'Squid Game 3', sự phản chiếu trần trụi về mặt tối của xã hội hiện đại Hàn Quốc

Phan Hiền
Phan Hiền
Phản hồi: 1

Phan Hiền

Thành viên nổi tiếng
Sau hơn 10 ngày phát sóng, “Squid Game 3” vẫn là chủ đề nóng bỏng trên toàn cầu. Dù tranh cãi xoay quanh cái kết, phần lớn khán giả đều đồng tình rằng bộ phim đã chạm đến những vấn đề gai góc trong đời sống xã hội Hàn Quốc và rộng hơn là thế giới.

Ra mắt ngày 27/6, phần ba của series “Squid Game” nhanh chóng chiếm vị trí số 1 tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Netflix. Tuy nhiên, bên cạnh kỷ lục lượt xem, bộ phim cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về cái kết không có hậu: nhân vật chính không sống sót, thế lực đứng sau trò chơi vẫn tồn tại. Dù vậy, nhiều người cho rằng đây chính là điểm mạnh của phim, phản ánh hiện thực tàn khốc thay vì tô vẽ một giấc mơ xa rời đời thực.

1752079910710.png

(Khán giả công nhận Squid Game là bộ phim phản ánh mặt tối trong xã hội Hàn Quốc.)

Không chỉ gói gọn trong một câu chuyện hư cấu, “Squid Game 3” được đánh giá là ẩn dụ chính xác cho tình trạng bất bình đẳng kinh tế và xã hội tại Hàn Quốc. Những khó khăn như thất nghiệp, nợ nần, tan vỡ gia đình… không chỉ được dùng để tạo kịch tính mà còn là tấm gương phản chiếu áp lực mà nhiều người đang phải đối mặt hàng ngày.

Trong các cuộc phỏng vấn, đạo diễn Hwang Dong Hyuk nhấn mạnh: ông muốn kể câu chuyện về thế giới hiện tại, nơi sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, chiến tranh và khủng hoảng khiến người bình thường mất dần hy vọng. Việc không để nhân vật chính chiến thắng là một lựa chọn có chủ đích, để người xem “không quên mình đang sống trong một thực tại khắc nghiệt”.

1752079893745.png

(Chênh lệch giàu - nghèo ở Hàn Quốc đang trong tình trạng đáng báo động.)

Thực tế, các con số thống kê đã củng cố thông điệp phim. Tại Hàn Quốc, khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu và nghèo nhất đã vượt quá 200 triệu won. Doanh nghiệp lớn phát triển, trong khi doanh nghiệp nhỏ và người lao động vật lộn để tồn tại. Tỷ lệ nợ hộ gia đình cao nhất nhì thế giới, cùng tỷ lệ ***** cũng đứng đầu trong khối OECD.

Hình ảnh những người chơi trong “Squid Game 3” đại diện cho một xã hội bị mắc kẹt giữa cạm bẫy của nợ nần, cám dỗ và tuyệt vọng. Đối lập với họ là nhóm VIP, tầng lớp giàu có thao túng mọi thứ bằng tiền và quyền lực.

1752079950622.png

(Theo đạo diễn Hwang, dù nhân vật do ông tạo ra không lấy cảm hứng từ người thật, nhưng một số VIP vẻ giống Elon Musk.)

Không dừng lại ở Hàn Quốc, phim còn mở rộng thông điệp toàn cầu. Đạo diễn Hwang cho biết ông lấy cảm hứng từ cả xã hội Mỹ, nơi giới siêu giàu ngày càng công khai thể hiện quyền lực. Theo ông, thế giới hôm nay không còn ẩn giấu những ai điều khiển hệ thống, họ đã “tháo mặt nạ” và tuyên bố vị thế thống trị của mình.

“Squid Game 3” không đưa ra lời giải. Nhưng bằng cách không che giấu sự bi quan, bộ phim buộc khán giả phải đối mặt với một câu hỏi nhức nhối: Chúng ta đang sống trong trò chơi nào và ai mới là người thực sự điều khiển cuộc chơi đó?
 
hầu hết các tác phẩm văn học, phim ảnh cổ điển và đương đại đều đưa ra thông điệp giống nhau . Đó là kẻ hiền gặp lành, kẻ ác gặp quả báo . Cuối cùng cái thiện thắng cái ác , sự thật, người tốt được trả lại công bằng .. Nhưng thực tế trong cuộc sống, trong từng giai đoạn Xh hoặc từng con người , không diễn ra thuận chiều như thế . Ngay XH Việt Nam đương đại cũng vậy. Không phải ai cũng được như lời Phật dạy : ở hiền gặp lành .
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top