Nghe theo những lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người tìm cách chữa ung thư bằng đắp thuốc nam, uống nước kiềm hay tháo thụt đại tràng, nhịn ăn... phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Bệnh nhân ung thư nhập viện do tự tháo thụt đại tràng tại nhà - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Tâm lý "có bệnh vái tứ phương", nhiều bệnh nhân ung thư suýt chết vì chữa bệnh theo phương pháp lạ.
Chị H. đã làm theo phương pháp này trong vòng 2 tháng. Sau đó phát hiện đi tiểu ra phân, lúc này chị mới lo lắng đến bệnh viện kiểm tra.
Tại Bệnh viện Việt Đức, sau khi chụp cắt lớp ổ bụng và soi đại tràng, bàng quang, các bác sĩ chẩn đoán xác định chị H. bị rò trực tràng bàng quang. Nguyên nhân do tự thụt rửa đại tràng không đúng cách.
Các bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u di căn vào bàng quang và đại tràng của bệnh nhân. Đồng thời dẫn lưu bàng quang, phải làm hậu môn nhân tạo. Hiện tại bệnh nhân ăn uống, đi lại bình thường và đã được xuất viện.
Cũng với tâm lý mắc bệnh ung thư là nhận "án tử", bà M. (58 tuổi, tỉnh Phú Thọ) đã biết mình mắc ung thư vú từ 2 năm trước nhưng không điều trị mà tự về nhà đắp thuốc nam. Suốt 2 năm điều trị bằng thuốc nam, sức khỏe không những không cải thiện, bà M. còn phải nhập viện trong tình trạng vú phải vỡ loét, chảy máu, hoại tử.
Bà M. chia sẻ do nhiều người mách đắp thuốc nam có thể điều trị ung thư nên bà làm theo. Tuy nhiên, bệnh không đỡ mà ngày càng nặng hơn. Khối u ngày càng to, biến dạng sùi loét, chảy máu khiến người bệnh vô cùng đau đớn.
Bà đến bệnh viện trong tình trạng suy kiệt, khối u vú phải kích thước lớn, vỡ chảy dịch, thâm nhiễm rộng tổ chức da vùng ngực, di căn hạch và di căn xa nhiều nơi. Với tình trạng hiện tại, các bác sĩ không thể điều trị triệt căn mà chỉ có thể điều trị triệu chứng để bệnh không tiến triển quá nhanh, kéo dài hơn sự sống, giảm sự đau đớn cho người bệnh.
Khủng hoảng hơn, mạng xã hội còn truyền tai nhau phương pháp nhịn ăn, uống nước kiềm có thể chữa ung thư. Không ít bệnh nhân sau khi áp dụng những phương pháp thiếu khoa học này đã phải nhập viện vì sức khỏe suy kiệt, nguy cơ tử vong cao, bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất.
Nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân ung thư sợ đụng "dao kéo" vì quan niệm nếu thực hiện phẫu thuật sẽ khiến ung thư lây lan nhanh hơn. TS Nguyễn Diệu Linh, phó trưởng khoa khám bệnh Tân Triều, Bệnh viện K, cho hay nguyên tắc của phẫu thuật ung thư là cắt bỏ, lấy rộng tất cả những vùng xung quanh khối u, hạn chế tế bào khối u còn tồn tại.
"Việc phẫu thuật sẽ không cấy và gieo rắc thêm tế bào ung thư như lời truyền tụng. Vì vậy, phẫu thuật cắt bỏ khối u khi có chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết để tốt hơn cho bệnh nhân", BS Linh cho hay.
Theo ông Phạm Văn Bình, phó giám đốc Bệnh viện K, tại Việt Nam ước tính mỗi năm có trên 182.000 ca mắc ung thư mới, trong đó có những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung chỉ mới 15 tuổi. Tuy nhiên, cũng có tới 60% bệnh ung thư được chữa khỏi bằng phẫu thuật đơn thuần.
"Trong đó, lĩnh vực ung thư là điều trị đa mô thức: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, dinh dưỡng và các phương pháp khác. Trong đó phẫu thuật đã, đang và sẽ vẫn là một trong những phương pháp mang tính chất triệt căn lớn nhất. Với 200 loại bệnh ung thư được thống kê thì có tới 60% trong số đó có thể khỏi bệnh bằng phẫu thuật đơn thuần nếu được chẩn đoán sớm.
Trong đó, phẫu thuật robot là phương pháp phẫu thuật hiện đại nhất hiện nay với nhiều ưu điểm như hạn chế mất máu, sử dụng hình ảnh 3D giúp phẫu thuật viên xử lý tốt hơn, nạo vét hạch tốt hơn, giúp bác sĩ cắt bỏ được tế bào ung thư, bảo vệ được các cơ quan lành", ông Bình nói.
BS Linh cũng cho hay không ít người khi biết mình bị ung thư đã không đến ngay các cơ sở y tế để điều trị, chữa bệnh tuân theo phác đồ của bác sĩ mà nghe theo các lời mách bảo truyền miệng dùng, uống các loại thuốc lá, thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
"Đây là hành động vô tình làm người bệnh tự đánh mất đi thời gian vàng điều trị bệnh. Sau khi điều trị bằng thuốc lá không có hiệu quả, bệnh nặng lên, người bệnh mới quay trở lại điều trị theo lộ trình của bác sĩ thì đã muộn.
Vì vậy, phải luôn tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Chỉ sử dụng phương pháp thay thế điều trị khi đã kết thúc liệu trình. Tuyệt đối không nên bỏ dở liệu trình mà bác sĩ đang điều trị để nghe theo những lời đồn thổi, tự ý dùng các biện pháp khác điều trị ung thư như dùng các loại lá, loại thuốc được mách bảo", BS Linh khuyến cáo.
TS Phạm Vũ Hùng, trưởng khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn Bệnh viện Việt Đức, khuyến cáo hiện nay có rất nhiều thông tin lan truyền trên mạng xã hội về các phương pháp chữa ung thư.
"Có rất nhiều người tin vào quảng cáo trên mạng và đi theo những hướng dẫn, như bệnh nhân thụt rửa đại tràng chữa bệnh vừa phải nhập viện vừa qua.
Đây là phương pháp phản khoa học, đặc biệt là bệnh nhân ung thư. Người dân cần lưu ý khi nhận thấy các triệu chứng bất thường nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời", bác sĩ Hùng khuyến cáo.
Tâm lý "có bệnh vái tứ phương", nhiều bệnh nhân ung thư suýt chết vì chữa bệnh theo phương pháp lạ.
Bỗng dưng thụt rửa đại tràng
Từng mổ cắt tử cung phần phụ vì mắc ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện K cách đây 18 tháng, sau điều trị chị M.L.H. (43 tuổi, Hà Nội) phải điều trị hóa chất và trị liệu. Sau khi điều trị, chị H. nghe theo một nhóm Facebook, hướng dẫn tự thụt rửa đại tràng bằng nước để chữa ung thư.Chị H. đã làm theo phương pháp này trong vòng 2 tháng. Sau đó phát hiện đi tiểu ra phân, lúc này chị mới lo lắng đến bệnh viện kiểm tra.
Tại Bệnh viện Việt Đức, sau khi chụp cắt lớp ổ bụng và soi đại tràng, bàng quang, các bác sĩ chẩn đoán xác định chị H. bị rò trực tràng bàng quang. Nguyên nhân do tự thụt rửa đại tràng không đúng cách.
Các bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u di căn vào bàng quang và đại tràng của bệnh nhân. Đồng thời dẫn lưu bàng quang, phải làm hậu môn nhân tạo. Hiện tại bệnh nhân ăn uống, đi lại bình thường và đã được xuất viện.
Cũng với tâm lý mắc bệnh ung thư là nhận "án tử", bà M. (58 tuổi, tỉnh Phú Thọ) đã biết mình mắc ung thư vú từ 2 năm trước nhưng không điều trị mà tự về nhà đắp thuốc nam. Suốt 2 năm điều trị bằng thuốc nam, sức khỏe không những không cải thiện, bà M. còn phải nhập viện trong tình trạng vú phải vỡ loét, chảy máu, hoại tử.
Bà M. chia sẻ do nhiều người mách đắp thuốc nam có thể điều trị ung thư nên bà làm theo. Tuy nhiên, bệnh không đỡ mà ngày càng nặng hơn. Khối u ngày càng to, biến dạng sùi loét, chảy máu khiến người bệnh vô cùng đau đớn.
Bà đến bệnh viện trong tình trạng suy kiệt, khối u vú phải kích thước lớn, vỡ chảy dịch, thâm nhiễm rộng tổ chức da vùng ngực, di căn hạch và di căn xa nhiều nơi. Với tình trạng hiện tại, các bác sĩ không thể điều trị triệt căn mà chỉ có thể điều trị triệu chứng để bệnh không tiến triển quá nhanh, kéo dài hơn sự sống, giảm sự đau đớn cho người bệnh.
Khủng hoảng hơn, mạng xã hội còn truyền tai nhau phương pháp nhịn ăn, uống nước kiềm có thể chữa ung thư. Không ít bệnh nhân sau khi áp dụng những phương pháp thiếu khoa học này đã phải nhập viện vì sức khỏe suy kiệt, nguy cơ tử vong cao, bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất.
Ớn với quan niệm mổ làm ung thư lây lan nhanh
Nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân ung thư sợ đụng "dao kéo" vì quan niệm nếu thực hiện phẫu thuật sẽ khiến ung thư lây lan nhanh hơn. TS Nguyễn Diệu Linh, phó trưởng khoa khám bệnh Tân Triều, Bệnh viện K, cho hay nguyên tắc của phẫu thuật ung thư là cắt bỏ, lấy rộng tất cả những vùng xung quanh khối u, hạn chế tế bào khối u còn tồn tại.
"Việc phẫu thuật sẽ không cấy và gieo rắc thêm tế bào ung thư như lời truyền tụng. Vì vậy, phẫu thuật cắt bỏ khối u khi có chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết để tốt hơn cho bệnh nhân", BS Linh cho hay.
Theo ông Phạm Văn Bình, phó giám đốc Bệnh viện K, tại Việt Nam ước tính mỗi năm có trên 182.000 ca mắc ung thư mới, trong đó có những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung chỉ mới 15 tuổi. Tuy nhiên, cũng có tới 60% bệnh ung thư được chữa khỏi bằng phẫu thuật đơn thuần.
"Trong đó, lĩnh vực ung thư là điều trị đa mô thức: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, dinh dưỡng và các phương pháp khác. Trong đó phẫu thuật đã, đang và sẽ vẫn là một trong những phương pháp mang tính chất triệt căn lớn nhất. Với 200 loại bệnh ung thư được thống kê thì có tới 60% trong số đó có thể khỏi bệnh bằng phẫu thuật đơn thuần nếu được chẩn đoán sớm.
Trong đó, phẫu thuật robot là phương pháp phẫu thuật hiện đại nhất hiện nay với nhiều ưu điểm như hạn chế mất máu, sử dụng hình ảnh 3D giúp phẫu thuật viên xử lý tốt hơn, nạo vét hạch tốt hơn, giúp bác sĩ cắt bỏ được tế bào ung thư, bảo vệ được các cơ quan lành", ông Bình nói.
BS Linh cũng cho hay không ít người khi biết mình bị ung thư đã không đến ngay các cơ sở y tế để điều trị, chữa bệnh tuân theo phác đồ của bác sĩ mà nghe theo các lời mách bảo truyền miệng dùng, uống các loại thuốc lá, thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
"Đây là hành động vô tình làm người bệnh tự đánh mất đi thời gian vàng điều trị bệnh. Sau khi điều trị bằng thuốc lá không có hiệu quả, bệnh nặng lên, người bệnh mới quay trở lại điều trị theo lộ trình của bác sĩ thì đã muộn.
Vì vậy, phải luôn tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Chỉ sử dụng phương pháp thay thế điều trị khi đã kết thúc liệu trình. Tuyệt đối không nên bỏ dở liệu trình mà bác sĩ đang điều trị để nghe theo những lời đồn thổi, tự ý dùng các biện pháp khác điều trị ung thư như dùng các loại lá, loại thuốc được mách bảo", BS Linh khuyến cáo.
TS Phạm Vũ Hùng, trưởng khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn Bệnh viện Việt Đức, khuyến cáo hiện nay có rất nhiều thông tin lan truyền trên mạng xã hội về các phương pháp chữa ung thư.
"Có rất nhiều người tin vào quảng cáo trên mạng và đi theo những hướng dẫn, như bệnh nhân thụt rửa đại tràng chữa bệnh vừa phải nhập viện vừa qua.
Đây là phương pháp phản khoa học, đặc biệt là bệnh nhân ung thư. Người dân cần lưu ý khi nhận thấy các triệu chứng bất thường nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời", bác sĩ Hùng khuyến cáo.
Đã có nhiều phương pháp trị ung thư hiệu quả
Trước đây, nhiều bệnh nhân nghĩ rằng mắc ung thư có nghĩa là đã nhận "án tử". Thế nhưng với sự phát triển của y học hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư hiệu quả, kéo dài sự sống cho người bệnh.
Ví dụ đối với bệnh nhân ung thư vú, theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 21.555 ca mắc mới ung thư vú, chiếm 25,8% tổng số các bệnh ung thư ở nữ giới. Khi phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi của ung thư vú lên tới hơn 90%...
Hay tỉ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư buồng trứng tùy thuộc vào việc phát hiện và điều trị, ở giai đoạn sớm có thể đến 80%, song giai đoạn 4 chỉ dưới 5%.
Phó giám đốc Bệnh viện K cho hay điều trị ung thư có thể thực hiện bằng phẫu thuật đơn thuần, điều kiện quan trọng nhất là phải phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Ở giai đoạn này việc phẫu thuật sẽ lấy toàn bộ tổn thương ung thư, xử lý triệt để căn nguyên.
Các phương pháp khác như điều trị hóa - xạ trị, nhưng đây là những phương pháp bổ trợ. Với sự phát triển của các phương pháp điều trị ung thư ngày càng phát triển, tỉ lệ điều trị khỏi, kéo dài sự sống cho bệnh nhân ngày càng cao. Nguồn: Tuổi trẻ