David Dũng
Thành viên nổi tiếng
Úc chính thức thừa nhận vụ mất 323 mẫu vi rút sống gây chết người tại một phòng thí nghiệm an toàn sinh học ở bang Queensland vào năm 2021.
Vi rút Lyssavirus có thể gây tử vong ở người nếu không được điều trị kịp thời - Ảnh: FOX NEWS/AFP
Theo Đài Fox News, sự cố mất mát xảy ra tại Phòng thí nghiệm Virút học Y tế Công cộng Queensland sau khi một tủ đông chứa 323 lọ mẫu vi rút bị hỏng vào năm 2021. Chính quyền bang Queensland chính thức xác nhận sự cố này hôm 9-12.
Sự cố nghiêm trọng này được phát hiện từ tháng 8-2023 nhưng chỉ mới được công bố rộng rãi hồi đầu tuần này.
Các mẫu bao gồm Hantavirus (vi rút gây bệnh từ loài gặm nhấm với tỉ lệ tử vong 38%), Lyssavirus (tương tự bệnh dại), và vi rút Hendra (được phát hiện trên ngựa vào thập niên 1990).
Đáng chú ý, vụ việc này đã không được báo cáo hoặc phát hiện trong gần hai năm, cho đến khi có kiểm toán vào năm 2023.
Theo Giám đốc Y tế Queensland John Gerrard, các mẫu vi rút này "khó có khả năng gây rủi ro cho cộng đồng" do chúng nhanh chóng phân hủy nếu không được bảo quản trong điều kiện lạnh sâu.
Tuy nhiên, ông Gerrard khẳng định vụ việc vẫn là một vi phạm nghiêm trọng các giao thức an toàn sinh học và cần được điều tra kỹ lưỡng.
Tiến sĩ Sam Scarpino từ Đại học Northeastern ở Boston, xác nhận rằng vụ việc ở Úc là một "lỗ hổng an toàn sinh học nghiêm trọng".
"Các mầm bệnh bị mất đều có thể gây ra mối đe dọa cho công chúng", ông nói với Đài Fox News.
Theo ông Scarpino, ba loại mầm bệnh này có tỉ lệ tử vong rất cao ở người, nhưng chúng không dễ dàng lây truyền từ người sang người.
"Một số loại hantavirus có tỉ lệ tử vong lên tới 15%, hoặc cao hơn 100 lần so với COVID-19, trong khi các loại khác tương tự như COVID-19 về mức độ nghiêm trọng", ông Scarpino cho hay.
Bộ trưởng Y tế Queensland Tim Nicholls đã bác bỏ lo ngại rằng các mẫu vi rút có thể đã bị đánh cắp hoặc vũ khí hóa, đồng thời nhấn mạnh rằng quá trình biến vi rút thành vũ khí sinh học đòi hỏi sự tinh vi và không phải là việc mà một người không chuyên có thể thực hiện.
Ông Nicholls cũng cho biết không có bằng chứng nào cho thấy vi rút Hendra từng bị sử dụng làm vũ khí sinh học ở bất kỳ nơi nào.
Chính quyền Queensland đã triển khai các biện pháp khẩn cấp, bao gồm đào tạo lại nhân viên, kiểm tra chặt chẽ các giấy phép liên quan, và thực hiện kiểm toán toàn diện để đảm bảo vật liệu nguy hiểm được lưu trữ đúng quy định.
Theo Đài Fox News, sự cố mất mát xảy ra tại Phòng thí nghiệm Virút học Y tế Công cộng Queensland sau khi một tủ đông chứa 323 lọ mẫu vi rút bị hỏng vào năm 2021. Chính quyền bang Queensland chính thức xác nhận sự cố này hôm 9-12.
Sự cố nghiêm trọng này được phát hiện từ tháng 8-2023 nhưng chỉ mới được công bố rộng rãi hồi đầu tuần này.
Các mẫu bao gồm Hantavirus (vi rút gây bệnh từ loài gặm nhấm với tỉ lệ tử vong 38%), Lyssavirus (tương tự bệnh dại), và vi rút Hendra (được phát hiện trên ngựa vào thập niên 1990).
Đáng chú ý, vụ việc này đã không được báo cáo hoặc phát hiện trong gần hai năm, cho đến khi có kiểm toán vào năm 2023.
Theo Giám đốc Y tế Queensland John Gerrard, các mẫu vi rút này "khó có khả năng gây rủi ro cho cộng đồng" do chúng nhanh chóng phân hủy nếu không được bảo quản trong điều kiện lạnh sâu.
Tuy nhiên, ông Gerrard khẳng định vụ việc vẫn là một vi phạm nghiêm trọng các giao thức an toàn sinh học và cần được điều tra kỹ lưỡng.
Tiến sĩ Sam Scarpino từ Đại học Northeastern ở Boston, xác nhận rằng vụ việc ở Úc là một "lỗ hổng an toàn sinh học nghiêm trọng".
"Các mầm bệnh bị mất đều có thể gây ra mối đe dọa cho công chúng", ông nói với Đài Fox News.
Theo ông Scarpino, ba loại mầm bệnh này có tỉ lệ tử vong rất cao ở người, nhưng chúng không dễ dàng lây truyền từ người sang người.
"Một số loại hantavirus có tỉ lệ tử vong lên tới 15%, hoặc cao hơn 100 lần so với COVID-19, trong khi các loại khác tương tự như COVID-19 về mức độ nghiêm trọng", ông Scarpino cho hay.
Bộ trưởng Y tế Queensland Tim Nicholls đã bác bỏ lo ngại rằng các mẫu vi rút có thể đã bị đánh cắp hoặc vũ khí hóa, đồng thời nhấn mạnh rằng quá trình biến vi rút thành vũ khí sinh học đòi hỏi sự tinh vi và không phải là việc mà một người không chuyên có thể thực hiện.
Ông Nicholls cũng cho biết không có bằng chứng nào cho thấy vi rút Hendra từng bị sử dụng làm vũ khí sinh học ở bất kỳ nơi nào.
Chính quyền Queensland đã triển khai các biện pháp khẩn cấp, bao gồm đào tạo lại nhân viên, kiểm tra chặt chẽ các giấy phép liên quan, và thực hiện kiểm toán toàn diện để đảm bảo vật liệu nguy hiểm được lưu trữ đúng quy định.