Minh Phương
Thành viên nổi tiếng
Thời gian đang chống lại Ukraine. Quân đội của họ vẫn còn, nhưng ngày càng yếu đi vì thiếu nhân lực, vũ khí và ý chí chiến đấu. Một khi quân đội Ukraine sụp đổ, Nga sẽ tiến công mạnh mẽ, đẩy chiến tuyến sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine, khiến các điều khoản đàm phán hòa bình ngày càng bất lợi cho Kiev.
Trong bài bình luận trên Russia Matters, tác giả Alex Vershinin - một trung tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, người từng chiến đấu ở Iraq, Afghanistan và phục vụ trong NATO nhấn mạnh, việc Tổng thống Donald Trump tái đắc cử đã làm thay đổi chính sách của Mỹ với Ukraine, chuyển từ cam kết hỗ trợ Kiev “cho đến khi chiến thắng” sang thúc đẩy một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán.
Tuy nhiên, kết quả các cuộc đàm phán sẽ phụ thuộc lớn vào tình hình trên chiến trường. Bên nào nắm ưu thế, bên đó có tiếng nói quyết định.
Đối với phương Tây, kết quả của cuộc chiến này không chỉ là chuyện sống còn của Ukraine mà còn là tương lai của trật tự thế giới dựa trên luật lệ mà họ dẫn dắt suốt nhiều thế kỷ. Một thất bại có thể làm sụp đổ vai trò lãnh đạo toàn cầu của phương Tây, mở đường cho trật tự đa cực mà nhiều nước đang mong đợi, ông Vershinin viết trên Russia Matters - một dự án được Trung tâm Khoa học và Quan hệ Quốc tế Belfer thuộc Trường Harvard Kennedy của Mỹ khởi xướng vào năm 2016.
Chiến tranh tiêu hao – cuộc đua về sức bền
Cuộc chiến tại Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao. Trong loại chiến tranh này, việc giành đất không còn quan trọng bằng khả năng duy trì lực lượng, huấn luyện, trang bị và giữ tinh thần dân chúng. Việc xây dựng đơn vị chiến đấu có tính gắn kết cao, đủ sức thực hiện các chiến thuật phức tạp là yếu tố then chốt. Khi các đơn vị mất quá nhiều binh lính, họ gần như chỉ còn đủ sức giữ chiến hào.
Chiến tuyến gần như bất động trong thời gian dài – tương tự Thế chiến thứ nhất và Nội chiến Tây Ban Nha – và chỉ đến khi một bên không thể tiếp tục, cục diện mới thay đổi.
Nga nỗ lực tăng cường lực lượng
Sau khi thất bại trong việc lật đổ chính phủ Ukraine vào đầu cuộc chiến năm 2022, Nga chuyển sang chiến lược tiêu hao. Dù phải rút lui ở Kiev, Kharkov và Kherson, Nga đã bảo toàn lực lượng nòng cốt và từ đó xây dựng lực lượng mới. Nga hiện đang tuyển thêm khoảng 30.000 binh sĩ mỗi tháng, trong khi chỉ có khoảng 7.200 người chết và 10.800 người quay lại chiến đấu sau khi hồi phục mỗi tháng – nghĩa là quân số vẫn đang tăng đều.
Quân đội Nga hiện có khoảng 1,5 triệu binh lính được huấn luyện và trang bị, cùng với sự hỗ trợ hậu cần được cho là từ Triều Tiên và Iran. Họ cũng được lợi thế từ hệ thống nghĩa vụ quân sự bắt buộc, giúp có sẵn một lượng lớn thanh niên được huấn luyện cơ bản.
Tuy nhiên, điểm yếu của Nga nằm ở hệ thống sĩ quan cấp cao do tình trạng tham nhũng, quan liêu được cho là vẫn diễn ra.
Ukraine hứng tổn thất nặng nề, suy giảm năng lực chiến đấu
Ngược lại, Ukraine đang rơi vào khủng hoảng nhân lực và vật lực nghiêm trọng. Với dân số chỉ bằng 1/3 của Nga, Ukraine không thể cạnh tranh về số lượng quân hay sản lượng đạn pháo.
Lãnh đạo Ukraine cũng nhiều lần đặt mục tiêu tuyên truyền trên truyền thông cao hơn ưu tiên quân sự, dẫn đến những trận chiến đầy tổn thất, mất mát lớn như Bakhmut và Krinki.
Tại Bakhmut, dù không có giá trị chiến lược đáng kể, Ukraine vẫn cố giữ thành phố suốt 8 tháng. Ước tính có từ 48.000 đến 96.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng ở Bakhmut, trong khi Nga chỉ mất khoảng 13.000. Tại Krinki, theo đề xuất của Anh, Ukraine đã mở một chiến dịch vượt sông Dnipro hoàn toàn bất khả thi về mặt hậu cần, dẫn tới thiệt hại nặng nề và toàn bộ lực lượng thủy quân lục chiến của nước này đã bị xóa sổ.
Tổng tổn thất của Ukraine hiện ước đạt khoảng 1,5 triệu người (cả thiệt mạng và thương tật vĩnh viễn), với khoảng 800.000 - 1 triệu binh sĩ còn hoạt động. Tinh thần binh lính cũng đang xuống thấp. Ước tính, trong năm 2024, có tới 100.000 lính Ukraine đào ngũ. Tân binh thậm chí bị "bắt quân dịch ngoài đường", không muốn chiến đấu. Một đơn vị mới – Lữ đoàn 155 – đã mất gần 1.700 người trong số 6.000 binh sĩ do đào ngũ trước khi ra chiến tuyến.
Ukraine cũng cạn kiệt vũ khí. Kho dự trữ của phương Tây đã gần như trống rỗng, kể cả tên lửa tầm xa. Vũ khí duy nhất còn tạo khác biệt cho Ukraine là UAV – nhưng Nga hiện có nhiều UAV hơn, nhờ nhập khẩu không giới hạn từ Trung Quốc và lợi thế công nghiệp.
Tình thế đàm phán và nguy cơ sụp đổ
Hiện tại, Ukraine vẫn kiểm soát phần lớn lãnh thổ, nhưng nếu xu hướng hiện nay tiếp diễn, quân đội nước này có thể sụp đổ trong vòng 6-12 tháng. Đưa ra điều kiện tiên quyết để đàm phán hòa bình, Nga đang yêu cầu Ukraine chấp nhận mất Crimea và 4 tỉnh khác, không gia nhập NATO và EU, và trao quyền đặc biệt cho người nói tiếng Nga.
Nếu quân đội Ukraine sụp đổ, Nga có thể tiếp tục chiếm toàn bộ miền Nam và miền Đông Ukraine – các tỉnh như Kharkov, Odesa, Mykolaiv, Poltava và Dnipropetrovsk. Họ có thể yêu cầu trưng cầu dân ý ở các khu vực như Transcarpathia hoặc Bukovina – đe dọa cả sự thống nhất của NATO nếu một số nước được “mua chuộc” bằng đất đai.
Ukraine cần một lệnh ngừng bắn ngay để củng cố lực lượng và cải thiện vị thế trong đàm phán. Tuy nhiên, Nga lại có lý do để từ chối, bởi họ đang có đà chiến thắng và muốn kéo dài đàm phán để giành thêm đất.
Phương Tây đánh cược vào Ukraine – và đang thua đậm
Phương Tây đã đặt cược cả danh tiếng và vai trò lãnh đạo vào cuộc chiến ở Ukraine. Nếu thua – tức là Ukraine sụp đổ – thì không chỉ thất bại quân sự, mà cả vị thế mềm và kinh tế của phương Tây cũng bị đe dọa.
Trật tự tự do dựa trên phương Tây có thể bị thay thế bởi một hệ thống mới, nơi “sức mạnh quân sự” lại trở thành chuẩn mực.
Mỹ dường như đã nhận ra điều này và muốn rút lui trong danh dự bằng cách đàm phán. Việc từ bỏ cam kết cho Ukraine gia nhập NATO là dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump nghiêng về giải pháp đàm phán hơn là kéo dài chiến tranh.
Trong khi đó, EU vẫn tiếp tục cam kết “hỗ trợ đến cùng”, nhưng không có đủ năng lực quân sự – một niềm tin mù quáng dựa trên khẩu hiệu hơn là thực lực.
Nhìn chung, thời gian dường như đang chống lại Ukraine. Quân đội của họ vẫn còn, nhưng ngày càng yếu đi vì thiếu nhân lực, vũ khí và ý chí chiến đấu. Nếu không có lệnh ngừng bắn và chiến lược mới, nguy cơ sụp đổ toàn diện là có thật.
Trong khi đó, Nga đang trên đà giành thắng lợi, và điều này sẽ làm rung chuyển toàn bộ châu Âu – cả về an ninh lẫn chính trị. Phương Tây đang đối mặt với một lựa chọn khó khăn: chấp nhận đàm phán theo điều kiện của Nga ngay bây giờ – hoặc liều lĩnh chờ đợi kết quả gần như chắc chắn sẽ tồi tệ hơn.

Một nhóm binh sĩ Ukraine. Ảnh Russia Matters.
Trong bài bình luận trên Russia Matters, tác giả Alex Vershinin - một trung tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, người từng chiến đấu ở Iraq, Afghanistan và phục vụ trong NATO nhấn mạnh, việc Tổng thống Donald Trump tái đắc cử đã làm thay đổi chính sách của Mỹ với Ukraine, chuyển từ cam kết hỗ trợ Kiev “cho đến khi chiến thắng” sang thúc đẩy một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán.
Tuy nhiên, kết quả các cuộc đàm phán sẽ phụ thuộc lớn vào tình hình trên chiến trường. Bên nào nắm ưu thế, bên đó có tiếng nói quyết định.
Đối với phương Tây, kết quả của cuộc chiến này không chỉ là chuyện sống còn của Ukraine mà còn là tương lai của trật tự thế giới dựa trên luật lệ mà họ dẫn dắt suốt nhiều thế kỷ. Một thất bại có thể làm sụp đổ vai trò lãnh đạo toàn cầu của phương Tây, mở đường cho trật tự đa cực mà nhiều nước đang mong đợi, ông Vershinin viết trên Russia Matters - một dự án được Trung tâm Khoa học và Quan hệ Quốc tế Belfer thuộc Trường Harvard Kennedy của Mỹ khởi xướng vào năm 2016.
Chiến tranh tiêu hao – cuộc đua về sức bền
Cuộc chiến tại Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao. Trong loại chiến tranh này, việc giành đất không còn quan trọng bằng khả năng duy trì lực lượng, huấn luyện, trang bị và giữ tinh thần dân chúng. Việc xây dựng đơn vị chiến đấu có tính gắn kết cao, đủ sức thực hiện các chiến thuật phức tạp là yếu tố then chốt. Khi các đơn vị mất quá nhiều binh lính, họ gần như chỉ còn đủ sức giữ chiến hào.
Chiến tuyến gần như bất động trong thời gian dài – tương tự Thế chiến thứ nhất và Nội chiến Tây Ban Nha – và chỉ đến khi một bên không thể tiếp tục, cục diện mới thay đổi.
Nga nỗ lực tăng cường lực lượng
Sau khi thất bại trong việc lật đổ chính phủ Ukraine vào đầu cuộc chiến năm 2022, Nga chuyển sang chiến lược tiêu hao. Dù phải rút lui ở Kiev, Kharkov và Kherson, Nga đã bảo toàn lực lượng nòng cốt và từ đó xây dựng lực lượng mới. Nga hiện đang tuyển thêm khoảng 30.000 binh sĩ mỗi tháng, trong khi chỉ có khoảng 7.200 người chết và 10.800 người quay lại chiến đấu sau khi hồi phục mỗi tháng – nghĩa là quân số vẫn đang tăng đều.
Quân đội Nga hiện có khoảng 1,5 triệu binh lính được huấn luyện và trang bị, cùng với sự hỗ trợ hậu cần được cho là từ Triều Tiên và Iran. Họ cũng được lợi thế từ hệ thống nghĩa vụ quân sự bắt buộc, giúp có sẵn một lượng lớn thanh niên được huấn luyện cơ bản.
Tuy nhiên, điểm yếu của Nga nằm ở hệ thống sĩ quan cấp cao do tình trạng tham nhũng, quan liêu được cho là vẫn diễn ra.
Ukraine hứng tổn thất nặng nề, suy giảm năng lực chiến đấu
Ngược lại, Ukraine đang rơi vào khủng hoảng nhân lực và vật lực nghiêm trọng. Với dân số chỉ bằng 1/3 của Nga, Ukraine không thể cạnh tranh về số lượng quân hay sản lượng đạn pháo.
Lãnh đạo Ukraine cũng nhiều lần đặt mục tiêu tuyên truyền trên truyền thông cao hơn ưu tiên quân sự, dẫn đến những trận chiến đầy tổn thất, mất mát lớn như Bakhmut và Krinki.
Tại Bakhmut, dù không có giá trị chiến lược đáng kể, Ukraine vẫn cố giữ thành phố suốt 8 tháng. Ước tính có từ 48.000 đến 96.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng ở Bakhmut, trong khi Nga chỉ mất khoảng 13.000. Tại Krinki, theo đề xuất của Anh, Ukraine đã mở một chiến dịch vượt sông Dnipro hoàn toàn bất khả thi về mặt hậu cần, dẫn tới thiệt hại nặng nề và toàn bộ lực lượng thủy quân lục chiến của nước này đã bị xóa sổ.
Tổng tổn thất của Ukraine hiện ước đạt khoảng 1,5 triệu người (cả thiệt mạng và thương tật vĩnh viễn), với khoảng 800.000 - 1 triệu binh sĩ còn hoạt động. Tinh thần binh lính cũng đang xuống thấp. Ước tính, trong năm 2024, có tới 100.000 lính Ukraine đào ngũ. Tân binh thậm chí bị "bắt quân dịch ngoài đường", không muốn chiến đấu. Một đơn vị mới – Lữ đoàn 155 – đã mất gần 1.700 người trong số 6.000 binh sĩ do đào ngũ trước khi ra chiến tuyến.
Ukraine cũng cạn kiệt vũ khí. Kho dự trữ của phương Tây đã gần như trống rỗng, kể cả tên lửa tầm xa. Vũ khí duy nhất còn tạo khác biệt cho Ukraine là UAV – nhưng Nga hiện có nhiều UAV hơn, nhờ nhập khẩu không giới hạn từ Trung Quốc và lợi thế công nghiệp.
Tình thế đàm phán và nguy cơ sụp đổ
Hiện tại, Ukraine vẫn kiểm soát phần lớn lãnh thổ, nhưng nếu xu hướng hiện nay tiếp diễn, quân đội nước này có thể sụp đổ trong vòng 6-12 tháng. Đưa ra điều kiện tiên quyết để đàm phán hòa bình, Nga đang yêu cầu Ukraine chấp nhận mất Crimea và 4 tỉnh khác, không gia nhập NATO và EU, và trao quyền đặc biệt cho người nói tiếng Nga.
Nếu quân đội Ukraine sụp đổ, Nga có thể tiếp tục chiếm toàn bộ miền Nam và miền Đông Ukraine – các tỉnh như Kharkov, Odesa, Mykolaiv, Poltava và Dnipropetrovsk. Họ có thể yêu cầu trưng cầu dân ý ở các khu vực như Transcarpathia hoặc Bukovina – đe dọa cả sự thống nhất của NATO nếu một số nước được “mua chuộc” bằng đất đai.
Ukraine cần một lệnh ngừng bắn ngay để củng cố lực lượng và cải thiện vị thế trong đàm phán. Tuy nhiên, Nga lại có lý do để từ chối, bởi họ đang có đà chiến thắng và muốn kéo dài đàm phán để giành thêm đất.
Phương Tây đánh cược vào Ukraine – và đang thua đậm
Phương Tây đã đặt cược cả danh tiếng và vai trò lãnh đạo vào cuộc chiến ở Ukraine. Nếu thua – tức là Ukraine sụp đổ – thì không chỉ thất bại quân sự, mà cả vị thế mềm và kinh tế của phương Tây cũng bị đe dọa.
Trật tự tự do dựa trên phương Tây có thể bị thay thế bởi một hệ thống mới, nơi “sức mạnh quân sự” lại trở thành chuẩn mực.
Mỹ dường như đã nhận ra điều này và muốn rút lui trong danh dự bằng cách đàm phán. Việc từ bỏ cam kết cho Ukraine gia nhập NATO là dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump nghiêng về giải pháp đàm phán hơn là kéo dài chiến tranh.
Trong khi đó, EU vẫn tiếp tục cam kết “hỗ trợ đến cùng”, nhưng không có đủ năng lực quân sự – một niềm tin mù quáng dựa trên khẩu hiệu hơn là thực lực.
Nhìn chung, thời gian dường như đang chống lại Ukraine. Quân đội của họ vẫn còn, nhưng ngày càng yếu đi vì thiếu nhân lực, vũ khí và ý chí chiến đấu. Nếu không có lệnh ngừng bắn và chiến lược mới, nguy cơ sụp đổ toàn diện là có thật.
Trong khi đó, Nga đang trên đà giành thắng lợi, và điều này sẽ làm rung chuyển toàn bộ châu Âu – cả về an ninh lẫn chính trị. Phương Tây đang đối mặt với một lựa chọn khó khăn: chấp nhận đàm phán theo điều kiện của Nga ngay bây giờ – hoặc liều lĩnh chờ đợi kết quả gần như chắc chắn sẽ tồi tệ hơn.
Nguồn: Dân Việt