Hồng Chương
Thành viên nổi tiếng
Ngày 3/1, hơn 100 cảnh sát Hàn Quốc mang theo lệnh bắt giữ trong tay nhưng cuối cùng vẫn không làm gì được Tổng thống Yoon Suk-yeol, dù đã bao vây tư dinh của ông tới 6 tiếng đồng hồ.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu trước toàn dân tại dinh thự của ông ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 14/12/2024 (Ảnh: Reuters).
Theo truyền thông địa phương, lực lượng cảnh sát phải đối đầu với đội ngũ an ninh của ông Yoon khi đó liên kết thành một "bức tường người" và sử dụng xe ô tô để chặn đường nhóm bắt giữ.
Một tháng vừa qua là khoảng thời gian chưa từng có tiền lệ đối với nền chính trị Hàn Quốc.
Sau khi bị luận tội vào ngày 14/12, quyền lực tổng thống của Tổng thống Yoon Suk-yeol bị đình chỉ nhưng ông vẫn tại vị, giữ quyền miễn trừ đối với hầu hết các cáo buộc, ngoại trừ cáo buộc nổi loạn hoặc ph.ản quốc. Thủ tướng Han Duck-soo do ông Yoon bổ nhiệm đang tạm quyền Tổng thống.
Tòa án Hiến pháp phải quyết định trong vòng 180 ngày xem có nên bãi nhiệm ông Yoon khỏi chức vụ tổng thống hay không, hoặc bác bỏ luận tội và khôi phục quyền lực của ông. Nếu tòa án cách chức ông Yoon hoặc ông từ chức, một cuộc bầu cử tổng thống sẽ phải được tổ chức trong vòng 60 ngày.
Việc liên tiếp từ chối hầu tòa sau 3 lần bị triệu tập đã khiến ông Yoon phải đối diện với lệnh bắt giữ nêu trên.
Mặc dù không còn nắm giữ quyền lực nhưng ông Yoon vẫn quy tụ được số đông người ủng hộ. Hàng nghìn người trong số họ đã tập hợp thành những hàng rào chắn bên ngoài nhà ông vào sáng 3/1 để phản đối việc bắt giữ.
Hàng rào bảo vệ từ lực lượng an ninh trung thành
Cho dù ông Yoon đã bị tước bỏ hết các quyền lực của một tổng thống sau khi Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu luận tội nhưng ông vẫn có quyền được bảo vệ an ninh. Chính đội ngũ an ninh này đã đóng vai trò chủ chốt trong việc ngăn cản lệnh bắt giữ ngày 3/1.
"Cơ quan an ninh bảo vệ tổng thống (PSS) có thể đã trung thành với ông Yoon quá giới hạn cho phép hoặc diễn giải sai lệch vai trò thực thi pháp lý và hiến pháp của họ", Mason Richey, phó giáo sư tại Đại học Ngoại ngữ Hankuk ở Seoul cho biết.
Do ông Yoon đã bị đình chỉ chức vụ, đáng lẽ ra PSS cần nghe theo lệnh từ quyền Tổng thống Choi Sang-mok.
"Hoặc là họ không nhận được chỉ thị từ quyền Tổng thống Choi là phải rút phong tỏa, hoặc họ từ chối tuân lệnh ông", phó giáo sư Richey nhận định.
Những người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk-yeol đụng độ với cảnh sát sau khi các điều tra viên không bắt được ông ngày 3/1 (Ảnh: Reuters).
Một số chuyên gia thì cho rằng các sĩ quan an ninh đã thể hiện "lòng trung thành vô điều kiện" với ông Yoon, thay vì chỉ với văn phòng tổng thống. Chỉ huy lực lượng PSS Park Jong-joon chính là người được ông Yoon bổ nhiệm hồi tháng 9/2024.
"Cũng có thể, ông Yoon đã đưa vào tổ chức này những người tuyệt đối trung thành với mình để phòng ngừa nguy cơ xảy ra tình huống như thế này", luật sư và chuyên gia về Hàn Quốc Christopher Jumin Lee cho biết.
Bế tắc chính trị đang diễn ra đã phản ánh sự phân cực sâu sắc trong chính trường Hàn Quốc hiện nay. Một bên là những người ủng hộ ông Yoon và quyết định áp đặt thiết quân luật, còn bên kia là những người phản đối.
Tuy nhiên, sự khác biệt chưa dừng lại ở đó. Phần lớn người dân Hàn Quốc đồng ý rằng tuyên bố thiết quân luật của ông Yoon ngày 3/12/2024 là sai và ông cần phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình nhưng họ không thể thống nhất về việc trách nhiệm giải trình sẽ như thế nào.
"Các bên liên quan không đồng ý về quy trình, thủ tục và cơ sở pháp lý của nhau. Điều này đã làm gia tăng thêm sự bất ổn chính trị hiện nay", bà Duyeon Kim, chuyên viên cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ mới nhận xét.
Chính yếu tố bất ổn đó đang là nguyên nhân của những đối đầu căng thẳng như cuộc đối đầu diễn ra bên trong và bên ngoài dinh thự Tổng thống Yoon ngày 3/1.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu trước toàn dân tại dinh thự của ông ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 14/12/2024 (Ảnh: Reuters).
Theo truyền thông địa phương, lực lượng cảnh sát phải đối đầu với đội ngũ an ninh của ông Yoon khi đó liên kết thành một "bức tường người" và sử dụng xe ô tô để chặn đường nhóm bắt giữ.
Một tháng vừa qua là khoảng thời gian chưa từng có tiền lệ đối với nền chính trị Hàn Quốc.
Sau khi bị luận tội vào ngày 14/12, quyền lực tổng thống của Tổng thống Yoon Suk-yeol bị đình chỉ nhưng ông vẫn tại vị, giữ quyền miễn trừ đối với hầu hết các cáo buộc, ngoại trừ cáo buộc nổi loạn hoặc ph.ản quốc. Thủ tướng Han Duck-soo do ông Yoon bổ nhiệm đang tạm quyền Tổng thống.
Tòa án Hiến pháp phải quyết định trong vòng 180 ngày xem có nên bãi nhiệm ông Yoon khỏi chức vụ tổng thống hay không, hoặc bác bỏ luận tội và khôi phục quyền lực của ông. Nếu tòa án cách chức ông Yoon hoặc ông từ chức, một cuộc bầu cử tổng thống sẽ phải được tổ chức trong vòng 60 ngày.
Việc liên tiếp từ chối hầu tòa sau 3 lần bị triệu tập đã khiến ông Yoon phải đối diện với lệnh bắt giữ nêu trên.
Mặc dù không còn nắm giữ quyền lực nhưng ông Yoon vẫn quy tụ được số đông người ủng hộ. Hàng nghìn người trong số họ đã tập hợp thành những hàng rào chắn bên ngoài nhà ông vào sáng 3/1 để phản đối việc bắt giữ.
Hàng rào bảo vệ từ lực lượng an ninh trung thành
Cho dù ông Yoon đã bị tước bỏ hết các quyền lực của một tổng thống sau khi Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu luận tội nhưng ông vẫn có quyền được bảo vệ an ninh. Chính đội ngũ an ninh này đã đóng vai trò chủ chốt trong việc ngăn cản lệnh bắt giữ ngày 3/1.
"Cơ quan an ninh bảo vệ tổng thống (PSS) có thể đã trung thành với ông Yoon quá giới hạn cho phép hoặc diễn giải sai lệch vai trò thực thi pháp lý và hiến pháp của họ", Mason Richey, phó giáo sư tại Đại học Ngoại ngữ Hankuk ở Seoul cho biết.
Do ông Yoon đã bị đình chỉ chức vụ, đáng lẽ ra PSS cần nghe theo lệnh từ quyền Tổng thống Choi Sang-mok.
"Hoặc là họ không nhận được chỉ thị từ quyền Tổng thống Choi là phải rút phong tỏa, hoặc họ từ chối tuân lệnh ông", phó giáo sư Richey nhận định.
Một số chuyên gia thì cho rằng các sĩ quan an ninh đã thể hiện "lòng trung thành vô điều kiện" với ông Yoon, thay vì chỉ với văn phòng tổng thống. Chỉ huy lực lượng PSS Park Jong-joon chính là người được ông Yoon bổ nhiệm hồi tháng 9/2024.
"Cũng có thể, ông Yoon đã đưa vào tổ chức này những người tuyệt đối trung thành với mình để phòng ngừa nguy cơ xảy ra tình huống như thế này", luật sư và chuyên gia về Hàn Quốc Christopher Jumin Lee cho biết.
Bế tắc chính trị đang diễn ra đã phản ánh sự phân cực sâu sắc trong chính trường Hàn Quốc hiện nay. Một bên là những người ủng hộ ông Yoon và quyết định áp đặt thiết quân luật, còn bên kia là những người phản đối.
Tuy nhiên, sự khác biệt chưa dừng lại ở đó. Phần lớn người dân Hàn Quốc đồng ý rằng tuyên bố thiết quân luật của ông Yoon ngày 3/12/2024 là sai và ông cần phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình nhưng họ không thể thống nhất về việc trách nhiệm giải trình sẽ như thế nào.
"Các bên liên quan không đồng ý về quy trình, thủ tục và cơ sở pháp lý của nhau. Điều này đã làm gia tăng thêm sự bất ổn chính trị hiện nay", bà Duyeon Kim, chuyên viên cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ mới nhận xét.
Chính yếu tố bất ổn đó đang là nguyên nhân của những đối đầu căng thẳng như cuộc đối đầu diễn ra bên trong và bên ngoài dinh thự Tổng thống Yoon ngày 3/1.
Nguồn: Dân Trí
Sửa lần cuối: