lại bộ máy kéo theo vấn đề nhân sự: ai ở lại? ai về? ai lãnh đạo? ai xuống làm nhân viên? ai giỏi hơn ai? ai có tài hơn ai? xác định thế nào?
Nghe các chuyên gia, nguyên lãnh đạo phát biểu tại cuộc tọa đàm "Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: Những việc cần làm ngay" của báo Thanh niên tổ chức hôm qua (11/12/2024) mới thấy đây là một cuộc cách mạng thực sự, nếu thành công sẽ giải phóng được nguồn năng lượng rất lớn để phát triển đất nước.
Về vấn đề này, TS. Hòa nói:
Các bác nghĩ sao? #tinhgọnbộmáy
Nghe các chuyên gia, nguyên lãnh đạo phát biểu tại cuộc tọa đàm "Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: Những việc cần làm ngay" của báo Thanh niên tổ chức hôm qua (11/12/2024) mới thấy đây là một cuộc cách mạng thực sự, nếu thành công sẽ giải phóng được nguồn năng lượng rất lớn để phát triển đất nước.
Nhà báo Trần Việt Hưng (Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên), TS Đinh Duy Hòa thảo luận tại tọa đàm "Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: Những việc cần làm ngay" do Báo Thanh Niên tổ chức
Trong số các ý kiến, tôi thấy TS. Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ đề cập đến một vấn đề khó nhất: Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy các Bộ. Theo dự kiến, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn sẽ gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ) và 4 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan).Về vấn đề này, TS. Hòa nói:
Lấy ví dụ 2 bộ hay 2 sở nhập lại:"Khó nhất là đội ngũ cán bộ, công chức bình thường, vì số lượng lớn. Nếu vẫn xử lý như tinh giản biên chế hiện nay thì khó hiệu lực, hiệu quả. Nếu dĩ hòa vi quý, không làm mạnh, không chấp nhận cắt xén, đau đớn thì không đạt được mục tiêu đề ra. Chỗ này tôi nghĩ là khó khăn nhất"
Vậy biết chọn ai lãnh đạo? Tất nhiên, Trung ương, Bộ Chính trị đã đưa ra tiêu chuẩn cụ thể:Hai bộ nhập lại, mỗi bộ 5 thứ trưởng, tổng cộng 10 thứ trưởng. Bộ mới thì tối đa cũng chỉ 5 thứ trưởng; thời gian đầu có thể có 7 - 8 thứ trưởng. Rồi xuống dưới nữa là các cục trưởng, vụ trưởng…
"Các bộ mới nhập lại sẽ gồm rất nhiều ngành, lĩnh vực. Trước NN-PTNT đã đa ngành, đa lĩnh vực, giờ lại nhập về TN-MT lại càng nhiều ngành lĩnh vực hơn. Bây giờ chọn 1 bộ trưởng am hiểu tất cả lĩnh vực là không thể, mà nên nhìn vào năng lực hoạch định chính sách".
Tôi thì nghĩ tất nhiên sẽ dôi dư nhiều, nhưng cấp lãnh đạo từ Bộ trưởng đến Thứ trưởng... sẽ không quá khó như ông Hòa nói, vì sẽ có một số lãnh đạo nghỉ hưu sớm do không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm.Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước. Vậy sắp xếp thế nào, cũng là đụng chạm quyền lợi rất lớn.
Các bác nghĩ sao? #tinhgọnbộmáy